daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí báo cáo

Để hoàn thành nghiên cứu này, bên cạnh những nổ lực của bản thân, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Lệ Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em xin chân thành Thank đến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Phú Xuân, cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội - nhân văn, ngành Lịch sử, đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích.
- Thầy Trần Văn Quyến, đã giúp em sưu tầm các nguồn tài liệu đặc biệt giá trị để hỗ trợ em hoàn thành bài nghiên cứu.
Là một bài nghiên cứu vì vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn vì vậy tui xin được sự góp ý chân thành của tất cả những người quan tâm đến.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và đảo Việt Nam nằm ở khoảng giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, hội được nhiều thuận lợi cho giao thương, cho tiếp xúc, hội nhập về kinh tế, về văn hóa, nhất là trong cách mạng thương nghiệp, cách mạng công nghiệp, thời đại mà chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tìm đường bành trướng sang phương Đông.
Thế nhưng, biển và đảo trong hoàn cảnh đổi thay của thế giới, lại trở thành mối nguy hiểm thường xuyên cho đất nước trước nguy cơ xâm lược và thôn tính của kẻ thù cả ở phương Đông và phương Tây, ở cả phía Nam và phía Bắc. Trong bối cảnh lịch sử đó, việc tiến ra Biển Đông, không chỉ là nhu cầu phát triển của đất nước, mở mang kinh tế, giao lưu văn hóa, mà còn là bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Công việc thực thi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu từ thời chúa Nguyễn.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp đã sớm chăm lo xây dựng, phát triển các đội thuyền, mở cửa buôn bán với các nước phương Tây để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, việc thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là bắt đầu từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên với việc đặt ra các đội Hoàng Sa để tiến hành khai thác và bảo vệ Biển Đông.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả đó, các vương triều tiếp theo như Tây Sơn, triều Nguyễn tiếp tục thực thi quyền làm chủ trên hai quần đảo đó. Đặc biệt, nhà Nguyễn sau khi đánh bại Tây Sơn, khôi phục lại quyền lực, thực hiện sự thống nhất đất nước thì đã tiếp nối truyền thống trước đó của dòng họ mình đối với vùng biển đảo giữa Biển Đông. Phải nói rằng đây là thời kỳ mà toàn bộ đường bờ biển nước ta đã chạy dài từ vịnh Bắc bộ đến vịnh Thái Lan với hàng nghìn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông đã thuộc về chủ quyền kiểm soát của nhà nước Việt Nam thống nhất. Các vua Nguyễn đã đề ra các chính sách, các hình thức, biện pháp khác nhau như chăm lo xây dựng và phát triển lực lượng thủy quân, hải quân, tiến hành vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ...Tất cả những hoạt động này hiện nay vẫn còn được lưu giữ lại khá nhiều thông qua các Mộc Bản (Châu Bản của triều Nguyễn), Gia phả của một số dòng họ, qua các tấm bản đồ cũ, hay trong các bộ biên niên sử của Quốc sử quán Triều Nguyễn...
Với tất cả các tài liệu liên hệ về lịch sử, địa lý, tài nguyên...thuộc chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo đó đã chứng minh được tính pháp lý về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Thế nhưng, hiện nay vẫn có một số thế lực tìm mọi cách xuyên tạc sự thật, những chứng lý do lịch sử để lại để vi phạm chủ quyền trên hai quần đảo này của Việt Nam.
Do vậy, với một lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc, với ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng tui đã chọn đề tài “Quá trình xác chủ quyền lãnh thổ của vương triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường sa” làm đề tài nghiên cứu lịch sử với mong muốn tái hiện lại quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc ta.
Và cũng từ đó, thêm một lần nữa khẳng định một điều bất di bất dịch : Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành một vần đề hết sức nóng bỏng, có liên quan đến nhiều nước và thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều học giả, giới nghiên cứu trên toàn thế giới.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà sử học trong và ngoài nước đã được ấn hành xuất bản có liên quan đến hai quần đảo này. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả uy tín nổi tiếng thế giới, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cả về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế.
Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu,Vũ Quang Việt (tổ chức thực hiện Đoàn Khắc Xuyên), “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, NXB Trẻ, 2008. Sách tập hợp một số bài nghiên cứu, bài báo và những tư liệu mới của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xét về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. sách đã đề cập đến bối cảnh của cuộc tranh chấp hiện nay đối với hai quần đảo này nói riêng và biển Đông nói chung, cũng như những ý kiến về một giải pháp cho cuộc tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Từ Đặng Minh Thu, “Cuộc tranh chấp về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa –Các vấn đề pháp lý”, Luận văn tốt nghiệp tại trường ĐH Luật kinh tế và KHXH Paris – Viện Đại học Quốc Tế.
Cuốn sách “Huyện đảo Trường Sa”, được NXB Tổng hợp Phú Khánh xuất bản vào tháng 5-1988, ngay sau sự kiện Trung Quốc tấn công Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 14-3-1988 tại quần đảo Trường Sa. Tập sách không chỉ cung cấp cho chúng ta những tư liệu lịch sử và địa lý được trọn lọc từ xưa tới nay, khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta đối với Trường Sa mà còn có nhiều bản văn thơ, những tấm ảnh thời sự nghệ thuất nóng hổi giới thiệu về thiên nhiên, con người, cuộc sống của cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Bao chùm lên tất cả là những biểu hiện và những việc làm thiết thực của đồng bào Phú Khánh ( Phú Yên, Khánh Hòa) và cả nước hướng về Trường Sa, chi viện cho Trường Sa hòa cùng dư luận quốc tế ủng hộ nhân dân ta và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc có nhiều hành động gây lấn chiếm, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Trên đây là hàng loạt những tác phẩm bao gồm cả sách và những bài viết đã được nghiên cứu và hoàn thành, của những nhà nghiên cứu có trình độ và tâm huyết trong và ngoài nước thực hiện, viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra còn hàng loạt những tác phẩm khác cũng viết về đề tài này như: “Tài liệu lịch sử chứng minh các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc” do nhà Sử học Phạm Hân nghiên cứu. Bài tham luận: “Các biện pháp duy trì hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác về biển Đông” của Trần Công Trực, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, được trình bày tại hội thảo quốc tế về biển Đông, Hà Nội 2009. Hay Tham luận của Tiến sĩ Lan Storey, viện nghiên cứu Đông Nam Á, với tiêu đề: “Những chuyển biến gần đây trên biển Đông: Lý do để quan ngại” được trình bày tại hội thảo quốc tế về biển Đông ở Hà Nội tháng 12/2009 v..v…

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, đánh giá về một số tài liệu liên hệ về lịch sử, địa lý, tài nguyên...thuộc chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đề tài sẽ tập trung làm rõ quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ với hai quần đảo trên của dân tộc ta trong lịch sử, cụ thể là thời vương triều Nguyễn.


3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tìm hiểu một cách khái quát về các điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của Hoàng Sa và Trường Sa. Quan trọng hơn là quá trình xác lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam qua các thời đại đặc biệt dưới thời vương triều Nguyễn.
Chúng tui tập trung vào tìm hiểu các vấn đề sau:
- Thứ nhất: là đi sâu vào tìm hiểu các chính sách, hình thức, biện pháp vương triều Nguyễn đã tiến hành để thực thi chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Thứ hai: định hướng giải pháp cho Việt Nam trong việc tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, thì phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong việc tập trung tìm hiểu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà sợi chỉ đỏ đó là làm lộ rỏ việc xác lập chủ quyền của dân tộc ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt thời vương triều Nguyễn (1802-1945) nhằm chống lại các quan xuyên tạc của các thế lực bên ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giả quyết đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp luận sử học
Phương pháp logic học
Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp và thống kê từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Cùng với các phương pháp trên thì chúng tui đã dựa và quan điểm sử học macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để chúng tui tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.
6. Đóng góp của đề tài
Với việc tìm hiểu, phân tích và tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song song với việc đưa ra những nhận định giá một cách khách quan và có tính hệ thống, chúng tui hy vọng đề tài sẽ góp phần dựng lại quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để rồi từ đó thấy được công lao của hai vương triều này trong lịch sử, mối dây liên hệ trong quá khứ cũng như hiện tại.

Và cũng thông qua đó, chúng tui cũng mong muốn đề tài sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giúp thế hệ trẻ ngày nay và mai sau có lòng biết ơn sâu sắc đối với các triều đại có công, có ý thức và nhận thức đúng đắn về chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo đó nhằm chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử của các thế lực bên ngoài.
7. Bố cục đề tài
Đề tài được ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài Liệu Tham Khảo, Phụ Lục, phần Nội dung gồm 3 chương:
CHƯƠNG MỘT : NHỮNG TRANH CHẤP TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
CHƯƠNG HAI: QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
CHƯƠNG BA : ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI


Link download miễn phí cho anh em yêu lịch sử ketnooi:
 

daigai

Well-Known Member
Re: Quá trình xác chủ quyền lãnh thổ của vương triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường sa

Tóm tắt sự kiện tranh chấp hai quần đảo

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG TRANH CHẤP TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

1.1. Từ năm 1909 đến hết chiến tranh thế giới thứ hai
Ngày 6/6/1909: Phó vương Tổng đốc Lưỡng Quảng (gồm 2 tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông và Quảng Tây) đã phái hai pháo thuyền nhỏ do Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy, tiến hành một cuộc đổ bộ chớp nhoáng (24h) lên vài đảo của Hoàng Sa. Pháp không có phản kháng nào.
Năm 1920: một công ty Nhật Bản, Mitsui – Bunssan Kaisha, sau khi liên hệ hỏi nhà cầm quyền Pháp đã tiến hành khai phốt phát trên một số đảo.
Từ năm 1920: Pháp thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 30/3/1921: Thống đốc quân sự Quảng Đông cho biết là Chính phủ quân sự miền Nam đã quyết định sáp nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa vào Nhai Huyện (Đảo Hải Nam). Nước Pháp không phản đối. (Tuy vậy, có một thực tế là Chính phủ Quảng Đông lúc đó không được Chính quyền Trung ương Trung Quốc và các nước khác công nhận).
Từ năm 1925: việc nghiên cứu khoa học về quần đảo Hoàng Sa do một phái đoàn mà đứng đầu là tiến sĩ A.Krempf, giám đốc viện Hải dương học lãnh đạo thực hiện trên tàu kéo De Lanessan. Sau đó tàu hải dương học này lại thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.
Năm 1927: Tổng lãnh sự Nhật Bản, ông Kurosawa, yêu cầu các quan chức Pháp ở Đông Dương cung cấp những thông tin về quy chế lãnh thổ của quần đảo Trường Sa.
Tháng 11/1928 : Công ty phốt phát mới của Hoa Kỳ đã xin Thống đốc Nam Kỳ cấp phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa.

Tháng 7/1927 : Tàu De Lanessan thăm chính thức quần đảo Trường Sa.
Ngày 15/6/1929, Thống đốc Nam Kỳ viết thư cho Đại Tá, Chỉ huy trưởng Hải quân tại Đông Dương, thông báo cho ông ta biết sự mong muốn của Toàn quyền phái một chuyến tàu ra đảo Trường Sa hay Bão Tố, đảo này đã được sáp nhập về mặt hành chính vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ).
Ngày 13/4/1930: Toàn quyền Đông Dương đã phái thông hạm La Malicieuse tới quần đảo Trường Sa. Các thành viên của tàu đã kéo quốc kì Pháp trên một điểm cao. Thông cáo ngày 23/9/1930, đã thông báo cho các cường quốc khác về sự chiếm đóng của Pháp trên quần đảo Trường Sa.
Năm 1931: Trung Quốc cho đấu thầu việc khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp đã gửi thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 4/12/1931 về yêu sách các đảo.
Ngày 29/4/1932: kháng nghị của chính phủ Pháp nêu rõ các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của An Nam sau đó là của Pháp.
Cùng năm này, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp này ra các tòa án quốc tế và Trung Quốc đã phản đối đề nghị này.
Ngày 13/4/1933: một hạm đội nhỏ thuộc các lực lượng Hải quân Pháp ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của Trung tá Hải quân De Lattre rời Sài Gòn đến đảo Trường Sa (gồm thông báo hạm La Malicieuse). Sự chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ xưa - đó là một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận một văn bản, được đóng kín vào trong một cái trai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một điểm ấn định và cố định trên mặt đất, người ta kéo lên lá cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo.
Năm 1933: theo nghị định ngày 26/7, chính phủ Pháp công bố việc chiếm hữu của Hải quân Pháp đối với quần đảo Trường Sa. Và theo nghị định ngày 21/12 của cùng năm đó, thống đốc Nam Kỳ là J.Krautheimer sáp nhập chính thức quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Năm 1937: kỹ sư trưởng công chính Gauthier, nhân danh chính quyền thuộc địa Pháp, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình biển và hàng không tại quần đảo Hoàng Sa và xây dựng một hải đăng trên quần đảo này.
Năm 1938-1939: kết quả của chuyến nghiên cứu Gauthier được mở rộng. Pháp phái các đơn vị cảnh vệ tới các đảo. Theo Nghị định ngày 15/6/1938. Jules Brévié, Toàn quyền Đông Dương, (sau khi hoàng đế Bảo Đại ký dụ chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi sang tỉnh Thừa Thiên).
Ngày 5-5-1939 : Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié, đã sửa đổi Nghị định trước và thành lập hai đại lý trên quần đảo Hoàng Sa. Một tấm bia được dựng lên trên đảo Hoàng Sa vào năm 1938 với dòng chữ “Cộng hòa Pháp-Vương quốc An Nam-Quần đảo Hoàng Sa-1816-Đảo Pattle 1938”. Trên quần đảo Hoàng Sa, có một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa. Các công việc đó cũng sẽ được tiến hành đối với quần đảo Trường Sa, trên đảo Ba Bình (Itu Aba).
Năm 1939: ngày 31/3, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sự kiểm soát của họ trên quần đảoTrường Sa. Thông báo được chuyển tới Đại sứ Pháp bằng một thông điệp khẳng định Nhật Bản là người đầu tiên thám hiểm quần đảo vào năm 1917. Nhật Bản nhận xét là ở đó không có một quyền lực hành chính địa phương nào và cho đó là một tình trạng có lợi cho quyền lợi của Nhật Bản. Ngày 4/4, cùng năm, nước Pháp đưa ra phản kháng.
Trong số các nước thứ ba, phải ghi nhận lập trường của nước Anh, đã được xác định trong cuộc tranh luận ngày 5/4 của Hạ viện. Đại diện Ngoại giao Anh lúc đó khẳng định “chủ quyền trọn vẹn của nước Pháp”.
Ngày 1/12/1943: thông cáo chung của Hội nghị Tam cường Anh – Mỹ - Trung tại Cairo khẳng định ý chí buộc Nhật Bản phải trao trả lại cho Trung Hoa dân quốc các lãnh thổ mà Nhật Bản đã ăn cướp của họ (Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ). Qua đây chúng ta thấy được vào thời điểm đó, tức vào năm 1943, các cường quốc, thậm chí Trung Quốc vẫn chưa coi Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của họ.
Các toán quân của Tưởng Giới Thạch lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản đã đổ bộ lên Hoàng Sa vào tháng 11/1946 và lên một đảo của quần đảo Trường Sa vào tháng 12/1946.

1.2. Từ năm 1945 đến 1975

Ngày 15/8/1945: Nhật Bản đầu hàng, ngày 19/8, Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 25/8, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9, Hồ chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1946, Pháp quay trở lại đánh chiếm Đông Dương và lập nên chính phủ bù nhìn.
Đến năm 1947: lợi dụng tình trạng các đảo không có sự chiếm đóng của các nhà chức trách Pháp, Trung Quốc cho quân đội đổ bộ một lần nữa lên đảo Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp đã chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp đó và gửi một phân đội lính Pháp và Việt Nam đến đặt một đồn lính ở đảo Hoàng Sa.
Tháng 4/1949: Đổng lý văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thân Bửu Lộc, tại một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 4/1950: cùng với sự thất bại trong lục địa nên đồn lính do Trung Hoa Dân Quốc đặt trên quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. Đơn vị lính Pháp vẫn được duy trì ở đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các đảo. Tổng trấn Trung phần đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa. Lúc này trên quần đảo Trường Sa không có mặt lực lượng quân sự nào của Trung Quốc.
Năm 1951: Quần đảo Trường Sa trở thành đối tượng của các yêu sách trên lĩnh vực ngoại giao. Tổng thống Philippin, Quirino, đòi các đảo đó cho Philippin với lập luận tính kế cận.
Ngày 24/8/1951: Tân hoa xã tranh cãi về các quyền của Pháp và những tham vọng của Philippin và những kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc.
Ngày 7/9/1951: Thủ tướng và Bộ trưởng bộ ngoại giao của chính phủ Bảo Đại trịnh trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Không có Đại biểu nào bình luận về tuyên bố này.
Từ năm 1956, quần đảo Hoàng Sa đã bị quân đội của Trung Quốc chiếm đóng ở phần phía Đông, và quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chiếm phần còn lại phía Tây.
Còn ở Trường Sa, ngày 15/3/1956, Thomas Cloma, một công dân Philippin đã đổ bộ lên một số đảo của quần đảo Trường Sa. Với danh nghĩa tư nhân, cùng với một số bạn, có ý đồ chiếm hữu một số đảo và đặt tên cho chúng là “Đất tự do” bằng lập luận về quyền phát hiện và chiếm cứ. Ngày 15/5, ông ta thông báo cho Bộ trưởng ngoại giao nước mình.
Ngày 31/5/1956: Chính phủ Bắc Kinh đưa ra một Thông cáo tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ một sự xâm phạm nào đến các quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/6/1956: Bộ trưởng ngoại giao chính quyền Việt Nam cộng hòa, Vũ Văn Mẫn, khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Ngay ngày hôm sau Pháp nhắc lại với Philippin các quyền mà Pháp đã có từ năm 1933.
Ngày 22/8, lực lượng Hải quân Sài Gòn đổ bộ lên đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng một bia và kéo cờ.
Ngày 22/10/1956: Nghị định (thực ra là sắc lệnh của Tổng thống Việt Nam cộng hòa) của Việt Nam sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Phước Tuy.
Ngày 4/9/1958: Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra bản tuyên bố xác định bề rộng 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.
Ngày 16/7/1971: Tân Hoa xã lên án Philippin chiếm đóng một số đảo của quần đảo Trường Sa và khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Năm 1973: trong khi Hội nghị quốc tế Paris đang diễn ra vào tháng 3/1973, Bộ trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam cộng hòa, trong ngày 6/9, đã sửa đổi việc sáp nhập hành chính Trường Sa vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Ngày 11/1/1974: Bắc Kinh tuyên bố đó là một việc lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc và khẳng định lại các yêu sách trên hai quần đảo này.
Ngày 15/1/1974: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho quân đội, tàu chiến đổ bộ lên các đảo phía Tây Hoàng Sa cụm Nguyệt Thiềm (Crescent) mà từ trước nay vẫn do quân đội Việt Nam cộng hòa chiếm đóng.
Ngày 18/1/1974: Đại sứ Đài Loan tại Sài Gòn bằng công hàm ngoại giao đã khẳng định lại yêu sách của Trung Hoa Dân Quốc.
Ngày 19 và 20/1/1974: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho quân đội tàu chiến bắn phá các đảo, đổ bộ lên các đảo phía Tây Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị thiệt hại nặng.
Ngay sau đó quan sát viên của Việt Nam cộng hòa ở Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hội đồng bảo an xem xét vấn đề này.
Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến tất cả các nước ký các Hiệp định Paris ngày 2-3-1973, chính quyền Sài Gòn nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam đã được công nhận. Và yêu cầu Hội đồng bảo an họp một phiên đặc biệt.
Ngày 2/7/1974: Đoàn Đại biểu của Nam Việt Nam ra tuyên bố tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về luật biển nhằm khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo.
1.3. Từ năm 1975 đến nay
1975: Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

Từ 1975 đến 1990: Việt Nam hợp tác toàn diện với Liên xô, Trung Quốc đã ký với Mỹ Thông cáo chung ở Thượng Hải năm 1972; mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô không giảm; Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh năm 1979 khiến tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa càng trở nên gay gắt.

Ngày 5/4/1975: Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa.

Ngày 10/9/1975: Bắc Kinh gửi công hàm cho Việt Nam khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).
Ngày 24/9/1975: trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa.

Ngày 12/5/1977: Chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Tháng 3/1978: Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa.
Ngày 30/12/1978: người phát ngôn Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) ra tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong tuyên bố ngày 29/2/1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hay bất bình bằng thương lượng hòa bình.
Ngày 7/8/1979: Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN ra tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về hai quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hòa bình.
Ngày 28/9/1979: Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 29/4/1980: Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa.
Tháng 12/1981: Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.
Ngày 12/11/1982: Chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Ngày 4/2/1982: Chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Ngày 9/12/1982: Chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28/12/1982, Chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.
Từ ngày 4 đến 16/4/1984: đoàn đại biểu Quốc hội CHXHCNVN và đoàn đại biểu tỉnh Phú Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Vũ Văn Trác đi khảo sát nghề cá tại huyện Trường Sa.
Ngày 25/4/1984: Ủy ban Địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông trong đó có đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 6/5/1984: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên của Trung Quốc.
Vào đầu năm 1985: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.
Năm 1986: ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị sát Hoàng Sa.
Tháng 5/1987: Đô đốc Giáp Văn Cường, Tư lệnh Hải quân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.
Từ 16/5 đến 6/6/1987: hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Trường Sa.
Ngày 10/11/1987: hải quân Trung Quốc đổ bộ lên đá Louisa.
Ngày 14/3/1988: giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra cuộc chiến đấu trên biển Nam Trung Quốc. đây là một trận chiến đấu trên biển mà phía Trung Quốc đánh giá là “đánh gọn và đẹp mắt”.
Tính đến ngày 6/4/1988: Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.

Ngày 3/1/1989: Trung Quốc đặt bia chủ quyền trên các bãi họ chiếm được trong năm 1988: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.

Ngày 14/4/1988: Bộ Ngoại giao CHXHCNVN phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam [Nghị quyết ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam].

Tháng 4/1988: Bộ Ngoại giao CHXHCNVN công bố Sách Trắng: “Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp quốc tế”.
Ngày 2/10/1989: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ luận điệu trong bản tuyên bố của Trung Quốc ngày 28-4-1989, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án Việt Nam xâm phạm trái phép một số đảo và cù lao tại bãi Vạn An và Bãi Vạn Nhã thuộc “quần đảo Nam Sa”.
Ngày 28/4/1990: Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Từ năm 1990 đến nay, khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đổi mới, làm bạn với tất cả các nước kể cả Trung Quốc và Mỹ, sự tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn gay gắt như trước, song số dự trữ dầu lửa lớn ở Biển Đông khiến Trung Quốc vẫn chưa chịu trả Hoàng Sa cho Việt Nam và các nước khu vực, và Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh chấp với Việt Nam ở Trường Sa.
Tháng 8/1990: Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/2/1991: Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi đá ngầm mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 4/7/1991: tại KuaLa Lumpur tổ chức một hội thảo không chính thức về giải quyết các tranh chấp trên vùng Biển Đông, Trung Quốc có cử đoàn cán bộ tham gia, người phát ngôn Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế không có nghĩa là Trung Quốc đã thay đổi lập trường và nói: “Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước liên quan thảo luận con đường và phương pháp cùng khai thác”.
Ngày 10/11/1991: các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ký tại Bắc Kinh thông báo chung về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ngày 25/2/1992: Quốc hội Trung Quốc công bố luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc giữa bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư. Việt Nam đã lên tiếng công khai phản đối sự kiện này.

Năm 1994: Việt Nam phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc ký với Công ty Crestones (Mỹ) cho phép thăm dò khai thác dầu mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc 21.
Năm 2002: Trung Quốc và ASEAN ký tuyên bố chung DOC.
2007: Trung Quốc thành lập huyện Tam sa bao gồm cả quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa.
16/8/2009: Trung Quốc diễn tập quân sự quy mô lớn trên biển Đông
26/7/2010: Trung Quốc tập trận trên biển Đông có sự tham gia của nhiều nhóm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay.
Ngày 2/3/2011: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc gần đây Trung Quốc diễn tập quân sự tại khu vực quần đảo Trường Sa
2/11/2010 Quân đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật tại biển Đông
Ngày 24/2/2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Những hành động của Trung Quốc gần đây ngày càng thể hiện việc Trung Quốc muốn thể hiện những tính toán có lợi cho mình mà không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
N Xử lý các vấn đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Th Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần TM & TV Tân C Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức quá trình hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhu Luận văn Kinh tế 0
M Tổ chức quá trình hoạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Th Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xác định axit lactic bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu, xác lập quy trình chế tạo bột màu đỏ Fe2O3 từ xỉ của quá trình sản xuất H2SO4 từ FeS2 và Luận văn Sư phạm 2
E Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
K Nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết Văn hóa, Xã hội 0
E Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top