Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco
LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng với bản thân doanh nghiệp và cả đối với xã hội. Nó tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp để có thể tiếp tục hoạt động của mình, sau hoạt động này doanh nghiệp trả lương cho người lao động, đó là quá trình phân phối thu nhập rất quan trọng, nó tác động tới các hoạt động trong toàn xã hội mà trong đó doanh nghiệp là thành phần rất quan trọng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì doanh nghiệp ngày càng phải đối diện với nhiều thách thức và có cả cơ hội trong đó, doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hoạt động của mình sẽ thành công, và không vượt qua được các tác động này doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thị trường theo quy luật chung. Để có sự chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai của mình, các doanh nghiệp lập cho mình các kế hoạch kinh doanh thể hiện định hướng của doanh nghiệp trong tương lai. Qua quá trình phát triển của mình lập kế hoạch cũng có nhiều thay đổi sao cho thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Với những gì đã được tìm hiểu trong khung lý thuyết, và trong giai đoạn thực tập cừa qua trong bài viết này tui xin phép được trình bày về vấn đề: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco”.
Với đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm của mình thì trong công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng sẽ được phân tích. Sau đây là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài:
Chương I: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp dược phẩm
I. Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
II. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
III. Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
IV. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm
V. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco
I. Giới thiệu chung về công ty Traphaco
II. Các bước tiến hành trong quy trình lập kế hoạch của công ty Traphaco
III. Nội dung các kế hoạch chức năng của Traphaco
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch của công ty Traphaco
I. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco
Để có thể thực hiện bài viết này tui đã dựa vào các tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. tui xin cam đoan những gì mình viết là đúng sự thật với những gì mà mình thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty Traphaco.







CHƯƠNG I: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM


I. Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
1. Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Bản chất của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hay dịch vụ. Có nhiều cách làm tăng giá trị cho các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ. Giá trị gia tăng này giúp doanh nghiệp bì đắp các chi phí và tạo ra của cải cho xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược và quản lý thực hiện các mục tiêu này, kế hoạch đã ra đời. Kế hoạch là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật của xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực. Theo đó, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là một tài liệu bằng văn bản của doanh nghiệp xuất phát từ các điều kiện môi trường trong đó người ta đề ra các mục tiêu tổng quát cho doanh nghiệp và các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu trên, xác định các hoạt động cần thiết và thiết lập kế hoạch cho các hoạt động đó để có thể theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể hoá các mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Sự cụ thể hoá này sẽ dễ dàng hơn cho quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp lại được cụ thể hoá thành các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp, sự chi tiết này cho doanh nghiệp nhận thức rõ các hoạt động mà họ sẽ phải tiến hành. Như thế kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tổ chức và phối hợp các hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách có chủ định, đồng thời quản lý các hoạt động đó trong một khung giới hạn chung của doanh nghiệp (ví dụ như về khả năng tài chính cuả doanh nghiệp).
Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh là đáp ứng các nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn bằng cách quản lý thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược.
Khác với các kế hoạch phát triển của tổng thể nền kinh tế quốc dân, kế hoạch phát triển vùng, kế hoạch phát triển ngành… kế hoạch kinh doanh cuả doanh nghiệp có chủ thể quản lý nhỏ hơn. Mặt khác các mục tiêu của doanh nghiệp, các mục tiêu, các hoạt động của doanh nghiệp trong bản kế hoạch sẽ được quản lý tốt hơn so với các kế hoạch khác do giới hạn của doanh nghiệp là nhỏ. Chính vì đối tượng quản lý các kế hoạch này khác nhau cho nên phương pháp lập kế hoạch và các bước triển khai của chúng cũng khác nhau. Trong giới hạn bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các kế hoạch tác nghiệp để thực hiện các mục tiêu kế hoạch tổng quát của doanh nghiệp đã đề ra.
2. Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những tác động bên ngoài, tác động các qui luật của thị trường. Sự tồn tại của kế hoạch chính là để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của mình trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của kế hoạch kinh doanh được thể hiện ở các mặt sau:
- Kế hoạch kinh doanh xác định cụ thể các mục tiêu cho doanh nghiệp và các hoạt động tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đó. Nó sẽ tập trung sự chú ý của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động thì quản lý bằng kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để từ đó có đưa ra quyết định nên làm những gì, làm như thế nào, làm vào lúc nào… Mặc dù các diễn biến của thị trường là rất khó đoán tuy nhiên chúng ta không thể để mặc chúng tự diễn ra, như thế là để mặc cho doanh nghiệp mình đối đầu với những biến động của thị trường, như thế thì rủi ro sẽ càng lớn.
- Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp ứng phó với những sự thay đổi của thị trường. Lập kế hoạch là dự kiến những vần đề của tương lai, chính vì thế nó ít khi chắc chắn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà lãnh đạo vẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và tháo gỡ, ứng phó với những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.
- Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể các hoạt động của mình thành các kế hoạch chức năng, nó tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Kế hoạch doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hành phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém.
II. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
1. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Soạn lập kế hoạch là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch doanh nghiệp. Kết quả của quá trình soạn thảo là một bản kế hoạch của doanh nghiệp, nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kế hoạch . Chính vì thế, một qui trình tiến hành lập kế hoạch hợp lý sẽ cho sản phẩm là một bản kế hoạch có chất lượng tốt. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các bước trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp:
2.1. Phân tích môi trường
Qua quá trình đánh giá này doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa trên các hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định được các thành phần thật sự có ý nghĩa với mình, thu thập và phân tích thông tin về các thành phần này. Trong quá trình phân tích môi trường doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng. Biết được điểm đứng hiện tại của doanh nghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình. Bước này là bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới các quyết định sau này của doanh nghiệp, vì các mục tiêu đưa ra là phụ thuộc vào các phân tích về môi trường đã được tiến hành.
Trong phân tích môi trường doanh nghiệp tiến hành phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài là môi trường mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trong đó và chịu các tác động từ môi trường này. Các yếu tố của môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như: môi trường luật pháp, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá xã hội…
Môi trường bên trong là các điều kiện sẵn có của doanh nghiệp về nhân lực, tài chính, các hệ thống thông tin… nó xác định các điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp qua đó xác định các lợi thế cạnh tranh cũng như các yếu kém cần tập trung giải quyết, kết quả phân tích là căn cứ quan trọng cho lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp.
2.2. Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban cấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra được điểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hay là điểm kết thúc của các công việc cần làm. Qua quá trình xác định các mục tiêu cho từng phòng ban này, doanh nghiệp xác định được các điểm, các công việc cần ưu tiên. Từ đó có hệ thống chiến lược, các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra có thể thành hiện thực.
Để xác định các mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp căn cứ vào các đánh giá về môi trường ở trên. Đồng thời phải căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp mình, bởi vì chức năng của doanh nghiệp thường liên quan tới làm rõ cách kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp không chỉ thể hiện mong muốn của doanh nghiệp mà còn phải thể hiện khả năng có thể thực hiện được của mình.
2.3. Lập kế hoạch chiến lược
Sau hai bước đã tiến hành trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các mục tiêu đề ra (yếu tố mong muốn chủ quan) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (yếu tố tác động làm giới hạn mục tiêu của doanh nghiệp). Qua sự so sánh giữa mục tiêu và các yếu tố giới hạn chúng, chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chúng và bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược xác định hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong một bản kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách thực hiện mục tiêu đó. Trong bước quan trọng này thì nó gồm những khâu và công việc cụ thể sau:
- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Bước này xác định các phương án kế hoạch hợp lý, và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thực hiện nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận SWOT để đánh giá các tác động, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp để xác định các phương án chiến lược.
- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án có triển vọng nhất, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem xét các điểm mạnh và yếu của từng phương án trên cơ sở định lượng của các chỉ tiêu. Để so sánh các phương án này doanh nghiệp tiến hành so sánh về các chỉ tiêu tài chính như khả năng thực hiện so với khả năng của doanh nghiệp, lợi ích đem lại…
- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: Sau khi đã tiến hành so sánh các phương án kế hoạch với nhau doanh nghiệp lựa chọn cho mình kế hoạch cụ thể để đưa vào thực hiện. Trong quá trình lựa chọn phương án cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Đây là khâu quan trọng quyết định tới việc cho ra đời một bản kế hoạch.
2.4. Xác định các chương trình và dự án
Bước này thể hiện sự cụ thể của các kế hoạch thành các phân hệ nhỏ hơn. Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt động quan trọng của doanh nghiệp: ví dụ như các chương trình hoàn thiện công nghệ, chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm… Thông thường các chương trình ít khi được thực hiện một mình, nó thường là một hệ thống các chương trình, giữa các chương trình luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Còn các dự án thì thường định hướng đến một mặt hoạt động cụ thể của doanh nghiệp: như dự án phát triển thị trường, đổi mới thị trường… Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.
Tập trung cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hướng đi đúng đắn, là sự đầu tư có chiều sâu cho sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp.
2.2. Thực hiện các biện pháp khuyến khích các thành viên
Với những thành công trong kết quả kinh doanh của những năm qua, Traphaco ngày càng thể hiện sự quan tâm tới người lao động, nhân viên trong công ty khi đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên, và trung bình mỗi năm tăng thu nhập cho người lao động từ 10 - 15%. Sự ổn định trong kinh doanh và chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo tâm lý thoải mái cho người lao động tập trung vào sản xuất.
Doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện các kế hoạch đề bạt các thành viên vào các vị trí phù hợp, như thế sẽ giúp các thành viên phát huy được khả năng của mình. Các thông tin từ phân tích nhân sự sẽ giúp ích cho quá trình đánh giá khả năng thăng tiến hay thuyên chuyển nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp. Chính sách này có thể khuyến khích người lao động làm việc với mong muốn được thăng tiến, và cũng có thể là sức ép để người lao động làm việc nếu không muốn bị thuyên chuyển tới những nơi mà mình không muốn. Kế hoạch đề bạt là qui trình có sự trao đổi giữa những người phụ trách kế hoạch nhân sự và các cán bộ quản lý tác nghiệp sử dụng để chuyển đổi các thông tin về nhân sự hiện tại thành các quyết định về sắp xếp nhân sự trong tương lai. Không những là biện pháp khuyến khích các thành viên tích cực làm việc, mà thông qua kế hoạch này doanh nghiệp còn xác định được nguồn thay thế cho các nhu cầu nhân sự quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp bằng chính nguồn cung của mình, nó thể hiện sự chủ động và mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu về nguồn nhân sự và sự luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sẽ phát hiện các ứng viên và giúp họ có sự chuẩn bị để đảm nhiệm một nhiệm vụ mới được giao.
Doanh nghiệp cũng có thể tiến hành song song với đó là các biện pháp khen thưởng trong thi đua lao động, trong nghiên cứu. Các hoạt động này sẽ khuyến khích người lao động hoà mình chung vào các hoạt động, cùng nhịp phát triển của công ty. Như thế doanh nghiệp sẽ thành công trong nắm bắt tâm lý người lao động, phục vụ cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp.
Khi có sự nỗ lực của toàn bộ tẩp thể doanh nghiệp, thì các mục tiêu của từng bộ phận đưa ra sẽ có tính tham vọng hơn, và như thế bản kế hoạch của doanh nghiệp cũng thể hiện tham vọng của doanh nghiệp. Nó sẽ phát triển hết các tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp, khi các mục tiêu sát hợp với khả năng của doanh nghiệp, thì có thể nói chất lượng của bản kế hoạch doanh nghiệp đã được nâng lên hơn. Sự đồng lòng này cũng sẽ giúp kế hoạch có khả năng triển khai và thực hiện thành công cao hơn.
3. Một số kiến nghị chung với công ty
Để trợ giúp cho các cán bộ trong phòng kế hoạch trong thực hiện tốt công tác của mình tui xin nêu ra một số kiến nghị với công ty Traphaco như sau:
- Công ty nên tạo điều kiện hơn nữa cho các thành viên tham gia lập kế hoạch tiếp xúc với khách hàng, đối tác và tiếp cận thông tin từ thị trường.
- Công ty nên cử các thành viên tham gia lập kế hoạch đi đào tạo các khoá về kế hoạch.
- Các kế hoạch phát triển của công ty nên được công bố rộng rãi để các thành viên trong công ty biết được hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Công ty tạo điều kiện khuyến khích các thành viên trong công ty thể hiện khả năng của mình để phát huy nội lực của công ty.



KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế lập kế hoạch trong doanh nghiệp, những hiểu biết về cách mà doanh nghiệp tiến hành công tác lập kế hoạch cho phép chúng ta so sánh giữa những gì đã nghiên cứu và thực tiễn diễn ra trong doanh nghiệp. Qua đó định hướng những giải pháp khắc phục cho những điểm yếu trong công tác lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng qua quá trình thực tập này cho phép chúng ta tiếp xúc với thực tế để chuẩn bị cho quá trình làm việc thực tế sau này.
Để hoàn thành quá trình thực tập này, tui xin Thank sự chỉ dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, và sự giúp đỡ trong quá trình tiếp xúc thực tế đầu tiên của mình của các thành viên trong phòng kế hoạch công ty Traphaco.














TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh –NXB Lao Động Xã Hội, 2005.
2. Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh niên, 1999.
3. Marketing, NXB Thống kê, 2000.
4. Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB TP Hồ Chí Minh, 1994.
5. Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007.
6. Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/05/2000.
7. Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001.
8. Quyết định số 11/2007/ QĐ-BYT ngày 24/01/2007.



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM - 3 -
I. Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 3 -
1. Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 3 -
2. Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 4 -
II. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 5 -
1. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 5 -
2.1. Phân tích môi trường - 6 -
2.2. Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu - 6 -
2.3. Lập kế hoạch chiến lược - 7 -
2.4. Xác định các chương trình và dự án - 8 -
2.5. Lập các kế hoạch chức năng - 9 -
2.6. Điều chỉnh các bước của kế hoạch - 9 -
2. Nội dung kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp - 9 -
1.1. Kế hoạch Marketing của doanh nghiệp - 11 -
1.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ - 13 -
1.3. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, máy móc - 15 -
1.4. Kế hoạch nhân sự - 16 -
1.5 Kế hoạch tài chính - 19 -
III. Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp - 20 -
1. Một số tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo - 20 -
1.1. Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP) - 21 -
1.2. Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) - 21 -
1.3. Nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc (GSP) - 22 -
1.4. Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP) - 22 -
1.5. Nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) - 23 -
2. Sự phân đoạn thị trường của ngành dược. - 23 -
3. Tác động cuả sự hội nhập với thị trường thế giới - 24 -
IV. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm. - 25 -
V. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp - 27 -
1. Năng lực cán bộ lập kế hoạch - 27 -
2. Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. - 28 -
3. Đảm bảo về tài chính cho công tác lập kế hoạch - 29 -
4. Thông tin và các thiết bị phục vụ cho lập kế hoạch - 30 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO - 31 -
I. Giới thiệu chung về công ty Traphaco. - 31 -
1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Traphaco. - 31 -
2. Tổng quan về tổ chức của công ty Traphaco. - 32 -
3. Kết quả kinh doanh của Traphaco trong những năm vừa qua. - 34 -
3.1. Thành tựu đã đạt được của Traphaco trong thời gian qua. - 34 -
3.2. Một số hạn chế của công ty. - 36 -
II. Các bước tiến hành trong quy trình lập kế hoạch của Traphaco - 36 -
1. Phân tích môi trường - 36 -
2. Xác định các mục tiêu - 37 -
3. Lập kế hoạch chiến lược - 39 -
4. Xác định các chương trình, dự án - 40 -
5. Lập các kế hoạch chức năng - 41 -
6. Điều chỉnh các bước của kế hoạch - 41 -
III. Nội dung các kế hoạch chức năng của Traphaco - 42 -
1. Kế hoạch Marketing. - 42 -
2.2. Kế hoạch sản xuất và phát triển sản phẩm mới - 45 -
2.3. Kế hoạch nhân sự - 48 -
2.4. Kế hoạch chất lượng - 52 -
2.5. Kế hoạch tài chính - 56 -
IV. Đánh giá các điều kiện cho công tác lập kế hoạch - 61 -
1. Năng lực cán bộ lập kế hoạch - 61 -
2. Sự liên lạc giữa các phòng ban chức năng - 63 -
3. Điều kiện tiếp xúc thông tin - 64 -
4. Đảm bảo tài chính cho công tác lập kế hoạch. - 66 -
CHƯƠNG III: MỘI SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO - 68 -
I. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới - 68 -
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco - 69 -
1. Các giải pháp về nghiệp vụ kế hoạch - 69 -
1.1. Các giải pháp về quy trình lập kế hoạch - 69 -
1.2. Giải pháp về nội dung của các kế hoạch tác nghiệp - 71 -
2. Các giải pháp về nhân sự - 72 -
2.1. Nâng cao chất lượng nguôn nhân lực - 72 -
2.2. Thực hiện các biện pháp khuyến khích các thành viên - 75 -
3. Một số kiến nghị chung với công ty - 76 -
KẾT LUẬN - 77 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 78 -

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top