daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên con đường đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển về mọi mặt. Phát triển các khu vực kinh tế vùng biển là một vấn đề được chính phủ quan tâm rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai đồng bộ chương trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Ngành đóng tàu và ngành hàng hải nước ta tuy còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, nhưng được sự quan tâm và đầu tư vốn của nhà nước, nhiều nhà máy đang được xây dựng, nhiều con tàu được đóng mới với trọng tải lớn không kém gì các nước trên thế giới. Nhiều tàu được đóng mới theo tiêu chuẩn quốc tế và được đăng kiểm nước ngoài chứng nhận. Trong các ngành vận tải thì ngành vận tải đường biển được nhiều người quan tâm bởi lượng hàng vận chuyển rất lớn, cước phí lại rất rẻ. Do vậy việc đóng mới những con tàu hàng để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước cũng như vận chuyển hàng hoá từ nước ta với các nước trên thế giới là không thể thiếu được. Để thực hiện được điều này trường Đại học Hàng hải chúng ta phối hợp với các trường kỹ thuật khác đào tạo những kỹ sư phục vụ cho việc vận hành, khai thác và đóng mới tàu thuỷ giúp cho ngành công nghiệp đóng tàu ngày một bắt nhịp với các ngành đóng tàu khác trên thế giới.
Sau 3 tháng thực tập tại Công ty Đóng Tàu PTS em được tiếp cận với nhiều thiết bị công nghệ hiện đại mà nhà máy đã sử dụng vào trong công việc. Hiện tại nhà máy đang dần chuyển giao từ một nhà máy đóng mới và sửa chữa sang đóng mới những con tàu, nhưng không phải vì thế mà ta lại không xem trọng vấn đề sửa chữa, bởi nhu cầu của người cần mang tàu vào sửa chữa là rất lớn, bởi vì nếu đưa ra nước ngoài sửa chữa tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa tại nhà máy có đủ thiết bị công nghệ hiện đại và công nhân đủ trình độ để giải quyết những công việc này.
Sau gần 5 năm học tập và nghiên cứa tại khoa Máy Tàu Biển trường Đại học Hàng hải Việt Nam và sau thời gian 3 tháng thực tập tại nhà máy. Để làm rõ một số vấn đề sai hỏng đã và sẽ xảy ra đối với hệ trục và cũng để phục vụ cho công việc sau này của mình. Em quyết định chọn đề tài:
“ Lập quy trình công nghệ sửa chữa hệ trục chân vịt tàu hàng 20000 tấn”
2. Mục đích
Thực hiện đề tài này không ngoài mục đích tìm hiểu và nghiên cứu, mặt khác giúp bản thân làm quen với công việc sau này.
Trau dồi học hỏi về chuyên môn, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn tìm ra mối quan hệ thực tại giữa chúng ta có giải pháp khắc phục và biện pháp xử lý, từ đó tìm ra những biện pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn.
Tìm hiểu những quy trình và những biện pháp công nghệ trong quá trình sửa chữa hệ trục, để có thể theo kịp sự tiến bộ của khoa học hiện đại hiện nay.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp lí thuyết với thực tế việc tìm hiểu quy trình sửu chữa hệ trục của nhà máy nói chung. Đồng thời thông qua những vốn kiến thức đã tích luỹ được qua hơn 4 năm học. Với sự tận tình, nhiệt huyết của thầy Ths Phan Trung Kiên trực tiếp hướng dẫn. Thông qua tài liệu tại thư viện, tại nhà máy … Thông qua một số kỹ sư cùng ngành tại nhà máy trực tiếp nghiên cứu và làm về vấn đề này.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết bị liên quan đến hệ trục tàu, lập quy trình sửa chữa hệ trục.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này có thể được áp dụng tại các nhà máy đóng tàu hay có thể được nhà máy tham khảo và ứng dụng có chọn lọc và cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy, làm tài liệu tham khảo cho các khóa.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu chung tàu hàng rời trọng tải 20000 tấn
1.1.1. Loại tàu và công dụng
Tàu hàng kiểu rời 20000 tấn là loại tàu chế tạo vỏ thép, kết cấu hàn hồ quang điện, lựa chọn trang bị 02 động cơ diezel chính 4 kỳ truyền động gián tiếp cho 02 hệ trục chân vịt thông qua hộp số.
Tàu hàng rời: tàu được đóng mới hay hoán cải có boong đơn, có hai vách dọc và đáy đôi kéo suốt vùng khoang hàng và chủ yếu để chở quặng chỉ ở các khoang giữa.
1.1.2. Vùng hoạt động và cấp thiết kế
Tàu hàng rời 20000 tấn được thiết kế thỏa mãn cấp không hạn chế theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép 2003 do bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường ban hành
1.1.3. Các thông số chủ yếu của tàu
+ Chiều dài lớn nhất : L = 165,55 m
+ Chiều dài giữa hai trụ : L = 157,00 m
+ Chiều rộng thiết kế : B = 26,00 m
+ Chiều cao mạn : H = 13,00 m
+ Chiều chìm toàn tải : T= 8,6 m
+ Trọng tải : D = 20.000 tấn
+ Máy chính : 6LH46LA- Nhật Bản
+ Vòng quay : n = 220 rpm
1.1.4. Các trang thiết bị bố trí buồng máy
a. Giới thiệu chung buồng máy
Buồng máy được thiết kế từ sườn 15 (S15) tới sườn 42 (S42) , di chuyển lên xuống khoang máy nhờ 03 cầu thang chính (02 cầu thang tầng 1 và 01 cầu thang tầng 2) và 01 cầu thang sự cố đề phòng trường hợp xấu.
Trong buồng máy lắp đặt 02 động cơ chính lai chân vịt và các thiết bị liên quan phục vụ hệ thống động lực làm việc, hệ thống ống dẫn toàn tàu. Điều khiển các trang thiết bị được thực hiện trực tiếp tại chỗ trong buồng máy. Điều khiển máy chính được thực hiện tại chỗ trong buồng máy hay từ xa trên boong lái. Một số bơm chuyên dụng có thể điều khiển từ xa trên boong chính như bơm vận chuyển dầu DO, FO, bơm nước vệ sinh toàn tàu, sinh hoạt, các quạt thông gió hầm hàng, thông số buồng máy ...
b. Máy chính
Máy chính có ký hiệu 8320ZCd-8 do hãng GUANGZHOU DIESEL ENGINE FACTORY-CHINA sản xuất, là động cơ diesel 4 kỳ, 8 xilanh xếp hàng thẳng đứng, tăng áp bằng tuabin khí xả. Động cơ được làm mát bằng nước ngọt. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức bằng dầu bôi trơn tuần hoàn cácte khô, khởi động bằng không khí nén, đảo chiều chong chóng bằng hộp số và điều khiển từ xa tại buồng điều khiển tập trung.

Các thông số cơ bản
+ Số lượng máy : 02
+ Tên kiểu máy : 8320ZCd-8
+ Sản xuất tại hãng : GOANGZHOU DIESEL ENGINE
+ Công suất định mức : Ne = 2206 kW
+ Vòng quay định mức : n = 525 rpm
+ Số xilanh i : i = 8
+ Số kỳ : = 4

+ Đường kính xilanh : D = 320 mm
+ Hành trình piston : S = 440 mm

. Thử đường dài
b.1. Mục đích
+ Xác định giá trị khai thác sử dụng, và khả năng hoạt động của con tàu được thể hiện bằng tốc độ, tính ổn định của tàu…
+ Đánh giá chất lượng thi công lắp ráp thiết kế của tàu. Kiểm tra chỉnh lý lại các thông số kỹ thuật mà trong quá trình thử buộc bến không thể thử được.
b.2. Tiến hành thử
+ Công việc thử chỉ tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh công việc thử tại bến, và đã sửa chữa khắc phục hoàn chỉnh các sai sót.
+ Trước khi thử phải kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị bảo vệ an toàn cho việc thử đường dài.
+ Trong thời gian chạy thử phải đo các thông số của hệ trục theo vòng quay máy ở từng chế độ và cứ 15 phút ghi lại một lần, riêng ở vòng quay định mức cứ 30 phút ghi lại một lần.
+ Công việc thử cũng nhằm kiểm tra độ tin cậy của hệ động lực đặc biệt là chất lượng của hệ trục, sự liên quan của các thiết bị máy móc, các thông số và điều kiện khai thác của con tàu.
+ Việc thay đổi tải bằng phương pháp thay đổi vòng quay của động cơ (theo % vòng quay định mức) như bảng 5.2.
+ Kiểm tra độ kín của ống bao trục, các ổ đỡ, nhiệt độ của các gối đỡ với điều kiện, T ôđỡ <60÷70oC.
+ Không có hiện tượng đảo trục, chấn động, các bulông chân ổ tự nới lỏng, không có hiện tượng sụt ổ đỡ, không rò nước qua bộ làm kín.
Bảng 5.2: Thử đường dài
Thứ tự thử Chế độ tải theo tỷ lệ % số vòng quay định mức của động cơ chính Thời gian thử, h
1 25 0,5
2 50 1,0
3 75 1,0
4 100 12,0
5 103 1,0
6 Chạy lùi 1,0
Tổng thời gian thử 17,0

c. Các thông số cần kiểm tra
Trong quá trình thử hệ trục cần kiểm tra các thông số sau
+ Áp lực nước vào bôi trơn
+ Kiểm tra nhiệt độ ống bao, cụm nước làm kín
+ Không có tiếng gõ trong ống bao, các khớp nối và trên toàn hệ trục
+ Kiểm tra hiện tượng đảo chấn, đảo trục, chuyển vị của các gối đỡ, và hiện tượng tháo lỏng của các bulông chân đế.
5.2.4. Bàn giao tàu
+ Biên bản kiểm tra nghiệm thu của Đăng Kiểm kèm theo số đăng ký sử dụng phương tiện.
+ Hồ sơ nghiệm thu hệ trục của KCS.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.1. Giới thiệu chung tàu hàng rời trọng tải 20000 tấn 3
1.1.1. Loại tàu và công dụng 3
1.1.2. Vùng hoạt động và cấp thiết kế 3
1.1.3. Các thông số chủ yếu của tàu 3
1. 2. Giới thiệu chung về hệ trục chân vịt tàu hàng rời trọng tải 20.000 tấn 7
1.2.1. Giới thiệu về hệ trục 7
1.2.2. Kết cấu các chi tiết chính 7
1.3. Giới thiệu về trang thiết bị nhà máy đóng tàu Phà Rừng phục vụ cho quá trình sửa chữa hệ trục tàu hàng rời: 20
1.4. Giới thiệu về các thiết bị đo, yêu cầu trong quá trình làm việc. 23
1.4.1 Trục lắp với chân vịt không dùng then: 23
1.4.2 Bôi trơn gối trục tàu hàng rời 20000 tấn 23
CHƯƠNG 2 CÁC HƯ HỎNG CỦA HỆ TRỤC CHÂN VỊT TÀU HÀNG RỜI 20.000 TẤN 24
2.1. Trục chân vịt 24
2.1.1. Vật liệu và trạng thái làm việc 24
2.1.2. Hư hỏng và nguyên nhân 24
2.2. Trục trung gian 25
2.2.1. Vật liệu chế tạo và điều kiện làm việc 25
2.2.2. Các hư hỏng thường gặp và nguyên nhân 25
2.3. Chân vịt 26
2.3.1. Điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo 26
2.3.2. Các hư hỏng thường gặp và nguyên nhân 26
2.4. Ống bao 27
2.4.1. Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo 27
2.4.2. Các hư hỏng thường gặp và nguyên nhân 27
2.5. Bạc trục chong chóng 28
2.5.1. Vật liệu chế tạo, điều kiện làm việc 28
2.5.2. Các hư hỏng và nguyên nhân 28
2.6. Cụm kín ống bao 29
2.6.1. Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo 29
2.7. Bích nối trục 29
2.7.1. Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo 29
2.7.2 Các hư hỏng chính 29
CHƯƠNG 3 LẬP QUY TRÌNH THÁO VÀ KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT TÀU HÀNG RỜI 20.000 TẤN 31
3.1. Quy trình khảo sát sơ bộ bên ngoài 31
3.1.1. Khảo sát hệ trục trước khi sửa chữa 31
3.1.2. Nội dung khảo sát hệ trục trước sửa chữa 31
3.2. Lập quy trình tháo hệ trục 33
3.2.1. Yêu cầu chung của quá trình tháo 34
3.2.2. Tách đường trục ra khỏi hộp số của động cơ. 34
3.2.3. Tách trục chong chóng ra khỏi trục trung gian 37
3.2.4 Tháo bích rời khỏi trục chân vịt 39
3.2.5. Tháo bộ làm kín ống bao. 40
3.2.6. Tháo cụm ống bao 42
3.2.7. Tháo chân vịt 43
3.2.8 Tháo bạc trục chân vịt 45
3.2. 9. Tháo trục chân vịt 46
3.3. Lập quy trình kiểm tra 47
3.3.1. Kiểm tra trục chân vịt 47
3.3.2. Kiểm tra trục trung gian 51
3.3.3. Kiểm tra chân vịt 52
3.3.5. Kiểm tra bạc trục chân vit 55
CHƯƠNG 4: SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TRỤC TÀU HÀNG 20000 TẤN 57
4.1. Yêu cầu về an toàn lao động trong quá trình sửa chữa 57
4.2. Sửa chữa chân vịt 57
4.2.1. Lập nguyên công sơ bộ 57
4.2.2. Giải thích quy trình 57
4.3. Sửa chữa trục và bạc trục chân vịt 67
4.3.1. Sửa chữa trục chân vịt 67
4.3.2. Sửa chữa bạc trục chân vịt 72
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ THỬ NGHIỆM THU HỆ TRỤC 75
5.1. Quy trình lắp ráp hệ trục 75
5.1.1. Giới thiệu chung 75
5.1.2. Yêu cầu chung trong quá trình lắp ráp 75
5.1.3. Quy trình lắp ráp hệ trục 76
5.1.4. Chỉnh tâm hệ trục 77
5.1.5. Lắp ráp bạc trục chân vịt 79
5.1.6. Lắp ráp trục chân vịt 80
5.1.7. Lắp ráp cụm kín nước ống bao 81
5.1.8. Lắp bích rời vào trục chân vịt 82
5.1.9. Lắp chân vịt 83
5.1.10. Lắp ráp trục trung gian 84
5.2. Quy trình thử nghiệm thu 86
5.2.1. Mục đích 86
5.2.2. Thành phần hội đồng thử 86
5.2.3. Quy tình thử 86
5.2.4. Bàn giao tàu 88


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top