Download miễn phí Giáo trình Tổng quan về mạng và quản trị mạng





MỤC LỤC
Chương 1: Sơ lược lịch sử phát triển của mạng máy tính 4
Hình 1.1. Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên 4
Hình 1.2: Mô hình trao đổi mạng của hệ thống 3270 5
Chương 2: Những khái niệm cơ bản của mạng máy tính 8
I. Định nghĩa mạng máy tính 8
Hình 2.1: Một mô hình liên kết các máy tính trong mạng 9
II. Phân loại mạng máy tính 9
III. Sự phân biệt giữa mạng cục bộ và mạng diện rộng 10
Chương 3: Mô hình truyền thông 12
I. Sự cần thiết phải có mô hình truyền thông 12
Hình 3.1: Mô hình phân tầng gồm N tầng 14
II. Mô hình truyền thông đơn giản 3 tầng 14
Hình 3.2 Mô hình truyền thông 3 tầng 15
Hình 3.3 Ví dụ mô hình truyền thông đơn giản 16
III. Các nhu cầu về chuẩn hóa đối với mạng 18
IV. Một số mô hình chuẩn hóa 19
1. Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) 19
Hình 3.5: Mô hình 7 tầng OSI 20
2. Mô hình SNA (Systems Netword Architecture) 20
Hình 3.6: Tương ứng các tầng các kiến trúc SNI và OSI 22
Chương 4: Mô hình kết nối các hệ thống mở 23
I. Nguyên tắc sử dụng khi định nghĩa các tầng hệ thống mở: 23
II. Các giao thức trong mô hình OSI 24
III. Các chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI. 25
Chương 5: Các đặc tính kỹ thuật của mạng cục bộ 32
I. Cấu trúc của mạng (Topology) 32
II. Những cấu trúc chính của mạng cục bộ 33
1. Dạng đường thẳng (Bus) 33
2. Dạng vòng tròn (Ring) 34
3. Dạng hình sao (Star) 34
III. cách truyền tín hiệu 36
IV. Các giao thức truy cập đường truyền trên mạng LAN 37
V. Đường cáp truyền mạng 39
Chương 6: Các thiết bị liên kết mạng 42
I. Repeater (Bộ tiếp sức) 42
II. Bridge (Cầu nối) 43
III. Router (Bộ tìm đường) 46
Chương 7: Giao thức TCP/IP 52
I. Giao thức IP 52
1. Tổng quát 52
2. Các giao thức trong mạng IP 57
3. Các bước hoạt động của giao thức IP 57
II. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP 58
Chương 8: Các dịch vụ của mạng diện rộng (WAN) 65
Chương 9: Ví dụ một số mạng LAN và WAN 73
I. Mạng Novell NetWare 73
II. Mạng Windows NT 75
III. Mạng Apple talk 76
IV. Mạng Arpanet 79
V. Mạng NFSNET 81
VI. Mạng Internet 82
Chương 10 : Giới thiệu về hệ điều hành mạng Windows NT 86
II. Hệ điều hành mạng Windows NT 86
III. Cấu trúc của hệ điều hành Windows NT 88
IV.Cơ chế quản lý của Windows NT 90
V. Các cơ chế bảo vệ dữ liệu trong Windows NT 92
VI. Giới thiệu về hoạt động của Windows NT Server 93
Chương 11: Hệ thống quản lý của mạng Windows NT 95
I. Quản lý các tài nguyên trong mạng 95
II. Hệ thống quản lý trên Hệ điều hành mạng Windows NT Server 98
III. Các mô hình Domain trong mạng Windows NT 104
Chương 12 : Cài đặt, quản trị, sử dụng mạng Windows NT 108
I. Cài đặt hệ điều hành mạng Windows NT server 108
II. Quản trị mạng Windows NT 112
Chương 13 : Quản lý và khai thác File, thư mục trong mạng Windows NT 126
I. Cơ chế an toàn của File và thư mục trong Windows NT 126
II. Các thuộc tính của File và thư mục 128
III. Chia sẻ Thư mục trên mạng 128
IV. Thiết lập quyền truy cập cho một người sử dụng hay một nhóm 129
V. Sử dụng các thư mục mạng 130
I. Cơ chế in trong mạng Windows NT 132
II. Bảo mật của máy in 134
Chương 15 : Các dịch vụ mạng của Windows NT Server 136
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

(acknowledgment), không sắp xếp tuần tự các gói tin (datagram) đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hay trùng dữ liệu mà không có cơ chế thông báo lỗi cho người gửi. Qua đó ta thấy UDP cung cấp các dịch vụ vận chuyển không tin cậy như trong TCP.
Khuôn dạng UDP datagram được mô tả với các vùng tham số đơn giản hơn nhiều so với TCP segment.
Hình 7.7: Dạng thức của gói tin UDP
UDP cũng cung cấp cơ chế gán và quản lý các số hiệu cổng (port number) để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do ít chức năng phức tạp nên UDP thường có xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường được dùng cho các ứng không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận.
Hình 7.8: Mô hình quan hệ họ giao thức TCP/IP
Chương 8: Các dịch vụ của mạng diện rộng (WAN)
Hiện nay trên thế giới có nhiều dịch vụ dành cho việc chuyển thông tin từ khu vực này sang khu vực khác nhằm liên kết các mạng LAN của các khu vực khác nhau lại. Để có được những liên kết như vậy người ta thường sử dụng các dịch vụ của các mạng diện rộng. Hiện nay trong khi giao thức truyền thông cơ bản của LAN là Ethernet, Token Ring thì giao thức dùng để tương nối các LAN thông thường dựa trên chuẩn TCP/IP. Ngày nay khi các dạng kết nối có xu hướng ngày càng đa dạng và phân tán cho nên các mạng WAN đang thiên về truyền theo đơn vị tập tin thay vì truyền một lần xử lý.
Có nhiều cách phân loại mạng diện rộng, ở đây nếu phân loại theo phương pháp truyền thông tin thì có thể chia thành 3 loại mạng như sau:
Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Mạng thuê bao (Leased lines Network)
Mạng chuyển gói tin (Packet Switching Network)
I. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Để thực hiện được việc liên kết giữa hai điểm nút, một đường nối giữa điểm nút này và điêm nút kia được thiết lập trong mạng thể hiện dưới dạng cuộc gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch.
Hình 8.1: Mô hình mạng chuyển mạch
Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại, các thuê bao khi biết số của nhau có thể gọi cho nhau và có một đường nối vật lý tạm thời được thiết lập giữa hai thuê bao.
Với mô hình này mọi đường đều có thể một đường bất kỳ khác, thông qua những đường nối và các thiết bị chuyên dùng người ta có thể liên kết một đường tạm thời từ nơi gửi tới nơi nhận một đường nối vật lý, đường nối trên duy trì trong suốt phiên làm việc và chỉ giải phóng sau khi phiên làm việc kết thúc. Để thực hiện một phiên làm việc cần có các thủ tục đầy đủ cho việc thiết lập liên kết trong đó có việc thông báo cho mạng biết địa chỉ của nút nhận.
Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch là chuyển mạch tương tự (analog) và chuyển mạch số (digital)
Chuyển mạch tương tự (Analog): Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyển mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm sử dụng một thiết bị có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyền các tín hiệu số từ máy tính sao tín hiệu tuần tự có trể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại.
Hình 8.2: Mô hình chuyển mạch tương tự
Khi sử dụng đường truyền điện thoại để truyền số liệu thì các chuẩn của modem và các tính chất của nó sẽ quyết định tốc độ của đường truyền. Cùng với các kỹ thuật chuyển đổi tín hiệu các chức năng mới như nén tín hiệu cho phép nâng tốc độ truyền dữ liệu lên rất cao.
Loại
Tốc độ (bps)
Loại nén
Tốc độ thực tế (bps)
Bell 212A
1200
CCITT V22
1200
CCITT V22 bis
2400
MNP Class 5
2400 - 3600
CCITT V32
9600
MNP Class 5, V42 bis
9600 - 19200
CCITT V32 bis
14400
MNP Class 5, V42 bis
14400 - 33600
Hình 8.3: Bảng kỹ thuật modem
Các kỹ thuật nén thường dùng là MNP Class 5 và V42 bis, MNP Class 5 cho phép nén với tỷ lệ 1.5:1 và V42 bis nén với tỷ lệ 2:1. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ nén có thể thay đổi dựa vào dạng dữ liệu được truyền.
Chuyển mạch số (Digital): Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiên được AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số Acnet với đường truyền 56 kbs. Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòi hỏi sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit - DSU) vào vị trí modem trong chuyển mạch tương tự. Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu số đơn chiều (unipolar) từ máy tính ra thành tín hiệu số hai chiều (bipolar) để truyền trên đường truyền.
Hình 8.3: Mô hình chuyển mạch số
Mạng chuyển mạch số cho phép người sử dụng nâng cao tốc độ truyền (ở đây do khác biệt giữa kỹ thuật truyền số và kỹ thuật truyền tương tự nên hiệu năng của truyền mạch số cao hơn nhiều so với truyền tương tự cho dù cùng tốc độ), độ an toàn.
Vào năm 1991 AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số có tốc độ 384 Kbps. Người ta có thể dùng mạng chuyển mạch số để tạo các liên kết giữa các mạng LAN và làm các đường truyền dự phòng.
II. Mạng thuê bao (Leased line Network)
Với kỹ thuật chuyển mạch giữa các nút của mạng (tương tự hay số) có một số lượng lớn đường dây truyền dữ liệu, với mỗi đường dây trong một thời điểm chỉ có nhiều nhất một phiên giao dịch, khi số lượng các trạm sử dụng tăng cao người ta nhận thấy việc sử dụng mạng chuyển mạch trở nên không kinh tế. Để giảm bớt số lượng các đường dây kết nối giữa các nút mạng người ta đưa ra một kỹ thuật gọi là ghép kênh.
Hình 8.4: Mô hình ghép kênh
Mô hình đó được mô tả như sau: tại một nút người ta tập hợp các tín hiệu trên của nhiều người sử dụng ghép lại để truyền trên một kênh nối duy nhất đến các nút khác, tại nút cuối người ta phân kênh ghép ra thành các kênh riêng biệt và truyền tới các người nhận.
Có hai cách ghép kênh chính là ghép kênh theo tần số và ghép kênh theo thời gian, hai cách này tương ứng với mạng thuê bao tuần tự và mạng thuê bao kỹ thuật số. trong thời gian hiện nay mạng thuê bao kỹ thuật số sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo thời gian với đường truyền T đang được sử dụng ngày một rộng rãi và dần dần thay thế mạng thuê bao tuần tự.
1. cách ghép kênh theo tần số
Để sử dụng cách ghép kênh theo tần số giữa các nút của mạng được liên kết bởi đường truyền băng tần rộng. Băng tần này được chia thành nhiều kênh con được phân biệt bởi tần số khác nhau. Khi truyền dử liệu, mỗi kênh truyền từ người sử dụng đến nút sẽ được chuyển thành một kênh con với tần số xác định và được truyền thông qua bộ ghép kênh đến nút cuối và tại đây nó được tách ra thành kênh riêng biệt để truyền tới người nhận. Theo các chuẩn của CCITT có các cách ghép kênh cho phép ghép 12, 60, 300 kênh đơn.
Người ta có thể dùng đường thuê bao tuần tự (Analog) nối giữa máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất. Khi máy của người sử dụng gửi dữ liệu thì kênh dữ liệu được ghép với các kênh khác và truyền trên đưòng truyền tới nút đích và được phân ra thành kênh riêng biệt trước khi gửi tới máy của người sử dụng. Đường nối giữa máy trạm của người sử dụng tới nút mạng thuê bao cũng giống như mạng chuyển mạch tuần tự...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top