glass_moon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MÔ-ĐUN 1:
GIỚI THIỆU: TẬP HUẤN VỀ BLGĐ CHO CÁC CÁN BỘ HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP TẠI VIỆT NAM
Mục 1: Xuất phát điểm và mục đích của tài liệu
Mục 2: Xác định bối cảnh
MÔ-ĐUN 2:
TÌM HIỂU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1: Hiểu về mối liên hệ giữa bất bình đẳng giới và BLGĐ
Mục 2: Khái niệm giới và bình đẳng giới
Mục 3: Định nghĩa bạo lực gia đình
Mục 4: Quan niệm sai lầm và sự thực về bạo lực gia đình
Mục 5: Tìm hiểu về Vòng tròn bạo lực
Mục 6: Hậu quả của bạo lực gia đình
Mục 7: Tóm tắt ý chính
MÔ-ĐUN 3:
KHUNG PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1: Tiêu chuẩn quốc tế liên quan
Mục 2: Khung pháp lý của Việt Nam
Mục 3: Thủ tục pháp lý
Mục 4: Các cơ quan có trách nhiệm
MÔ-ĐUN 4:
XỬ LÝ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI CÁC VỤ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1: Giải quyết bạo lực gia đình với tư cách là cơ quan xử lý ban đầu-Tổng quan
Mục 2: Xử lý bạo lực gia đình – Tiếp nhận thông tin ban đầu
Mục 3: Đến hiện trường vụ việc bạo lực gia đình
Mục 4: Công tác thu thập chứng cứ
Mục 5: Đánh giá ban đầu về vụ việc bạo lực gia đình
Mục 6: Lập và quản lý hồ sơ
Mục 7: Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân
MÔ-ĐUN 5:
HỆ THỐNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1: Khái quát về hệ thống xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình
Mục 2: Xử phạt hành chính trong các vụ việc bạo lực gia đình
Mục 3: Các biện pháp khác liên quan tới vi phạm hành chính
MÔ-ĐUN 6:
HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ CÁC VỤ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1: Khái quát về hệ thống tư pháp hình sự trong giải quyết các vụ án bạo lực gia đình
Mục 2: Tiến hành điều tra vụ án hình sự
Mục 3: Quyết định khởi tố vụ án hình sự
Mục 4: Các biện pháp ngăn chặn phù hợp
Mục 5: Tiến hành phiên tòa
Mục 6: Kỹ thuật làm việc với nạn nhân
PHỤ LỤC
Giới thiệu: Tập huấn về phòng chống bạo lực gia đình cho các cán bộ hành pháp và tư pháp tại
Việt Nam
Mục 1: Xuất phát điểm và mục đích của Tài liệu 1
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một vấn đề phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, ở tất cả các nền văn hóa và nhóm xã hội.
Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, tình cảm, tài chính và xã hội đối với các nạn nhân, các gia đình và cộng
đồng. Các nạn nhân phần lớn là phụ nữ, những người gặp phải rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ pháp
lý và các biện pháp bảo vệ. Ở nhiều xã hội trong đó có Việt Nam, bất bình đẳng giới từ bao đời và nền văn hóa phụ
hệ đã khiến người phụ nữ phải chấp nhận, cam chịu và thậm chí giải thích một cách duy lý BLGĐ và giữ im lặng khi
bị BLGĐ. Quốc tế đã nhận thấy sự cần thiết phải có phương pháp tiếp cận toàn diện và đa ngành để giải quyết vần
đề xã hội phức tạp này, trong đó các cơ quan hành pháp và tư pháp có vai trò vô cùng quan trọng.
Luật Phòng, chống BLGĐ mới được thông qua gần đây của Việt Nam nêu lên một thông điệp rõ ràng rằng BLGĐ
là không thể chấp nhận được và không còn được coi là “chuyện riêng tư”. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan nhà nước và
tổ chức xã hội có trách nhiệm cùng phối hợp để giải quyết BLGĐ một cách toàn diện, đồng bộ. Các cơ quan hành
pháp và tư pháp là những cơ quan chủ chốt, có thể phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ nạn nhân, xử lý người gây
bạo lực, giúp nạn nhân tiếp cận với các dịch vụ tư pháp và được bồi thường, đáp ứng những nhu cầu đặc biệt và
tính dễ tổn thương của các nạn nhân là phụ nữ trong hệ thống pháp lý.
Tài liệu tập huấn này dành cho các cán bộ trong cơ quan hành pháp và tư pháp. Nó được thiết kế chủ yếu cho
những người tiếp cận đầu tiên khi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên tài liệu cũng sẽ có ích đối với những cán bộ khác trong
ngành tư pháp như kiểm sát viên, thẩm phán, nhân viên hành chính của tòa và các cán bộ tư pháp tham gia phòng
ngừa, điều tra, truy tố và xét xử các vụ BLGĐ. Tài liệu tập huấn này được xây dựng bởi Cơ quan phòng chống ma tuý
và tội phạm Liên Hiệp quốc (UNODC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Đây là một trong
những hợp phần quan trọng nhất trong dự án của UNODC “Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và
tư pháp chống BLGĐ ở Việt Nam” (VNM/T28), và là một phần trong Chương trình chung về Bình đẳng giới của Cơ
quan LHQ.
1.1 Mục tiêu của Tài liệu tập huấn
Cuốn tài liệu này nhằm:
• Tăng cường hiểu biết cho cán bộ Công an, Uỷ ban nhân dân (UBND), các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án về động cơ của BLGĐ, nguyên nhân gốc rễ của bạo lực và khái niệm về bình đẳng giới.
• Giới thiệu đến cán bộ cảnh sát và tư pháp các luật của Việt Nam và chuẩn mực quốc tế liên quan đến
những vần đề chính trong việc giải quyết BLGĐ, nhất là bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
• Phát triển kỹ năng cho cán bộ Công an và UBND địa phương - những người tiếp cận đầu tiên khi BLGĐ xảy
ra; cho cán bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án để có thể giải quyết hiệu quả vấn đề BLGĐ, đảm
bảo an toàn cho nạn nhân đồng thời buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm.
1.2 Các đối tượng đích
Đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ hành pháp và tư pháp, trong đó chủ yếu bao gồm:
• Những người tiếp cận đầu tiên, bao gồm cán bộ Công an và UBND địa phương
• Cán bộ điều tra hình sự;
• Kiểm sát viên;
• Các thẩm phán và cán bộ Tòa án.
Thành phần dự tập huấn còn có thể bao gồm cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vì cán bộ Hội là thành viên các
tổ hòa giải và có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát trong vấn đề này. Ngoài ra, cán bộ tư pháp của xã hay huyện
là người hướng dẫn các tổ hòa giải nên cũng rất có lợi nếu được tham gia tập huấn.
1.3 Phạm vi của tài liệu tập huấn
Tài liệu tập huấn này chủ yếu tập trung vào bạo lực đối với phụ nữ trong quan hệ gia đình và quan hệ tình cảm,
bao gồm bạo lực từ chồng hay bạn tình, chồng cũ hay bạn tình cũ, đồng thời gồm cả bạo lực từ các thành viên
khác trong gia đình như con trai, bố mẹ chồng, hay những người thân khác.
Mặc dù các hình thức khác của bạo lực gia đình cũng nghiêm trọng, xong trong khuôn khổ dự án tài liệu này tập
trung đề cập tới những đặc thù của bạo lực đối với phụ nữ trong quan hệ tình cảm. Thực tế cho thấy nạn nhân của
BLGĐ phần đông là phụ nữ. Mặc dù các số liệu có khác nhau, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số nạn nhân là phụ nữ
chiếm tới 95% tổng số các vụ BLGĐ 2. Sự bất bình đẳng giới ăn sâu bám rễ và nền văn hóa phụ hệ vẫn là nguyên
nhân khiến những nạn nhân nữ dễ bị tổn thương và hạn chế trong việc thực hiện quyền của mình. Các nạn nhân
nữ cần có sự hỗ trợ và bảo vệ đặc biệt do tính chất quan hệ tình cảm mà trong đó bạo lực xảy ra.
Tài liệu này không đề cập chi tiết tới trường hợp trẻ em là nạn nhân trực tiếp của BLGĐ bởi việc này đòi hỏi các kỹ
năng chuyên biệt trong việc xác định, đánh giá và tương tác với trẻ em bị bạo lực. Tuy nhiên, ngày nay người ta
ngày càng khẳng định việc trẻ em chứng kiến bạo lực với mẹ mình cũng được coi nạn nhân và bởi vậy các biện
pháp can thiệp để bảo vệ và hỗ trợ các bà mẹ cũng cần xem xét đến nhu cầu của con cái họ.
1.4 Cấu trúc của tài liệu tập huấn
Tài liệu bao gồm các mô-đun sau:
1. Giới thiệu: Tập huấn về phòng chống BLGĐ cho cán bộ hành pháp và tư pháp tại Việt Nam
2. Hướng dẫn cho giảng viên về cách tiếp cận hiệu quả trong tập huấn phòng chống BLGĐ
3. Kiến thức về Bình đẳng giới và BLGĐ
4. Khung pháp lý phòng chống BLGĐ tại Việt Nam
5. Những người tiếp cận đầu tiên khi bạo lực xảy ra
6. Hệ thống xử lý hành chính và các tình huống BLGĐ
7. Hệ thống tư pháp hình sự và các tình huống BLGĐ
Các mô-đun được thiết kế để mang tính thực tế, cụ thể và hữu dụng. Mỗi mô-đun bao gồm tóm tắt các nội dung
chính của vấn đề, tài liệu tham khảo về luật pháp, chính sách và thực tế liên quan của Việt Nam; ví dụ về những
thực tiễn tốt và chuẩn mực quốc tế.
Chương trình tập huấn sử dụng phương pháp học tập trải nghiệm và cùng tham gia trong đó có nhiều kỹ thuật
tập huấn khác nhau như các hoạt động khởi động và “phá băng”, thuyết trình và thảo luận, làm việc theo nhóm,
động não, xử lý tình huống, đóng vai và mô phỏng.
Chương trình tập huấn này kéo dài 3 ngày. Ngày đầu tiên được thiết kế nhằm tăng cường kiến thức và sự hiểu biết
cho học viên về khái niệm giới và BLGĐ. Buổi sáng ngày thứ hai sẽ giới thiệu khung pháp lý phòng chống BLGĐ ở
Việt Nam. Buổi chiều ngày thứ hai và ngày cuối cùng được thiết kế để nêu bật lên vai trò và kỹ năng của Công an
địa phương với tư cách người tiếp cận đầu tiên khi bạo lực xảy ra, đồng thời cũng được thiết kế có hiệu quả cho
các Điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.
Mục 2: Xác định bối cảnh
2.1 Bạo lực gia đình ở Việt Nam
BLGĐ là vấn đề thường xuyên và nghiêm trọng trong cuộc sống của nhiều phụ nữ ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Các phương tiện thông tin đại chúng chỉ đưa tin về một số ít các vụ việc gây chấn động, thường là những
vụ mà hệ thống tư pháp hình sự biết đến, nhưng đa phần các vụ BLGĐ không được trình báo và không được biết
đến. Nhiều nạn nhân không trình báo với Công an hay chia sẻ với người khác vì thấy xấu hổ, bối rối hay sợ hãi.
Đặc biệt việc cưỡng bức tình dục trong hôn nhân thường rất ít được biết đến, có chăng cũng rất ít vụ được trình
báo. Những nạn nhân BLGĐ có trình báo với Công an có thể lại được Công an cơ sở khuyên nên tiếp tục sống với
người chồng bạo lực để giữ gìn gia đình hay giới thiệu sang tổ hòa giải, nơi có thể cho rằng phụ nữ cũng có lỗi
trong vụ việc bạo lực. Nạn nhân của những vụ việc được xử lý hành chính hay hình sự có thể bị tổn thương thêm
lần nữa trong quá trình đó.
Cũng như ở nhiều xã hội khác, BLGĐ ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Nó được tiếp sức bởi truyền thống văn
hóa và niềm tin mạnh mẽ về gia đình và vai trò giới trong quá khứ. Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa nam và nữ
được chính thức thừa nhận trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Tuy nhiên, nam giới tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo
trong và ngoài gia đình trong khi phụ nữ chịu trách nhiệm chính về việc nhà và chăm sóc con cái. Quan niệm cho
rằng người chồng có thể dùng vũ lực như một cách hợp pháp để giáo dục hay chấn chỉnh vợ mình thường được
đưa ra để hợp lý hóa hành vi bạo lực thành một cách hữu hiệu để duy trì sự kiểm soát đối với phụ nữ.
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của gia đình được nhấn mạnh trong Hiến pháp. Cũng như trong tất cả các xã hội, gia
đình được xem là đơn vị cơ bản và tự nhiên của xã hội. Để xây dựng các gia đình lành mạnh, hôn nhân tiến bộ và
hạnh phúc, các thành viên trong gia đình cần đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và phẩm giá. Thông thường, công
tác hòa giải BLGĐ thường chú trọng việc lập lại hòa khí và duy trì gia đình chứ không vì sự an toàn của người phụ
nữ. Nếu nguyên nhân gốc rễ của bạo lực không được giải quyết thì bạo lực sẽ còn tiếp diễn và điều đó đe dọa sự
ổn định của gia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm cả những trẻ em
phải chứng kiến bạo lực.
Hiện nay chưa có dữ liệu toàn diện về tình trạng BLGĐ tại Việt Nam. Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa qua đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc về tình hình bạo lực gia đình đối
với phụ nữ và báo cáo khảo sát dự kiến được công bố vào cuối năm 2011. Một số nghiên cứu trên diện hẹp đã góp
phần nâng cao hiểu biết về tình trạng BLGĐ phổ biến ở Việt Nam 3. Các nghiên cứu cho thấy BLGĐ đang diễn ra ở
mọi vùng miền, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi giai cấp, thành phần kinh tế và tầng lớp xã hội. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng BLGĐ có thể bao gồm việc bỏ bê, chửi bới, đánh đập và bắt ép quan hệ tình dục; dạng bạo lực phổ biến
nhất là bạo lực của chồng đối với vợ 4.
Các nghiên cứu cũng cho thấy một số khó khăn chủ yếu đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực 5:
• BLGĐ thường được nhìn nhận như một“vấn đề gia đình”mà sự can thiệp của người ngoài chỉ là giải pháp
cuối cùng.
• Cả nam giới và phụ nữ đều coi việc đàn ông chửi bới hay đánh vợ để phạt hay dạy vợ là có thể chấp
nhận nếu người vợ xúc phạm chồng hay hành xử trái với ý chồng, trái với gia pháp nhà chồng hay các
tiêu chuẩn xã hội.
• Nhiều người quan niệm rằng đàn ông đánh vợ là do những đặc điểm tự nhiên của nam giới như nóng
nảy, thiếu kiên nhẫn hay say rượu.
• Rất ít người nhận thấy BLGĐ đối với phụ nữ bắt nguồn từ quan hệ bất bình đẳng và những định kiến
giới.
Số liệu thống kê của Việt Nam
• Tại một làng của Việt Nam, ước tính có 70% các ông chồng thường xuyên có hành vi bạo lực về thể chất
đối với vợ 6.
• Tại một làng khác, khoảng 40% những người vợ thường xuyên bị đánh đập.
• Chỉ 3,5% số nam giới và 23% số phụ nữ tham gia một khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam coi việc
đánh vợ là không thể chấp nhận được 7.
• BLGĐ là nguyên nhân của 66% tổng số các vụ ly hôn 8.
• Một nghiên cứu cho thấy hơn 32% các vụ BLGĐ có nạn nhân phải hứng chịu một hay nhiều hành vi kiểm
soát của bạn đời/bạn tình 9.
• Tại một bệnh viện ở Việt Nam, mỗi ngày có trung bình 5-6 phụ nữ nhập viện do hậu quả của BLGĐ. 50%
các ca nhập viện là do chấn thương đầu; 40% có vết thương khắp cơ thể; 15% bị bạo lực hơn 10 năm 10.
• Trung bình 2-3 ngày có một trường hợp tử vong vì nguyên nhân BLGĐ 11.
UNODC đã tiến hành một nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp cho nạn nhân BLGĐ ở Việt Nam. Một số phát
hiện chính bao gồm 12:
• Hầu hết nạn nhân (65%) thấy việc trình báo các vụ BLGĐ tới Công an là dễ dàng và cho rằng Công an đã
lịch sự với nạn nhân (76%), tuy nhiên nhiều người chưa hài lòng với kết quả xử lý của Công an (47%) và
cho rằng các biện pháp xử lý của Công an chưa đủ nghiêm minh (54%).
• Trong 83% các vụ việc thì Công an có đến nhà nạn nhân; tuy nhiên, 34% được Công an yêu cầu tự giải
quyết vụ việc trong nội bộ gia đình hay liên hệ với các cơ quan khác như Hội Phụ nữ hay tổ hòa giải.
• Chỉ có 8% các nạn nhân sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý.
• Trong 77% các vụ BLGĐ được hòa giải, bạo lực vẫn tiếp diễn sau hòa giải.
Dữ liệu về tình hình thế giới 13
• Trên toàn cầu, tính trung bình, cứ 3 phụ nữ thì ít nhất có 1 người trong đời từng bị đánh, bị ép buộc quan
hệ tình dục hay bị bạo lực theo hình thức khác bởi chồng/bạn tình*
• Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, phụ nữ tuổi từ 15 - 44 có nguy cơ bị hãm hiếp và BLGĐ cao hơn nguy
cơ bị ung thư, tai nạn xe máy, chiến tranh và bệnh sốt rét.
• Các nghiên cứu chỉ ra rằng trên thế giới, khoảng ¼ đến ½ phụ nữ từng bị chồng/bạn tình bạo lực.
• Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy ½ trong tổng số phụ nữ bị sát hại đã thiệt mạng dưới tay chồng
hay bạn tình hiện tại hay trước kia của họ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở Australia, Canada, Israel, Nam
Phi và Mỹ, 40% - 70% số phụ nữ nạn nhân của các vụ giết người đã bị sát hại bởi chồng/bạn tình của
mình.
• Ở nhiều nước, trong các tiêu chí phân loại phụ nữ đến điều trị ở các phòng cấp cứu của bệnh viện thì nạn
nhân của BLGĐ là đông nhất.
• Hậu quả của bạo lực do chồng/bạn tình gây ra ở Mỹ vượt quá US$5,8 tỉ đô la mỗi năm: $4,1 tỉ đô la chi phí
trực tiếp cho y tế và chăm sóc sức khỏe, còn thiệt hại về năng suất lao động là gần $1,8 tỉ đô la.
• Ở Canada, một nghiên cứu năm 1995 đã ước tính rằng chi phí trực tiếp hàng năm do bạo lực với phụ nữ
là 684 triệu đô la Canada cho hệ thống tư pháp hình sự, 187 triệu đô la cho cảnh sát và 294 triệu đô la cho
chi phí tư vấn và đào tạo, tổng cộng hơn $1 tỉ đô la Canada mỗi năm.
6 Từ Các cơ quan tài trợ cho Chính phủ Việt Nam – Nhóm các tổ chức phi chính phủ hoạt động giảm nghèo, năm 2000.
7 Nghiên cứu của Hội LHPN năm 2001 và 2006.
8 Tòa án Nhân dân Tối cao công bố một báo cáo thống kê giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2005, trong đó cho thấy các tòa án địa
phương trong toàn quốc đã thụ lý và xét xử 186.954 vụ ly hôn do BLGĐ. BLGĐ là một nguyên nhân chính của ly hôn (53% các vụ ly hôn). Báo
cáo năm 2006 của Vụ các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho thấy một xu hướng tương tự: chỉ riêng năm 2005 đã có 39.730 vụ ly hôn do
BLGĐ, chiếm 60% tổng số 65.929 vụ ly hôn: đã trích dẫn tại chương 1 “Tình hình BLGĐ ở Việt Nam” của báo cáo khảo sát chưa công bố của
UNODC.
9 Từ Gunilla Krantz và Nguyen Dang Vung “Vai trò của hành vi kiểm soát trong bạo lực đối với bạn tình và các hậu quả về sức khỏe: một nghiên
cứu cộng đồng ở nông thôn Việt Nam (2009) Sức khỏe cộng đồng BMC.
10 Từ một bài báo trong Der Spiegel, Ngôi nhà của Bà Thủy (8/2009).
11 Báo cáo năm 2006 của Bộ Nội vụ được trích dẫn trong chương 1 “Tình hình BLGĐ ở Việt Nam” của báo cáo khảo sát chưa công bố của UNODC.
12“Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp cho nạn nhân BLGĐ ở Việt Nam” do UNODC thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát
triển, Trung tâm Nghiên cứu về Giới và Phát triển (RCGAD) ở Hà Nội và Viện Châu Âu về phòng chống tội phạm (HEUNI) ở Helsinki.
13 Ủy ban LHQ về Địa vị của Phụ nữ, 2000 và Đoàn kết nhằm Chấm dứt Bạo lực Đối với Phụ nữ: Báo cáo Chiến dịch của Tổng thư ký Liên hợp
quốc.
2.2 Phương pháp giải quyết đa diện
BLGĐ là hành vi không phải sinh ra đã có mà hình thành trong cuộc sống, trong đó sự áp bức thể chất và tâm lý
được dùng để xác lập và duy trì sự kiểm soát đối với bạn tình/vợ chồng. Đây thường là một dạng hành vi theo chu
kỳ, ngày càng leo thang về mức độ nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống và sự bình yên của nạn nhân và con cái. BLGĐ
cần được xem xét nghiêm túc và cần được Nhà nước xử lý một cách quyết liệt.
Việt Nam đã có những nỗ lực nghiêm túc nhằm giải quyết vấn đề BLGĐ, ví dụ thể hiện qua việc ban hành Luật
phòng, chống BLGĐ năm 2007. Cả Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng chống BLGĐ. Điều này đòi
hỏi phải có một phương pháp tiếp cận toàn diện, đa chiều và có sự phối hợp tốt, bao gồm cả việc xây dựng một
nền văn hóa không dung thứ cho bạo lực đối với phụ nữ dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các cơ quan liên quan
của Chính phủ và xã hội dân sự đều phải tham gia phòng chống BLGĐ, bao gồm cả chính quyền địa phương, Ủy
ban nhân dân, các ngành y tế, xã hội, giáo dục, tư pháp, cơ quan hành pháp, các tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp
Phụ nữ và các cơ quan thông tin đại chúng.
Như đã đề cập, BLGĐ đối với phụ nữ gắn chặt và được củng cố bởi những giá trị xã hội cũ, những khuôn mẫu và
thói quen văn hóa. Những nhà chuyên môn trong các cơ quan chính phủ và các ban ngành khác nhau cũng không
miễn nhiễm với các giá trị đó và vì vậy không phải lúc nào cũng nhìn nhận BLGĐ một cách nghiêm khắc như với
các loại bạo lực khác. Phòng chống BLGĐ đòi hỏi những thay đổi dài hạn đối với những thái độ, quan điểm văn
hóa truyền thống về bình đẳng giới và vai trò giới.
Sự vào cuộc của cả cộng đồng
Để chấm dứt vòng tròn BLGĐ, cần có sự phối hợp cộng đồng cùng giải quyết. Mỗi một bộ phận trong
cộng đồng đều có một vai trò riêng: các tổ hòa giải, hệ thống tư pháp hình sự và hành chính, hệ
thống luật dân sự, UBND, các dịch vụ y tế bao gồm cả sức khỏe tâm thần, hệ thống giáo dục, các
phương tiện thông tin đại chúng và các nhóm dân sự xã hội
Cơ quan tư pháp phải phối hợp với các cơ quan khác để giải quyết vấn đề BLGĐ một cách hiệu quả,
tuy nhiên cơ quan tư pháp có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa BLGĐ khi đảm
bảo an toàn cho các nạn nhân của bạo lực và buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm, giúp các
nạn nhân tiếp cận tốt hơn với hệ thống tư pháp và thay đổi cách đối xử của cán bộ hành pháp và tư
pháp với nạn nhân.
2.3 Nhu cầu cần có biện pháp hiệu quả từ các cơ quan hành pháp và tư pháp
Hiện đã có một khung pháp lý giúp các cơ quan công an và tư pháp có những biện pháp chính thức để phòng
ngừa BLGĐ và can thiệp hiệu quả khi bạo lực xảy ra. Các biện pháp đó bao gồm xử lý hình sự, xử phạt hành chính
và xử lý theo Luật dân sự, lệnh cấm tiếp xúc và hòa giải. Tuy nhiên, dù hệ thống tư pháp hành chính và hình sự đã
được thành lập từ lâu nhưng các biện pháp xử lý BLGĐ của cơ quan này hiện còn hạn chế. Thông thường các cơ
quan này chỉ vào cuộc khi xảy ra những vụ rất nghiêm trọng. Hệ thống tư pháp thường chỉ tập trung xử lý bạo lực
xã hội, do người lạ gây ra. Việc xử lý các mối quan hệ gia đình trong các cách giải quyết truyền thống đặt ra nhiều
thử thách cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và tòa án.
Nhiều người hiện vẫn coi BLGĐ là chuyện riêng của gia đình. Các biện pháp xử lý của hệ thống tư pháp hành chính
và hình sự phản ánh đúng quan niệm này. Phương pháp chung của Công an Việt Nam là làm trung gian hòa giải và
làm dịu những mâu thuẫn trong gia đình, không bắt giam người gây bạo lực trừ những vụ rất nghiêm trọng.
3.2 Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác
Giáo dục tại xã, phường, thị
trấn
Đưa vào trường giáo dưỡng 5 Đưa vào cơ sở giáo dục
Cơ sở
pháp lý
Điều 21 của Nghị định quy
định biện pháp và các Điều từ
70 đến 74 quy định thời hạn
và thủ tục.
Điều 22 của Nghị định quy định thẩm
quyền và các Điều từ 75 đến 83 quy
định thời hạn và thủ tục.
Điều 23 của Nghị định
quy định thẩm quyền và
các Điều từ 84 đến 92 quy
định thời hạn và thủ tục.
Thẩm
quyền
Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn có thẩm quyền quyết
định và giám sát người vi
phạm tại nơi cư trú.
Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh
Đối tượng
áp dụng
liên quan
tới vụ việc
BLGĐ
1. Người từ đủ 12 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện hành
vi có dấu hiệu của một tội
phạm nghiêm trọng do cố ý
quy định tại Bộ luật Hình sự;
2. Người từ đủ 12 tuổi trở lên
nhiều lần có hành vi vi phạm
về BLGĐ, trong đó có gây rối
trật tự công cộng
3. Người trên 55 tuổi đối với
nữ và trên 60 tuổi đối với nam
thực hiện hành vi BLGĐ xâm
phạm sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân, vi
phạm trật tự, an toàn xã hội
có tính chất thường xuyên
nhưng chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự
(khoản 2, Điều 25 của Pháp
lệnh)
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một
tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật
Hình sự;
2. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một
tội phạm ít nghiêm trọng hay tội phạm
nghiêm trọng quy định tại Bộ Luật Hình
sự mà trước đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hay chưa bị áp dụng biện pháp này
nhưng không có nơi cư trú nhất định;
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm
trong đó có gây rối trật tự công cộng
mà trước đó bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn hay chưa
bị áp dụng biện pháp này nhưng không
có nơi cư trú nhất định.
Người thực hiện hành vi
xâm phạm tài sản, sức
khỏe, danh dự, nhân
phẩm của công dân, của
người nước ngoài, vi
phạm trật tự, an toàn xã
hội (bao gồm cả BLGĐ) có
tính chất thường xuyên
nhưng chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự,
đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hay chưa bị
áp dụng biện pháp này
nhưng không có nơi cư
trú nhất định.
Thời hạn
áp dụng
Từ ba tháng đến sáu tháng Từ sáu tháng đến hai năm Từ sáu tháng đến hai năm
Trình tự và thủ tục
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Chủ tịch UBND cấp xã tự mình theo đề nghị của một trong các cơ quan, tổ chức sau đây quyết định việc giáo dục
tại xã, phường, thị trấn:
 Trưởng Công an cấp xã;
 Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
 Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở.
Chủ tịch UBND cấp xã cũng có thể quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên cơ sở hồ sơ, biên bản về
hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp
Trước khi quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng
Công an cấp xã, thay mặt Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện
dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 27 bộ quốc phòng Luận văn Kinh tế 0
D Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nền quốc phòng Việt Nam Hỏi đáp Tin học 0
N Công tác đăng kí và quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Tây Hồ Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch Trần Xuân Soạn Luận văn Kinh tế 0
N Một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng ph Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top