o0o_meoiu_o0o

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, có nền tảng chung từ thời tiền sử, được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã hội của khu vực. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bố từ bờ Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc Ấn Độ sang cả châu Đại Dương. Trên cơ sở tầng văn hoá chung đó qua tiếp biến với những nền văn hoá khác, đặc biệt là tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hoá quốc gia khác nhau. Tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của văn hoá khu vực. Việt Nam – một quốc gia ở Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Ấn Độ là một quốc gia có nền văn minh cổ xưa phương Đông. Ấn Độ được biết đến như là xứ sở của tăng lữ và vũ nữ. Đất nước Ấn Độ trải qua mấy nghìn năm tui luyện và hoà hợp, kết tụ và phát triển, đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc thế giới. Văn hoá Ấn Độ là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía Đông thế giới với một dáng vẻ riêng biệt của mình. Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến khu vực này thành khu vực “Hán hoá” hay “Ấn Độ hoá”… mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ. Việt Nam đã tiếp thu ở văn hóa Ấn Độ những nét đặc sắc nhất, đồng thời hòa quyện vào những gì đang tồn tại trong chính nền văn hóa bản địa của mình. Từ đó đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú.
Để góp phần tìm hiểu thêm sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ, nhóm chúng tui chọn đề tài “Tiếp xúc văn hóa Việt Nam - Ấn Độ” để làm đề tài nghiên cứa của mình.



2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về văn hóa Việt Nam là đề tài đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mỗi tác giả đã đi vào nghiên cứu khía cạnh này hay khía cạnh khác với nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Vấn đề tiếp xúc văn hóa mà đặc biệt là tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam - văn hóa Ấn Độ được đề cập đến ở một số công trình nghiên cứu như “ Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” của tác giả Phạm Đức Dương, nhiều tạp chí chuyên nghành về dân tộc và văn hóa… Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu về vấn đề này vẫn còn khá khiêm tốn.
3. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện về sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Với đề tài này, chúng tui mong muốn góp phần vào việc phục dựng lại sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Ấn Độ. Qua đó góp thêm một nguồn tư liệu nhằm giúp cho việc nghiên cứu văn hóa dân tộc cũng như sự những ai quan tâm đến vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu về sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với Ấn Độ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nền văn hóa của 2 nước và cụ thể hơn đó chính là sự tiếp xúc văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là sự tiếp xúc văn hóa của 3 tiểu vong quốc Đại Việt, Champa, Phù Nam với nền văn hóa Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của nhà nước về văn hóa. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, thu thập tài liệu, tổng hợp và nhiều phương pháp nghiên cứu liên nghành khác.


6. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo được chia thành hai chương cơ bản:
Chương I: KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HAI QUỐC GIA ẤN ĐỘ, VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Chương II: TIẾP XÚC VĂN HÓA VIỆT NAM – ẤN ĐỘ
Đây là đề tài nghiên cứu về một vấn đề lớn của văn hoá Việt Nam, trải dài lịch sử Việt Nam xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc; chính vì thế chắc chắn sẽ không thể tránh những thiếu sót. Nhóm chúng tui rất mong nhận được những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng của cô và toàn thể các bạn.













CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HAI QUỐC GIA ẤN ĐỘ, VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1.1. Vị trí địa lý và sự hình thành quốc gia Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.
Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng kiến tạo Ấn Độ (India Plate), phần phía bắc Mảng kiến tạo Ấn - Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats.
1.2. Vị trí địa lý và sự tồn tại các tiểu vong quốc trên lãnh thổ Việt Nam
KẾT LUẬN
Lịch sử Việt Nam diễn ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Là một nước nhỏ lại thường xuyên bị xâm lược bởi các thế lực ngoại bang hùng mạnh, lại có nền văn hóa phát triển vượt trội nên người Việt Nam một mặt phải tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường, gian khổ để giành độc lập dân tộc. Mặt khác, phải tiếp nhận văn hóa của chính kẻ đi xâm lược mình và các lực lượng đối trọng để tạo nên sức mạnh và bản lĩnh dân tộc chống lại mọi sự đồng hóa. Chính sự tiếp nhận này để tạo nên độ khúc xạ riêng làm cho văn hóa Việt Nam phải cộng sinh, phải thích nghi với các nền văn hóa lớn của thời đại, để rồi biến đổi theo hướng hiện đại hóa mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Cùng với quá trình tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa, nền văn hóa Việt Nam đã có sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, và chính sự tiếp xúc này đã biến một Việt Nam đa dân tộc thuộc cơ tầng văn hóa lúa nước Đông Nam Á thành một quốc gia cổ đại có nền văn hóa dân tộc gắn với Nam Á (Ấn Độ). Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là những dấu ấn rất đậm không bao giờ phai dù ở thời cổ đại hay trong thời hiện đại. Nó làm cho văn hóa cư dân Đông Nam Á vốn đa dạng lại càng đa dạng hơn. Thời Lý – Trần, khi đất nước phát triển thịnh vượng, các vua muốn đi theo con đường khác và muốn trở về với văn hóa Đông Sơn, lấy Phật giáo làm quốc giáo, tự nhận mình là con của Phật – Lỳ Phật Tử (là con của Phật chứ không phải là Thiên tử như ở Trung Quốc). Trong lịch sử, có thể nói đây là lúc các triều đại phong kiến Việt Nam đang loay hoay, muốn thử nghiệm cho mình một hướng đi khác với mô hình chính trị của Trung Quốc, muốn thoát khỏi Nho giáo, những không thể làm khác được. Về sau, nhất là cuối Trần đầu Lê, đất nước ngày càng gắn chặt với mô hình đất nước Trung Hoa.
Do những điều kiện khách quan của lịch sử, nước ta thời độc lập, các vua chúa vừa phải lo xây dựng đất nước, lo cuộc sống của dân lại phải chống lại các cuộc đem quân sang xâm lược chính quyền phương Bắc. Có thể nói rằng, dưới thời độc lập này, hầu như dưới vương triều nào của Đại Việt cũng có những cuộc đem quân sang xâm lược. Chính quyền phương Bắc đã đưa ra hết lý do này đến lý do khác để xâm lược từ việc cống nạp trễ, các sản vật nộp cống không theo yêu cầu của thiên triều, thậm chí khi nghe triều chính nước ta có việc lục đục hay sắp sụp đổ là ngay lập tức đem quân sang. Trong bối cảnh đó buộc các triều đình phong kiến Việt Nam phải theo sát mô hình chính trị của Trung Quốc, phải triều cống thiên triều và có thể nói chỉ có những điều này mới có thể giữ cho Đại Việt độc lập, phát triển và tránh sự sụp đổ như Chân Lạp, Chămpa với việc theo mô hình văn hóa Ấn Độ, đã tổ chức mô hình chính trị, xã hội không thật sự bền vững, dứt khoát. Nhà vua cai trị đất nước không dựa vào thực lực của bản thâm mà luôn dựa vào yếu tố thần thánh. Do đó mà không tổ chức được mô hình chính trị bền vững, chặt chẽ. Trong khi đó, mô hình văn hóa Trung Hoa là chế độ vương quyền không kết hợp với thần quyền mà chỉ dựa trên chế dộ tông tộc, cha truyền con nối. Đó là một chế độ chính trị ưa độc tôn, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay tay nhà vua.
Lợi thế của Việt Nam là nơi hội tụ của một nền văn minh lớn Nam Á nhưng lại rất Đông Nam Á, mặc dù ảnh hưởng của Đông Á (Trung Hoa) nổi trội hơn.
Cách lựa chọn và ứng xử của người Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa với Ấn Độ theo hướng lựa chọn những nét đặc sắc, tinh hoa nhất và biến nó phù hợp với nền văn hóa Việt Nam tạo nên tính đa dạng và thống nhất trong nền văn hóa dân tộc.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí (1917 -1934) Lịch sử Việt Nam 3
M Tiểu luận Sự tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị của thế hệ trẻ sẽ tác động những gì đến cuộc sốn Tài liệu chưa phân loại 0
D An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa Y dược 0
D Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa nano PT/C ứng dụng cho pin nhiên liệu metanol trực tiếp Luận văn Sư phạm 0
G Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và tiếp thị quốc tế Smart Campaign Luận văn Kinh tế 0
F Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc Luận văn Kinh tế 0
T Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ Văn hóa, Xã hội 0
T Nghiên cứu thái độ tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet Tâm lý học đại cương 2
C Một số vấn đề động học trong tiếp xúc chất bán dẫn (cấu trúc Nano) với môi trường điện giải Khoa học Tự nhiên 0
Q Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý và hóa sinh của cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung tiếp xúc với h Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top