Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngay sau khi vừa chiếm xong toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, một trong
những công việc đầu tiên thực dân Pháp tiến hành là bắt tay vào xây dựng
một nền giáo dục thuộc địa. Quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đồng
thời cũng đưa đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nền văn mình Âu - Á. Xã hội
Việt Nam gần như bị xáo động hoàn toàn trong cuộc giao lưu, tiếp biến ấy.
Hàng loạt vấn đề nảy sinh từ những sản phẩm của cuộc tiếp xúc Á - Âu
Giáo dục Việt Nam nằm trong sự nửa vời của cái cũ và cái mới. Trí thức với
vai trò là sản phẩm của giáo dục đồng thời cũng là những người đủ khả năng
cất lên tiếng nói để góp phần hoàn bị cho một nền giáo dục quốc dân đã có
những cuộc tranh biện khá sôi nổi trên một loại hình phương tiện đậm chất
Âu châu - báo chí.
Nam Phong tạp chí là một trong những nơi trí thức tân học gửi gắm
nhiều nỗi trăn trở nhất với thời đại, khi xã hội Việt Nam bước sang một giai
đoạn mới dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Nhu cầu canh tân trở thành xu
hướng chung của thời đại và giáo dục trở thành một trong một trong những
chủ điểm quan trọng. Các bài viết về vấn đề giáo dục trên Nam Phong đã
phản ánh phần nào nhu cầu ấy.
Tác giả tập trung đi vào ba vấn đề chính:
- Thái độ của nhóm trí thức Nam Phong, nhóm trí thức mang tư tưởng điều
hoà Đông - Tây, với các chính sách giáo dục thực dân và thực trạng giáo dục
nước nhà.
- Tư tưởng giáo dục của nhóm trí thức Nam Phong: không phủ nhận hoàn
toàn nền giáo dục Nho học, hướng tới sự kết hợp các giá trị văn hóa Đông -
Tây, những mô hình chủ yếu được họ quan tâm…
- Một số giải pháp, đề xuất của nhóm trí thức Nam Phong về phương pháp
dạy và học, về mô hình chung cho giáo dục Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nam Phong tạp chí là tờ báo cận đại được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Khi tiếp cận Nam Phong, có hai hướng được quan tâm nhất và đã
có những công trình ghi dấu sự thành công trên hướng tiếp cận này:
- Về hướng tiếp cận tổng thể phải kể đến công trình nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Xuyên “Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong” (NXB Thuận
Hóa, 2002), Phạm Thị Ngoạn với luận văn “Tìm hiểu Nam Phong tạp chí”…
- Hướng tiếp cận ngôn ngữ và văn học: “Tìm hiểu văn trên Nam Phong
tạp chí” – Luận án tiến sỹ của Nguyễn Đức Thuận, Phạm Thị Thu với đề tài
nghiên cứu cấp trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn “Đông Dương tạp
chí” & “Nam Phong tạp chí” với sự phát triển chữ Quốc ngữ và giáo dục bằng
chữ Quốc ngữ hồi đầu thế kỷ XX”… cùng một số khóa luận, luận văn văn
học và báo chí.
Nhiều bài báo trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu văn
học… và một số trang web cũng khai thác nhiều khía cạnh khác của Nam
Phong cũng như người chủ bút tên tuổi - Phạm Quỳnh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong bài viết của mình, tác giả chỉ thực hiện khảo cứu về những tranh
biện giáo dục ở phương diện giáo dục trường học như phương pháp dạy và
học, nội dung các môn học…
Vấn đề giáo dục gia đình và giáo dục đối với nữ giới tạm đưa ra ngoài
khuôn khổ này. Vấn đề giáo dục đạo đức ít nhiều được đề cập đến vì nó liên
quan đến chủ trương duy trì nền tảng phương Đông trong đó Nho học là một
trong những giá trị cốt lõi.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Bên cạnh những phương pháp cơ bản như phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, đề tài sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ như thống kê, so
sánh…
Nguồn tài liệu chính là những bài viết được khảo trực tiếp từ bộ đĩa
DVD Nam Phong tạp chí được Trung tâm Việt học phát hành. Các bài viết
liên quan vấn đề giáo dục đã được tác giả thống kê lại ở phần phụ lục.
Nguồn tài liệu bổ sung là các công trình liên quan đến lịch sử cận đại
về giáo dục, báo chí, văn hoá… Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến vấn
đề tiếp xúc văn hoá Đông - Tây.
5. Đóng góp của luận văn
Từ góc độ lịch sử, tác giả tiếp cận đề tài từ những tranh biện của trí
thức Việt Nam trên Nam Phong tạp chí để làm rõ những vấn đề liên quan đến
giáo dục. Qua những nghiên cứu các bài viết trên Nam Phong tạp chí, tác giả

muốn đi vào tìm hiểu những suy tư của một thế hệ trí thức trong giai đoạn còn
manh mún. Bộ mặt của giáo dục Việt Nam hiện lên qua những suy tư ấy và
tầm nhìn của trí thức cũng qua đó mà càng rõ nét.
Từ những phân tích trên, luận văn sẽ đi tìm vai trò của tiếng nói tranh
biện tri thức về vấn đề giáo dục, những giá trị cần tiếp thu trong công cuộc cải
cách giáo dục hiện nay. Luận văn hi vọng sẽ góp một phần trong việc nghiên
cứu lịch sử báo chí và lịch sử Việt Nam cận đại.
6. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu trong ba chương
chính với nhiều tiểu mục nhỏ:
Chƣơng 1: Nam Phong tạp chí và nhóm Nam Phong. Trong chương này,
tác giả tập trung nêu rõ hoàn cảnh ra đời, mục đích, diện mạo của tờ Nam
Phong tạp chí, những nhân vật chính của nhóm Nam Phong, quá trình tồn tại
của tạp chí Nam Phong.
Chƣơng 2: Tiếng nói của trí thức Việt Nam về vấn đề giáo dục qua Nam
Phong tạp chí. Đây là chương tập trung khai thác những nội dung nghiên cứu
chính. Tác giả tập trung làm rõ những phản ứng của nhóm Nam Phong trước
chính sách giáo dục thực dân, thái độ của nhóm Nam Phong với nền giáo dục
Việt Nam đương thời.
Chƣơng 3: Tƣ tƣởng điều hoà, kết hợp giá trị văn hoá Đông - Tây trên
lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí. Chương này nêu rõ các tư tưởng
điều hoà, kết hợp giá trị văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục của nhóm
Nam Phong qua việc đề xuất việc nâng cao vai trò của chữ quốc ngữ, đề xuất
mô hình giáo dục mới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top