Download Tiểu luận Nợ nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài ở Việt Nam miễn phí
Chương I: Tổng Quan Về Nợ Nước Ngoài
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài
4. Đánh giá mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam
Chương II : Thực Trạng Nợ Nước Ngoài ở Các Nước Đang Phát Triển Nói Chung Và Việt Nam Nói Riêng.
1. Nợ nước ngoài ở các khu vực
2. Thực trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển
3. Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam
Chương III : Một Số Bài Học Kinh Nghiệm
1. Thực trạng và các giải pháp trả nợ nước ngoài của Nga
2. Thực trạng và khủng hoảng nợ nước ngoài của Dubai
Chương IV : Một Số Giải Pháp Khắc Phục Khủng Hoảng Nợ Nước Ngoài ở Các Nước Đang Phát Triển Nói Chung Và Việt Nam Nói Riêng
Nhóm 1: Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ
Nhóm 2: Quản lý nợ nước ngoài của các doanh nghiệp
Nhóm 3: Về hạn mức vay nợ:
Nhóm 4: Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý nợ nước ngoài
Nhóm 5: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài
Nhóm 6: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, đạo đức cho cán bộ quản lý
Nhóm 7: Tổ chức mạng lưới thông tin nợ nước ngoài

giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng (tính bằng giá trị hiện tại với suất chiết khấu theo thống lệ là 10%) và ngược lại là khoản vay không ưu đãi.
- Phân loại theo thời hạn vay: ngắn hạn và dài hạn.
Nợ ngắn hạn từ 1 năm trở xuống và nợ dài hạn trên 1 năm. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế như kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng ở Châu Á năm 1997 vừa qua. Do vậy, cần điều chỉnh đến mức thấp nhất những khoản nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực thanh toán và những tác động tiêu cực lên nền kinh tế khi có sự rút lui đột ngột các luồng vốn ngắn hạn.
- Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực tư).
Nợ chính thức hay nợ Chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức Nhà nước (đối với một liên bang thì gồm cả nợ của các bang trong liên bang) và nợ của cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố. Ngoài ra, các khoản nợ của khu vực tư nhân do Nhà nước hay tổ chức chính thức bảo lãnh cũng được coi là nợ chính thức vì chính phủ của nước đi vay sẽ chịu trách nhiệm trả vốn và lãi cho nước cho vay trong trường hợp tổ chức đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp chính quyền địa phương hay doanh nghiệp vỡ nợ thì nghĩa vụ nợ bất thường có thể đè lên vai chính phủ trung ương, tùy thuộc vào điều khoản được quy định trong luật lệ về vay mượn hay trong bối cảnh khủng hoảng. Trong khi đó các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay mượn hay do chính quyền địa phương mượn không được bảo lãnh của Chính phủ trung ương là nợ tư nhân. Nợ tư nhân thường là nợ trên thị trường trái phiếu, nợ ngân hàng thương mại và các tư nhân khác. Chính vì vậy, nợ chính thức và nợ tư nhân phải được phân tích riêng vì có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau và Chính phủ cũng phải tính đến các khoản nợ dự phòng cho các nghĩa vụ nợ bất thường.
Phân loại theo chủ thể cho vay: nợ đa phương và nợ song phương.
Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hay đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
3- Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài:
Khác với nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ nói riêng, nợ quốc gia nói chung rất được các nhà quản lý quan tâm vì nợ nước ngoài không chỉ liên quan đến thực trạng nền kinh tế, khả năng trả nợ mà còn liên quan đến khả năng thu hút các nguồn lực tài chính từ bên ngoài phục vụ cho các mục tiêu vĩ mô của nhà nước. Các chỉ số đánh giá nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể.
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài
Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các chỉ số đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài
Chỉ số
Mức độ
trầm trọng
Mức độ
khó khăn
Mức độ
bình thường
1. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với GDP
≥ 50%
30 – 50%
≤ 30%
2. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
≥ 200%
165 – 200%
≤ 165%
3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
≥ 30%
18 – 30%
≤ 18%
4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP
≥ 4%
2 – 4%
≤ 2%
5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
≥ 20%
12 – 20%
≤ 12%
Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay nợ cho quốc gia.
Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả nợ thường được dùng để đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết khả năng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường dùng:
* Khả năng hòan trả nợ vay nước ngoài (EDT/XGS)
- Tổng nợ / Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những vấn đề khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu. Ví dụ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu hay giảm nguồn dự trữ ngoại hối. Chỉ tiêu này ở các nước Đông Á Thái Bình Dương ngày càng giảm dần cho thấy khả năng trả nợ bằng thu nhập xuất khẩu đang trở nên khó khăn, cần có những nguồn thu khác để bù đắp.
* Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (EDT/GNI )
- Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nướcngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hay sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.
*Tỷ lệ trả nợ ( TDS/XGS )
- Tổng nợ phải trả hàng năm / Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đi vay.
Tháng 9 năm 2000, Hiệp định cơ cấu lại nợ cho các quốc gia có đồng tiền không khả năng chuyển đổi đã làm cho mức nợ của các nước này giảm đi đáng kể do đó chỉ số TDS/XGS đang tăng từ sau cuộc khủng khoảng Châu Á thì giảm xuống từ năm 2000.
*Tỷ lệ trả lãi (INT / XGS )
- Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

bmmhtrinh

New Member
Mình có thể xin Link download bản Doc đầy đủ này được không ạ? Thank sự chia sẻ của bạn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top