Hwitford

New Member

Download miễn phí Đề tài Sự lựa chọn chính sách tỷ giá của các quốc gía – bài học cho Việt Nam





Thâm hụt thương mại trong những năm gần đây ngày một gia tăng. Chiều hướng tiêu cực này không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hoá, mà còn thể hiện (thậm chí là khá rõ ràng) trong nhiều chỉ tiêu lớn khác như cán cân thương mại hàng hoá - dịch vụ và tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán.Từ năm 1995 đến năm 2002, trong khi thâm hụt thương mại hàng hoá tăng gần gấp ba, thâm hụt hàng hoá và dịch vụ tăng hơn bốn lần và thâm hụt tài khoản vãng lai gần gấp năm lần. Số tiền Mỹ phải vay muợn mỗi năm để trang trải thâm hụt tài khản vãng lai đã tăng lên 5 lần, từ khoảng 100 tỷ USD năm 1995 đến hơn 500 tỷ USD năm 2002.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủng hoảng tài chính ở Châu Á, và biến động tài chính tiếp sau đó ở một số nước, từ Nga tới Argentina, khiến dòng vốn đầu tư ào ạt rút ra khỏi các nước này và chảy vào một nơi “trú ẩn an toàn”: nước Mỹ. Trong khi đó vào năm 1995-1999, kinh tế Mỹ đạt 6 năm tăng trưởng nhanh liên tiếp với mức lạm phát thấp. Môi trường kinh doanh vững mạnh và thị trường chứng khoán bùng phát đã góp phần thu hút đầu tư vào thị trường tài chính Mỹ, do vậy đẩy giá đồng Đôla lên. Sở hữu nước ngoài đối với tài sản tài chính Mỹ tăng nhanh trong suốt giai đoạn 1996-2002 đã đẩy giá đồng Đôla lên mỗi năm một cao.
Bên cạnh đó còn có một vài sự kiện khác góp phần đẩy giá đồng Đôla lên cao. Vào giữa thập kỷ 90, chính phủ của một số nước lớn, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc, đã can thiệp ngăn không cho đồng Đôla tụt giá, tức là làm cho đồng nội tệ của họ lên giá. Những can thiệp này đã làm tăng giá Đôla một cách hữu hiệu. Một sự kiện quan trọng khác nữa là khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998. Có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự kiện này nếu chúng ta phân tích riêng rẽ tỉ giá đồng Đôla với các “đồng tiền mạnh” của các nước công nghiệp và tỷ giá đồng đô so với đồng tiền của các nước mà Cục Dự trữ Liên bang gọi là “đối tác thương mại quan trọng khác” của Hoa Kỳ, tức các nước đang phát triển và các nước trong quá trình chuyển đối kinh tế.
So với các đồng tiền “mạnh” (đồng Euro và các đồng tiền tiềm nhiệm, cộng với đồng Yên Nhật và đồng Bảng Anh và một vài đồng tiền khác) đồng Đôla bắt đầu lên giá từ giữa năm 1995 và liên tục tăng cho đến tháng 2 năm 2002. Sau đó, Đôla đã mất giá 17 % song điều này có nghĩa là nó mới chỉ giảm có một phần ba nếu so với tỷ lệ 51% trị giá đã tăng so với các đồng tiền này kể từ tháng 4 năm 1995 đến tháng 2 năm 2002.
Tuy nhiên, so với các đồng tiền không mạnh khác, đồng Đôla không hề lên giá cho tới tận cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, khi một số đồng tiền lớn ở Châu Á và một số nơi khác bị phá giá đột ngột (điển hình như đồng Bạt Thái, Đôla Đài loan, đồng Wôn Hàn Quốc, Rupia Indonesia, Ringit Malaysia, Peso Philipin, Rúp Nga). Kết quả là đồng đô là đã lên giá so với các đồng tiền này vào năm 1997-1998. Hầu hết các đồng tiền của Châu Á bị mất giá trong thời gian này đã bắt đầu ổn định vào năm 1999. Tuy nhiên khủng hoảng tiền tệ tiếp theo ở một số nước đang phát triển khác (như Braxil, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina) và việc mất giá tiền tệ ở quy mô nhỏ hơn ở vài nơi (như Mexico) làm cho đồng Đôla lại lên giá hơn nữa so với nhóm tiền tệ này. Tính đến tháng 5/2003, tỷ giá Đôla so với đồng tiền của các nước đang phát triển đã tăng 23% so với tỷ giá năm 1997 và không có dấu hiệu gì cho thấy đồng đô sẽ mất giá. Đây là đồng tiền của những nước chiếm gần một 50% giá trị thương mại và hơn một nửa thâm hụt thương mại của Mỹ. Chính vì vậy, việc đồng Đôla tiếp tục lên giá so với các đồng tiền này đã góp phần đẩy giá trị chung của đồng Đôla lên và gây tác động xấu đến thâm hụt thương mại Mỹ. Trên thực tế, đồng đô tiếp tục lên giá chứ không phải mất giá so với đồng tiền của các nước chiếm phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ.
Một vài nước đang phát triển (như Argentina) gần đây bị khủng hoảng tài chính và buộc phải phá giá tiền của mình. Nhưng lý do chính để đồng Đôla ở mức cao so với các đồng tiền “khác” - đặc biệt là tiền của các nước Đông Á, những nước có thặng dự lớn trong quan hệ thương mại với Mỹ, là chính phủ của nhiều nước này theo đuổi chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Các nước này bỏ qua tác động điều tiết của thị trường đối với đồng Đôla. Điều này hiện cũng đang diễn ra với đồng Euro và các ngoại tệ mạnh khác.
Nhiều nước Đông Á hay cố định tỷ giá tiền của nước mình một cách thấp giả tạo hay can thiệp quá sâu để giữ tỷ giá thấp (nước áp dụng biện pháp thứ 2 này là Nhật Bản, một nước có đồng tiền “mạnh”). Việc theo đuổi chính sách hối đoái bị thao túng như vậy là một bước trong chiến lược tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu, qua đó liên tục đạt thặng dự thương mại với Mỹ và vì vậy xuất khẩu một cách hữu hiệu thất nghiệp sang nước này. Không phải ngẫu nhiên mà những nước ủng hộ triệt để chính sách này là những nước chiếm tỷ trọng lớn tới mức hết sức mất cân đối, thâm hụt thương mại của Mỹ (chỉ riêng Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đã chiếm gần 40% thâm hụt thương mại Mỹ năm 2002).
Các nước định giá đồng nội tệ của mình thấp hơn giá trị thực tế (và giữ cho đồng Đôla định giá quá cao) bằng việc mua Đôla dự trữ. Một vài các nước hàng đầu Châu Á có dự trữ ngoại tệ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1995. Nhật Bản đã tăng giữ trữ ngoại tệ của mình lên 2,5 lần kể từ năm 1995 đến năm 2002, vươn lên đứng đầu thế giới với con số 461,3 tỷ Đôla vào cuối năm 2002. So sánh con số này trong bối cảnh chung có thể thấy dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản vào thời điểm đó gần gấp đối so với dự trữ ngoại tệ của toàn bộ khu vực Euro (246,6 tỷ đô), cho dù so về nhiều chỉ tiêu kinh tế khác (ví dụ như tổng sản phẩm quốc nội) khu vực Euro lớn hơn rất nhiều và dự trữ của các nước sẽ gia nhập khu vực Euro trong tương lai còn vượt dự trữ của Nhật tại năm 1995 và các năm trước đó.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng gần 4 lần kể từ năm 1995 đến năm 2002, đạt 291,2 tỷ, tức là cũng lớn hơn dự trữ của khu vực Euro vào cuối năm 2002. Dự trữ ngoại tệ của Đài Loan, Hồng Kông và Singapo cũng thật lớn so với quy mô khá nhỏ bé của các nước này. Những con số này đã tăng lên đáng kể từ năm 1995 đến năm 2002. Bốn nước công nghiệp mới (NIC) - Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapor - tính tổng chung lại đã tích được 646,9 tỷ dữ trữ ngoại hối vào năm 2002, gấp đôi con số họ có năm 1995 và hơn 2 lần so với khu vực Euro.
Tất nhiên, dự trữ quốc tế tăng ở mức độ nào đó là cần thiết để duy trì khả năng thanh khoản toàn cầu và thúc đẩy thương mại. Khủng hoảng tài chính cuối thập kỷ 90 cho thấy các nước với dự trữ ngoại hối lớn hơn đã thành công hơn trong việc tránh cho tiền của mình bị đầu cơ hay chịu tác động bởi khủng hoảng từ các nước khác. Tuy nhiên có thể thấy ngay rằng, số lượng dự trữ lớn mà các nước Đông Nam Á đã tích cóp được cùng tốc độ tăng nhanh chóng trong những năm gần đây của họ là bằng chứng cho thấy chính phủ các nước này đang cố giữ cho đồng tiền của mình định giá thấp và ngăn không cho chúng tăng tới tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến quan hệ thương mại cân bằng hơn với Hoa Kỳ.
Mặc dù việc đồng đô lên giá vào cuối thập kỷ 90 có thể được giải thích bằng các nhân tố như đã trình bày ở trên, nhưng đợt lên giá gần đây nhất của đồng đô trong thời gian 2000 đến đầu năm 2002 (đặc biệt là so với các đồng tiền mạnh) lại khó có thể giải thích được. Tại thời điểm này, nền kinh tế Mỹ đã phát triển chậm lại và trải qua giai đoạn suy thoái, sau đó lại hồi phục c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu sự lựa chọn con đường Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu của sự lựa chọn và ki Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Đề tài Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn học của học sinh trung học phổ th Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Sự vận dụng lý luận của lênin về CNTB nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top