daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng việt
Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH
ẢNH THỰC VẬT TRONG THÀNH
NGỮ TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn Ngữ

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1
2 Lịch sử vấn đề.................................................................................................................2
3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu..................................................................................3
3.1 Mục đích: .................................................................................................................3
3.2 Nhiệm vụ: .................................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4
6. Bố cục của luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................6
1.1 Khái quát về thành ngữ ................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm thành ngữ.............................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ .......................................................................................6
1.1.3 Nhận diện thành ngữ.............................................................................................8
1.1.4 Giá trị văn hoá – dân tộc của thành ngữ tiếng Việt ...........................................16
1.2 Nghĩa biểu trưng và hình ảnh ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ
tiếng Việt..........................................................................................................................16
1.2.1 Khái niệm nghĩa biểu trưng ................................................................................16
1.2.2 Hình ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt ..............17
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................20
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ ................................................................................20
2.1 Kết quả thống kê, phân loại .......................................................................................20
2.2. Sự phong phú của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt .............................25
2.2.1 Hình ảnh được miêu tả đa dạng về cấu trúc.......................................................25

2.2.2 Hình ảnh đa dạng về phạm vi biểu hiện .............................................................25
2.2.3 Hình ảnh thực vật được liên tưởng từ nhiều góc độ ...........................................26
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................31
MIÊU TẢ NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA ................................31
HÌNH ẢNH THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT...............................................................31
3.1 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng
Việt................................31
3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ so sánh
.......................31
3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ ẩn dụ......................34
3.2 Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa trong thành ngữ ..........................................................39
3.3 Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng ................................................................................41
KẾT LUẬN..........................................................................................................................44


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1 Thành ngữ là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống từ vựng của
một ngôn ngữ. Nó là một loại đơn vị có số lượng lớn, đa dạng về cấu tạo và
phong phú về nội dung. Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc, thành
ngữ dần dần hình thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp
chung. Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc, bao
gồm các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đó. Qua thành ngữ có thể
thấy rõ đặc điểm của lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hoá của người Việt về
nhận thức và phản ánh thế giới. Thành ngữ không những góp phần làm phong
phú vốn từ mà còn tạo nên những nét đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương
diện. Sử dụng thành ngữ đúng lúc, đúng cách sẽ đem dến hiệu quả giao tiếp
bất ngờ, làm cho cả người nói và người nghe đều tâm đắc. Vì vậy, nghiên cứu
thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

1.2 Trong giao tiếp, người Việt Nam rất thích sử dụng những lối nói
bóng bẩy, có hình ảnh, mang tính hình tượng cho nên trong giao tiếp nói
chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất
nhiều. Vậy trong thành ngữ, người Việt đã sử dụng những loại hình ảnh nào,
các hình ảnh dó mang ý nghĩa biểu trưng ra sao? Cũng vậy, chỉ xét các hình
ảnh thực vật, có bao nhiêu hình ảnh thực vật được sử dụng trong thành ngữ và
chúng mang ý nghĩa gì? Đó là một câu hỏi lí thú cần thiết phải trả lời khi
nghiên cứu thành ngữ.
Từ những lí do trên đây, chúng tui lựa chọn đề tài “Ý nghĩa biểu trưng
của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Chúng tui hi vọng các kết
quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới đối với

1


việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, từ đó góp phần làm phong phú thêm
các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt.
2 Lịch sử vấn đề
Thành ngữ học được xem như là một khoa học về ngôn ngữ độc lập vì
thành ngữ được lấy làm đối tượng nghiên cứu. Môn thành ngữ học xuất hiện
đầu thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi cảu nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sỹ gốc Pháp
Charle Bally, người đặt cơ sở khoa học cho sự cần thiết phải nghiên cứu
những cụm từ cố định trong ngôn ngữ. Ngay từ lúc ra đời, vấn đề thành ngữ
học đã được các nhà nghiên cứu khá quan tâm.
Đầu tiên phải kể đến cuốn từ điển Hán Việt thành ngữ [5] của Bửu Cân,
công bố năm 1933. Tiếp đó là tập Tục ngữ phong dao, tập sách này đã tập hợp
hơn 6500 đơn vị, không phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Tiếp tục hướng biên
soạn này, hàng loạt từ điển thành ngữ, tục ngữ ra đời như Thành ngữ tiếng
Việt [34]; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt [18].
Công trình đầu tiên có giá trị lớn trong việc chỉ ra những đặc điểm cơ

bản nhất của thành ngữ là Việt Nam văn học sử yếu (1951) của nhà nghiên
cứu văn học Dương Quảng Hàm. Tiếp đến là công trình của Vũ Ngọc Phan
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam [36]… Các tác giả đã chỉ ra được những
đặc trưng riêng của thành ngữ thông qua việc so sánh với tục ngữ. Đó là
những đặc trưng làm cơ sở đầu tiên cho việc nhận diện thành ngữ.
Các đặc điểm cơ bản của thành ngữ cũng được đề cập đến trong các cuốn
từ điển về thành ngữ như: Thành ngữ tiếng Việt [3]; Từ điển giải thích thành
ngữ Việt Nam [18]; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam[15].
Ngoài ra, trong các giáo trình, sách giáo khoa tham khảo về từ vựng và
các vấn đề có liên quan, nhiều tác giả đã đề cập đến thành ngữ tiếng Việt với
tư cách là đơn vị từ vựng, nêu lên những đặc trưng cơ bản về cấu tạo, ngữ
nghĩa và chỉ ra những giá trị của thành ngữ trong sử dụng. Đó là các công

2


trình như: Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại [41]; Từ và nhận diện từ [15]; Từ
vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt [5]… Có thể nói các công trình này đã cung cấp
cho chúng ta những kiến thức đại cương về thành ngữ. Và gần đây, tác giả
Kiều Văn trong Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt [42] cũng đã đề cập đến
thành ngữ và những đặc trưng của nó. Ngoài ra, ta còn bắt gặp những công
trình đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của thành ngữ trong các luận văn,
luận án, tạp chí… của nhiều tác giả. Nhưng có lẽ công trình quy mô nhất,
mang tính lí luận nhất, chuyên sâu nhất vẫn là Thành ngữ học tiếng Việt [21]
của Hoàng Văn Hành. Ông không chỉ là người đầu tiên nêu lên một cách có
hệ thống các đặc trưng và giá trị của thành ngữ mà còn đặt vấn đề xem thành
ngữ là một đối tượng nghiên cứu độc lập và một ngành khoa học đó là Thành
ngữ học. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các tác giả mới đang gợi mở
và các công trình khác cũng chưa đi sâu nghiên cứu.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, khóa luận của

chúng tui đi sâu nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong
thành ngữ tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiện vụ nghiên
cứu
3.1
đích:

Mục

Trên cơ sở khảo sát, tập hợp các thành ngữ có xuất hiện hình ảnh thực vật,
khoá luận chỉ ra nghĩa biểu trưng của những hình ảnh thực vật trong thành
ngữ tiếng Việt, từ đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng văn hoá, tư duy
của người Việt.
3.2
vụ:

Nhiệm

- Tổng hợp các vấn đề lí thuyết lien quan đến đề tài
- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu
- Phân tích nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt.
3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các hình ảnh thực vật và nghĩa
của chúng trong tất cả các thành ngữ tiếng Việt có xuất hiện hình ảnh thực
vật.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong
Thành ngữ tiếng Việt [3], Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [15].
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui sử dụng chủ yếu các phương pháp
sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: Dựa trên cơ sở các tư liệu đã chọn, tôi
tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cụ thể các thành ngữ có chứa hình ảnh
thực vật trong thành ngữ tiếng Việt, sau đó phân chia chúng thành các tiểu
loại.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào kết quả thống kê và tỉ lệ trên,
chúng tui tiến hành phân tích nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong
thành ngữ tiếng Việt. Đồng thời tổng hợp và rút ra ý nghĩa của các hình ảnh
thực vật và các sắc thái văn hoá của người Việt thông qua hình ảnh và nghĩa
biểu trưng.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh, đối chiếu tỷ lệ, tần số xuất
hiện giữa các hình ảnh thực vật cụ thể và nghĩa của chúng trong thành ngữ
tiếng Việt.
6. Bố cục của luận
văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận

4


Chương 2: Phân tích kết quả thống kê
Chương 3: Miêu tả nghĩa biểu trưng của thành ngữ có chứa hình ảnh
thực vật trong tiếng Việt.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm thành ngữ
Trong tất cả các định nghĩa về thành ngữ, tui thấy định nghĩa dưới đây
của Hoàng Văn Hành là đầy đủ và dễ hiểu nhất, trong Thành ngữ học tiếng
Việt [21] ông viết: “Thành ngữ là một loại tổ hợp cố định, bền vững về hình
thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp thường ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ”.
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ
1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu
Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc.
Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ
được hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Đầu tiên nó vốn
chỉ là một tổ hợp từ tự do nhưng trải qua bao thế hệ, chúng được con người sử
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng trở nên trau chuốt, uyển chuyển
trong lời nói. Cùng với sự chuyển di nghĩa nhất định, nó đã được cộng đồng
người bản ngữ ghi nhận và ưa dùng. Vì vậy, dạng ổn định của thành ngữ là
dạng chuẩn, mang tính xã hội cao.
Ví dụ: Cá đối bằng đầu, Dai như đỉa đói, Lên voi xuống chó,...
Theo Hoàng Văn Hành, tính bền vững về hình thái – cấu trúc của thành
ngữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thời gian mà ngữ nghĩa
của các thành tố và quan hệ ngữ pháp giữa chúng bị mờ nhạt dần; cũng có thể
là do các thành ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ tích, truyền thuyết (Sư tử Hà
Đông; Nợ như chúa Chổm,..) hay có thể do tính vần điệu, tính tiết tấu, quan
hệ đối điệp của các từ trong thành ngữ; hay cũng có thể do tính thoả đáng về
biểu thị, tính không bình thường về cú pháp...


Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng dạng chuẩn nói trên của thành ngữ

không mang tính tuyệt đối bởi trong thực tế sử dụng thì dạng chuẩn ấy không
phải là những quy tắc bất đi bất dịch mà ngược lại nó rất sống động, linh hoạt.
Điều này không hề mâu thuẫn mà nó chỉ là một đặc tính riêng biệt của ngôn
ngữ nói chung.
1.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa
Thành ngữ có nghĩa hoàn chỉnh, bóng bẩy, giàu giá trị biểu cảm. Nghĩa
của thành ngữ không suy ra từ tổng số nghĩa của các yếu tố tạo nên nó.
Thành ngữ có khả năng biểu thị những khái niệm hay biểu tượng trọn
vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Thành ngữ là những đơn vị định
dạng của ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác với những đơn vị từ vựng bình thường,
thành ngữ là loại đơn vị định dạng bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ
không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên
thành ngữ mà chứa đựng một ý nghĩa khác được suy ra từ chúng.
Ví dụ: thành ngữ Chuột chạy cùng sào không phải đơn thuần miêu tả con
chuột chạy đến đoạn cuối của cây sào mà nói đến tình thế nguy kịch, lâm vào
đường cùng, không lối thoát của con người. Đây chính là nghĩa bóng hay còn
gọi là nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hoá.
1.1.2.3 Đặc điểm sử dụng
Thành ngữ được dùng tương với từ. Trong câu, nó chỉ là một bộ phận cấu
thành câu.
Khi thành ngữ là một cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ, nó có
thể dùng độc lập trong câu.
Ví dụ: Chính các nhà báo Mỹ cũng nói toạc móng heo âm mưa của Mỹ.
(Hồ Chí Minh toàn tập, T6, Tr. 360)
Thành ngữ trên được sử dụng tương đương từ (Nói toạc móng heo = nói
thẳng)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top