Covyll

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Xung đột văn hóa và bảo vệ bản sắc dân tộc Việt Nam





Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế lại càng phải nhấn mạnh yêu cầu ra sức kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó không chỉ là ý thức trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, bởi “ Nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” . Những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, yêu lao động, lòng nhân ái, vị tha và tính cộng đồng.
Những giá trị truyền thống đó đã từng là nguồn sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những truyền thống ấy vẫn đang là những đòi hỏi cần có đối với mọi người. Không phải bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này cũng có được may mắn kế thừa những truyền thống và bản lĩnh văn hoá như vậy. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tự tôn nhưng không tự cao, tự đại; càng không đóng cửa để tự ngắm tự cô lập mình .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

HỌ & TÊN: VŨ VĂN ĐẠT
LỚP: 510111C
XUNG ĐỘT VĂN HÓA VÀ BẢO VỆ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT VĂN HÓA.
Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh trong bối cảnh toàn
cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu luôn cần đến cách tiếp cận
triết học, bởi chính cách tiếp cận này cho chúng ta thấy được cả mặt tích cực
lẫn mặt tiêu cực của một quá trình - tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn
minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực chất mâu thuẫn giữa các nền văn hóa, văn minh
Giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau thường có những mâu thuẫn nhất
định. Bản chất của những mâu thuẫn này nằm ở sự khác biệt về quan niệm
sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... Mỗi dân tộc thường có
khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập
của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Chẳng hạn, một số tổ chức tôn giáo thế giới không chịu từ bỏ ý đồ quốc tế hóa tổ chức tôn giáo của mình đã bất chấp
những thủ đoạn hèn hạ để bành trướng tôn giáo, thậm chí dùng sự mua
chuộc bằng vật chất, vì thế nhiều Nhà nước đã có những biện pháp nhất định
để phát triển tín ngưỡng dân tộc, chống lại sự xâm lăng tôn giáo từ bên
ngoài. Trước sự xâm nhập từ mặt trái của luồng văn hóa độc hại vào đời
sống cộng đồng các dân tộc thông qua mạng Internet, thông qua du khách,
các quốc gia Châu Á, trong đó có những quốc gia thuộc văn hóa Trung - Ấn,
các quốc gia Hồi giáo đang có những biện pháp nhất định để đối phó.
Chính vì thế, trong những thế kỷ gần đây người ta đã nhận thấy một cách rõ ràng rằng, sự phát triển của các nền văn minh từ Tây sang Đông đều có
khuynh hướng ngày càng tách ra khỏi ảnh hướng nhất định của tôn giáo. Các
nước Tây Âu cùng với các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII, XVIII ở
Anh, Pháp đã lật đổ sự thống trị của tôn giáo, đưa loài người thoát khỏi đêm
trường Trung cổ. Các cuộc cách mạng tư sản và sau đó là các cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế các Nhà nước tôn giáo bằng các
Nhà nước trần thế. Ở một số nước Châu Á theo Ấn giáo và Hồi giáo tuy vẫn
còn nằm dưới sự thống trị của tôn giáo, nhưng cùng với sự phát triển của
văn minh, nhân dân các nước này không ngừng đấu tranh để thoát ra.
Sự xung đột đẫm máu giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân
tộc…, hoàn toàn không phải là sự xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh, mà nguyên nhân thực sự của chúng là lợi ích chính trị ích kỷ của các giai cấp, các phe phái và điều kiện lạc hậu về kinh tế, tư tưởng của một số cộng đồng xã hội.
Một số Nhà nước do đứng về phía lợi ích ích kỷ của một số tập đoàn kinh tế
nhất định, của một thiểu số xã hội nhất định, bất chấp lợi ích của cộng đồng
dân tộc họ, trong đó nhân dân lao động là lực lượng đông đảo, đã đem bm
đạn, chất độc hóa học gây đau thương, tang tóc cho nhiều dân tộc khác, gây
ra sự thù địch giữa các dân tộc C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản đã có một nhận xét và tiên đoán rất đúng: hãy xóa bỏ nạn
người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn
nửa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo".
Toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho chúng ta rất nhiều điều
hay, điều lợi, nhưng cũng đem lại vô số những điều xấu xa, bất lợi. Chúng ta
chưa có biện pháp hữu hiệu để thanh lọc, ngăn chặn những sản phẩm văn
hóa đồi trụy, những tài liệu chính trị phản động được giới thiệu công khai,
rộng rãi trên các đĩa, băng hình và nhất là trên mạng Internet. Thực tế đơn giản về xung đột văn hóa ở Việt Nam là:
Những sản phẩm âm nhạc suy đồi đang được giới thiệu công khai, thậm chí
còn được đưa vào chương trình "theo yêu cầu” phát trên các phương tiện
thông tin đại chúng của chúng ta. Rất may là học sinh, sinh viên, thanh niên
của chúng ta nghe nhạc nhưng ít người quan tâm đầy đủ nội dung của các
bài hát bằng tiếng nước ngoài. Nhiều bài hát tuy “hay" về nhạc nhưng lại rất
“sa đọa” về lời. Chúng khêu gợi, ca ngợi một quan hệ yêu đương tạm bợ,
thực đụng, chỉ nhằm thỏa mãn những đòi hỏi xác thịt trong một nền văn hóa tiêu thụ mà thôi.
Như vậy, nguyên nhân thực sự của tình trạng xung đột hiện nay không phải là “sự đụng độ giữa các nền văn minh", mà là:
1) mâu thuẫn về lợi ích chính trị, biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, dân tộc, phe nhóm,
2) quan điểm và hành động cực đoan, thù địch của một số tổ chức chính trị
trên thế giới.
II /. VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢO VỆ BẢN SẮC DÂN TỘC.
Sự phát triển của văn hóa, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội mà trái lại, còn là điều kiện đê các dân
tộc xích lại gần nhau hơn.
Toàn cầu hóa nói chung cũng như toàn cầu hóa văn hóa nói riêng phải được
xem xét từ cách tiếp cận triết học, nghĩa là cách tiếp cận toàn diện và bản
chất. Về khía cạnh văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa vôn trước đây hoàn toàn khác biệt nhau.
Toàn cầu hóa văn hóa không có nghĩa là xóa bỏ văn hỏa dân tộc để tiếp thu
một nền văn hóa khác có tính chất "mẫu mực" cho toàn thế giới. Thực ra,
không thể có một nền văn hóa mẫu mực như vậy. Trái lại, toàn cầu hóa là sự
mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa phương, dân tộc, quốc gia ra phạm
vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa tạo điều kiện giới thiệu những thành tựu,
những nét độc đáo của văn hóa dân tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa
của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu, làm phong phú nền văn
hóa dân tộc mình.
Toàn cầu hóa vừa là quá trình hình thành, phát triển, củng cố tính thống nhất
của văn hóa không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc
tế, vừa là quá trình phát triển, đa dạng hóa các nền văn hóa nhỏ của các tộc
người, các địa phương. Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa là, một mặt, duy
trì, củng cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân
tộc, mặt khác, tiếp thu tất cả những gì quý giá, tiên tiến, hiện đại của các dân
tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình.
Bản sắc văn hóa là những yếu tố văn hóa bền vững, có quá trình lâu dài, làm
nên nền tảng tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc. Do đó, trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, những yếu tố văn hóa này cái phải
được bảo tồn, không thể một sớm một chiều bị thay thế bởi những yếu tố
văn hóa ngoại nhập được. Những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của
một dân tộc được bảo vệ và tôn vinh không chỉ vì lợi ích của dân tộc đó, mà
còn vì lợi ích củ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top