VỊNH KHOA THI HƯƠNG Trần Tế Xương

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát và thái độ xót xa, tủi nhục của người tri thức Nho học được Tú Xương thể hiện trong bài thơ



B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-Sách GK, sách GV

-Thơ văn Trần Tế Xương.

-Giáo án lên lớp cá nhân



C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.



D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.KIỂM TRA BÀI CŨ:

Tiếng khóc bạn xót xa, ngậm ngùi của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê”



2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSYÊU CẦU CẦN ĐẠT

I.TÌM HIỂU CHUNG

1.TIỂU DẪN

Hs đọc Sgk

Nêu nội dung chính của phần tiểu dẫn?

+Vịnh khoa thi Hương: là bài thơ thuộc đề tài thi cử trong thơ Tú Xương. Tổng cộng có 13 bài kể cả thơ và phú

(ông dự 8 khoa thi)

+Đây là bài thơ viết về lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu 1897 (thi Hương ở Hà Nội bị cấm tổ chức, vì thế hai trường thi Nam Định

Hà Nội phải thi chung)



Hs đọc bài thơ

Nêu bố cụ của bài thơ?

2.VĂN BẢN

Bố cục: 2-4-2

Phần I: hai câu đầu



(Giới thiệu khoa thi Hương Đinh Đậu 1897)

Phần II: bốn câu tiếp

( cảnh trường thi và tiếng cười châm biếm)

Phần III: hai câu kết

(Thái độ xót xa, tủi nhục của người tri thức

Nho học)

Nêu chủ đề của bài thơ?

CHỦ ĐỀ:

Tác giả miêu tả cảnh khoa thi Đinh Dậu 1987 ở Nam Định để làm bật lên tiếng cười châm biếm chua chát, đồng thời thể hiện thái độ xót xa tủi nhục của người tri thứcNho học



II.HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1.HAI CÂU ĐẦU

Nội dung miêu tả của hai câu thơ đầu?

-Như một thông báo: nhà nước ba năm mở một khoa thi Hương.

Cách miêu tả gợi ấn tượng đặc biệt nhờ từ ngữ nào?

-Nhà nước: chứ không phải triều đình ...

-Lẫn: gợi liên tưởng sự lộn xộn...



Quang cảnh trường thi được miêu tả như thế nào?

2.BỐN CÂU TIẾP

-Sĩ tử : lôi thôi, mất hết vẻ nho nhã, thư sinh

-Quan trường như nhân vật tuồng: ậm oẹ...

-Các từ ngữ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ, rợp trời, quét đất, thét loa... -> cảnh trường thi nhốn nháo, ô hợp, sự suy vong của nền học vấn Nho giáo.

Sự có mặt của quan chánh sứ

Và mụ đầm gợi cho em suy nghĩ gì?

+Vẻ ngoài trang nghiêm, nhưng là sự chua xót của sĩ tử; quyết định trường thi lại là kẻ ngoại bang, không biết gì về Nho học! Nơi cửa Khổng sân Trình lại là nơi lê váy tự nhiên của mụ đầm

Lọng cắm rợp trời < > váy lê quét đất

Chua chát vì nỗi nhục quốc thể.



Nhà thơ bộc lộ thái độ của mình như thế nào?

3.HAI CÂU CUỐI

+Bật lên câu hỏi

+Hỏi tri thức, nhân tài Nho học. Hỏi người?

Hỏi mình! Hỏi như để thức tỉnh, dù đỗ đạt làm quan thì cũng là thân phận tay sai khi đất nước bị ngoại xâm

+Giọng thơ đay nghiến mà xót xa.





III.CỦNG CỐ

Mâu thuẫn nội tại không thể điều hoà được

kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với thực tế suy tàn của học vấn Nho giáo



4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân


 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top