daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu
7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 15
1.3. Phương pháp nghiên cứu 18
Chương 2. Những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
20
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc điểm 20
2.2. Vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc
điểm
28
2.3. Cơ chế pháp luật điều chỉnh về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
46
Kết luận Chương 2 52
Chương 3. Các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo
Công ước Viên
53
3.1. Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có so sánh với pháp luật
Việt Nam)
53
3.2. Quy định và thực tiễn xác định yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm
hợp đồng theo Công ước Viên
60
Kết luận Chương 3 86
Chương 4. Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 95
4.1. Khái quát về chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có
so sánh với pháp luật Việt Nam)
95
4.2. Quy định và thực tiễn áp dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo
Công ước Viên
100
Kết luận chương 4 126
Chương 5. Định hướng hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam
127
5.1. Một số bất cập của quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ 127
bản trong pháp luật Việt Nam
5.2. Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ
bản hợp đồng
153
5.3. Một số giải pháp cụ thể sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam
161
Kết luận Chương 5 173
KẾT LUẬN 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 177
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Thương mại được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/1/2006, thay thế Luật Thương mại năm 1997. Phải thừa nhận một điều rằng, những
người soạn thảo Luật Thương mại đã rất cố gắng trong việc khắc phục những điểm
chưa phù hợp của Luật Thương mại năm 1997 và đặc biệt là đưa vào Luật Thương mại
nhiều khái niệm, quy định mới nhằm điều chỉnh một số loại hình hoạt động thương
mại mà trước đây Luật Thương mại năm 1997 chưa đề cập tới, ví dụ: mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại, logistic, tạm ngừng thực
hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, Luật Thương mại có nhiều quy định tốt hơn,
có nhiều điểm mới hơn Luật Thương mại năm 1997. Tuy nhiên, khi xem xét, nghiên
cứu kỹ Luật Thương mại, có thể thấy bên cạnh những điểm mới còn có một số khái
niệm, quy định cần được lý giải và làm sáng rõ hơn và một trong số đó là khái
niệm “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng với ý nghĩa là căn cứ để áp dụng một số
chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại thì vi phạm cơ bản là “sự
vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương mại, như chế tài
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hay chế tài hủy
bỏ hợp đồng khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba
chế tài này [40, Điều 308, 310, 312]. Tuy nhiên, Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy
định có tính hướng dẫn để làm rõ hơn về khái niệm này. Bên cạnh đó, theo Điều 4
Luật Thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại hay luật chuyên ngành không
quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự [40, Điều 4]. Song, Bộ luật dân sự
năm 1995 cũng như năm 2005 cũng không quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và
các văn bản dưới luật của Việt Nam hiện hành cũng không có quy định hướng dẫn về
vấn đề này. Đây thực sự là những bất cập của pháp luật Việt Nam. Những bất cập này
nếu không được loại bỏ hay sửa đổi thì việc áp dụng ba chế tài nói trên khó có tính khả
thi. Và như vậy thì sẽ dẫn đến một thực tế là quy định “vi phạm cơ bản hợp đồng” sẽ

khó được áp dụng trong thực tiễn, thậm chí trao cho tòa án, trọng tài thẩm quyền lớn
trong việc xác định có hay không có vi phạm cơ bản hợp đồng.
Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định pháp luật được sử
dụng trong Công ước Viên. Được ký kết vào năm 1980, có hiệu lực từ năm 1988, đến
nay đã có 83 quốc gia tham gia [170], Công ước Viên được xem là nguồn luật thống
nhất về hợp đồng MBHHQT, đã dung hòa được quan điểm của các quốc gia theo hệ
thống luật Civil Law và Common Law về vấn đề này. Công ước Viên cũng được các
nhà soạn thảo Luật Thương mại “tham khảo” và “căn cứ các nguyên tắc của Công
ước” [62, tr.11; 5] nhằm khắc phục sự “chưa tương thích của Luật Thương mại với
điều ước đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên”[62, tr.2; 5].
Điều 25 Công ước Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ
bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia
có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người
có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương
tự”. Tương tự Luật Thương mại, Công ước Viên cũng không đưa ra sự giải thích cụ
thể để xác định hành vi vi phạm như thế nào bị coi là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, trải
qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT có liên
quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại các quốc gia thành viên
Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác định có hay không có một
sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay
thế hàng hóa…theo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm cơ bản hợp
đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong thực tiễn áp dụng?. Việt Nam
học được gì từ những quy định và vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành
viên của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với
vấn đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng?
Để trả lời được những câu hỏi này, cần có sự nghiên cứu kỹ những quy
định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó là lý do để Nghiên cứu sinh chọn
vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên
quan của pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến các quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ Văn hóa, Xã hội 0
T Giáo trình Trang trí cơ bản 2 - Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Văn hóa, Xã hội 0
I Đổi mới cơ chế kiểm tra tích hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ tr Luận văn Luật 0
H Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành : Luận văn Luật 0
P Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
D Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương Tài liệu chưa phân loại 0
D Chứng minh cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học Liên hệ bản thân là một chủ thể nhà bá Tài liệu chưa phân loại 0
N Triết lý và nội dung cơ bản của các phương pháp quản lý chất lượng. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng Khoa học kỹ thuật 0
K Cái đẹp - Phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học Tài liệu chưa phân loại 2
M Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top