Bret

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang chủ động nắm bắt cơ hội và đối mặt với những thách thức mới.Công ty cổ phần nhựa HyPhen là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm và áo mưa. Các sản phẩm của Công ty gồm áo mưa, túi đựng tài liệu, cặp phai kẹp tài liệu và các sảm phẩm khác làm từ giấy và nhựa để phục vụ cho các văn phòng. Tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2007 là 7,8% kim ngạch xuất khẩu đạt 48,2 tỷ USD. Trong đó có đóng góp quan trọng của ngành sản xuất văn phòng phẩm trong nước, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 2,33 tỷ USD. Ngành sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm đã trở thành ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng mở rộng quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng sản lượng, chất lượng mẫu mã và chủng loại các sản phẩm văn phòng phẩm. Nhưng có một thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất văn phòng phẩm của nước ta. Đó là ngoài các Công ty lớn như Công ty văn phòng phẩn Hồng Hà,văn phòng phẩm Giai Phát,văn phòng phẩn Trà My.... thì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là những Công ty vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động chưa đủ lớn, vốn ít, nguồn nhân lực còn yếu và thiếu về kiến thức chuyên môn. Do đó các Công ty này thường chỉ chú trọng vào việc sản xuất hàng hoá mà ít quan tâm tới các hoạt động quản trị khác trong đó có hoạt động Marketing cho sản phẩm, Công ty mình. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao lên kéo theo nhu cầu của họ về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng cao. Việc các doanh nghiệp phải có các chính sách về giá cả hàng hoá, hình thành thương hiệu, bao gói sản phẩm và xúc tiến thương mại để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ngày càng trở lên quan trọng. Vậy các doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩn với quy mô nhỏ đã và sẽ làm những gì để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, để tồn tại và phát triển. Sau khi kết thúc khoá học QTKD tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và đi thực tế tại Công ty cổ phần nhựa HyPhen. Sau một thời gian thực tập được sự hướng dẫn của thầy giáo,Tiến Sỹ Phạm Thái Hưng và sự chỉ bảo tận tình của quý cơ quan Em đã phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Công ty cổ phần nhựa HyPhen và viết chuyên đề "ứng dụng Marketing mix vào hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần nhựa HyPhen" nhằm tìm ra các giải pháp và đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Công ty cổ phần nhựa HyPhen. Nội dung của chuyên đề gồm.
Chương I: Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nhựa HyPhen.
Chương II: Thực trạng ứng dụng marking mix tại Công ty cổ phần nhựa HyPhen.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty cổ phần nhựa HyPhen
I- Khái quát về môi trường Marketing và cạnh tranh.
1- Môi trường Marketing là gì?
Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động hay ra các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hay duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Những thay đổi của môi trường Marketing ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Bao gồm cả ảnh hưởng tốt và xấu tới kinh doanh. Môi trường không chỉ có những thay đổi, những diễn biến từ từ và dễ dàng phát hiện và dự báo mà nó còn luôn tiềm ẩn những biến động khôn lường; thậm chí những cú sốc. Như vậy, môi trường Marketing tạo ra cả những cơ hội thuận lợi và cả những sức ép, sự đe doạ cho tất cả các nhà kinh doanh. Điều căn bản là họ phải sử dụng các công cụ nghiên cứu Marketing, các hệ thống Marketing để theo dõi, nắm bắt và sử lý nhạy bắn các quyết định Marketing nhằm thích ứng với những thay đổi từ phía môi trường.
Môi trường Marketing là tập hợp của môi trường Marketing vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường Marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng. Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường Marketing vi mô và tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp.
* Môi trường Marketing vi mô.
2- Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống Marketing là sáng tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cụ thể để cung cấp cho thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, công việc đó có thành công hay không lại chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và lực lượng. Trước hết các quyết định Marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo công ty vạch ra. Do đó ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới hoạt động và các quyết định của bộ phận Marketing. Bên cạnh đó, bộ phận Marketing phải làm việc đồng bộ, chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong công ty như: tài chính - kế toán, vật tư - sản xuất, kế hoạch, nghiên cứu và phát triển, bộ phận thiết kế, bộ phận nhân lực. Mỗi bộ phận có những mục tiêu hoạt động cụ thể, nếu mục tiêu của bộ phận Marketing không được sự đồng tình của bộ phận khác thì nó không thể thành công.
2.1. Những người cung ứng.
Những người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhất định.
Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của công ty. Nhà quản lý phải luôn luôn có đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá cả... hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thậm chí họ còn phải quan tâm tới thái độ của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị trường cho việc kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ nhất định, tồi tệ hơn có thể buộc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.
2.2. Các trung gian Marketing.
Đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và các cá nhân giúp cho công ty tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình tới người mua cuối cùng.
Những người trung gian và các hãng phân phối chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hay là thực hiện công việc bán hàng cho họ. Đó là những đại lý bán
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 01
Chương I: SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HYPHEN 03
I- Khái quát về môi trường Marketing và cạnh tranh 03
1- Môi trường Marketing là gì 03
2- Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp 04
2.1. Những người cung ứng 04
2.2. Các trung gian Marketing 05
2.3. Khách hàng 05
2.4. Đối thủ cạnh tranh 06
3- Phân tích cạnh tranh 07
4- Đánh giá về cạnh tranh 11
II- Khái quát chung về Marketing và vai trò của nghệ thuật ứng xử Marketing trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 14
1. Khái niệm và sự hình thành Marketing 14
2. Phân loại Marketing 16
3. Bản chất Marketing 18
4. Nghệ thuật ứng xử Marketing 18
Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HYPHEN 21
I. Giới thiệu khái quát về Công ty CP nhựa Hyphen 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 21
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 24
3. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2005 - 2008 31
II. Thực trạng ứng dụng Marketing Mix tại Công ty CP nhựa HyPhen 35
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Công ty 35
1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 35
1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 36
2. Thực trạng ứng dụng Marketing mix của Công ty 40
2.1. Về sản phẩm 40
2.2. Về giá cả 43
2.3. Về phân phối 45
2.3.1. Chính sách phân phối của Công ty CP nhựa HyPhen 45
2.3.2. Quyết định phân phối hàng hoá vật chất 47
2.3.3. Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối của Công ty 49
2.4. Về xúc tiến 49
3. Kết quả thu được từ ứng dụng Marketing hỗn hợp 52
III. Đánh giá chung về hoạt động Marketing tại Công ty 53
1. Những kết quả đạt được 53
2. Những hạn chế và nguyên nhân 54
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKERING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HYPHEN 55
I. Định hướng phát triển của Công ty 55
1. Định hướng chung 55
2. Định hướng cho các ứng dụng Marketing mix 56
3. Các mục tiêu cụ thể trong những năm tiếp theo 58
II. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty cổ phần nhựa HyPhen 59
1. Xây dựng các hệ thống Marketing tại doanh nghiệp 59
1.1. Hệ thống thông tin Marketing 59
1.2. Lập kế hoạch Marketing 60
1.3. Hệ thống tổ chức Marketing 62
1.4. Hệ thống kiểm tra Marketing 63
2. Hoàn thiện chính sách Marketing mix tại Công ty 63
2.1. Chính sách sản phẩm 63
2.2. Chính sách giá cả 66
2.3. Chính sách phân phối 69
2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 70
2.5. Tăng cường ngân quỹ cho hoạt động Marketing 73
2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ Marketing cho Công ty 74
3. Các kiến nghị 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft Luận văn Kinh tế 0
V Ứng dụng kỹ thuật Marketing phõn tớch dịch vụ cho vay tiêu dùng của Techcombank Công nghệ thông tin 0
W Ứng dụng Marketing vào hoạt động ở sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Công nghệ thông tin 0
C Ứng dụng marketing phát triển thương hiệu cho sản phẩm Hameco Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
G Ứng dụng Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty kỹ thuật công nghệ Hạ Luận văn Kinh tế 0
F Chính sách marketing hỗn hợp và việc ứng dụng vào thị trường khách du lịch của doanh nghiệp kinh doa Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng marketing trong lĩnh vực kinh doanh của các ng Luận văn Kinh tế 0
S Đẩy mạnh ứng dụng marketing – Mix tại trung tâm bán lẻ viettel Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top