bonbon140802

New Member
Download Một số bài tập trong tuyển tập đề thi olympic 30 tháng 4 lần thứ XVII năm 2011 miễn phí
MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG TUYỂN TẬP ĐỀ THI OLYMPIC
30 THÁNG 4 LẦN THỨ XVII NĂM 2011

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG (CẦN THƠ)
Câu 5.1: M là chất rắn có tính oxy hóa mạnh, tan được trong nước. Nhiệt phân M thu được các sản phẩm: P (rắn), Q (rắn), R (khí) cũng là những chất có tính oxy hóa mạnh. Hòa tan P vào nước, sau đó sục khí Cl2 vào thì thu được dung dịch chứa M. Nung chảy chất Q với kiềm trong điều kiện có mặt O2 tạo thành chất P (màu lục). Nếu đun nóng Q với H2SO4 thì thu được R và 1 dung dịch có màu hồng của chất E, biết E là sản phẩm khử của M trong quá trình điều chế khí Cl2 khi cho M tác dụng với KCl có mặt H2SO4. Biết M, P, Q, E đều chứa cùng một kim loại. Viết các phương trình hóa học cho các quá trình biến đổi trên.
Câu 5.3: Hòa tan lần lượt a (g) Mg, b (g) Fe và c (g) oxit sắt X trong H2SO4 loãng, dư thu được 1,23 lít khí A (ở 27oC và 1at) và dung dịch B. Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch KMnO4 0,05M thu được dung dịch C có chứa 7,274g hỗn hợp muối trung hòa. Tìm công thức oxit sắt X và xác định a, b, c.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG (TP. HỒ CHÍ MINH)
Câu 5.1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng












Câu 5.2: Nung m (g) hỗn hợp A (gồm KMnO4 và KClO3) thu được chất rắn A1 và khí O2. Trong A1 có 0,894g KCl và chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 trên với không khí theo tỉ lệ thể tích trong bình kín, thu được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình 0,528g C rồi đốt cháy hết C thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG ( BÌNH DƯƠNG)
Câu 5: Hòa tan 1,92g hỗn hợp A (gồm 2 KLK X, Y và 1 KLKT M) vào nước thu được 3,2 lít dung dịch C và 0,16 mol khí B. Dung dịch D loãng chứa HCl và H2SO4, trong đó số mol HCl gấp đôi số mol H2SO4. Cho 1/2 thể tích dung dịch C vào V lít dung dịch D, thu được hỗn hợp sản phẩm E (gồm cả kết tủa và dung dịch).
a) Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn E, biết rằng E tác dụng với Na2CO3 dư thu được 1,12 lít khí (đktc).
b) Cho 1/2 thể tích dung dịch C vào dung dịch Al(NO3)3 0,5M thu được kết tủa F và dung dịch G. Nhiệt phân hoàn toàn F thu được 2,55g chất rắn. Tính thể tích dung dịch Al(NO3)3 đã dùng.
c) Cho V lít dung dịch D vào dung dịch G. So sánh lượng kết tủa thu được với lượng kết tủa thu được câu a. Biết M phản ứng với nước ở điều kiện thường, muối sunfat của M không tan.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (BÌNH ĐỊNH)
Câu 5.2: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau: Na2S, Na2S2O3, Na2SO4, NaNO2, Na2CO3.
Câu 5.3: Nung hỗn hợp X gồm 4 muối Natri A, B, C, D (cùng có a mol) đến 200oC thấy thoát ra khí E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y chứa 1,33a mol A; 1,67a mol C; a mol D. Nếu tăng nhiệt độ lên 400oC thì thu được hỗn hợp Z chỉ chứa A và D. Nếu tăng nhiệt độ lên đến 600oC thì chỉ còn duy nhất chất A. Biết rằng A chỉ gồm 2 nguyên tố với phần trăm khối lượng của Natri bé hơn phần trăm khối lượng của nguyên tố còn lại là 21,4%.
a) Xác định A, B, C, D và viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi chất trong X.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU (AN GIANG)
Câu 1.3: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B có phân tử khối là 76. A, B có số oxy hóa dương cao nhất trong các oxit là no, mo và số oxy hóa âm trong các hợp chất với H là nH, mH thỏa mãn các điều kiện: .
Xác định CTPT của X, biết A số oxy hóa dương cao nhất trong X.
Câu 4.1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Câu 5.1: Cần bao nhiêu gam H2SO4.3H2O để pha vào 131g dung dịch H2SO4 40% để tạo Oleum có hàm lượng SO3 là 10%?
Câu 5.2: Lấy 7,88g hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động (X, Y) có hóa trị không đổi chia thành 2 phần bằng nhau:
• Phần 1: Nung trong O2 dư thì thu được 4,74g hỗn hợp 2 oxit.
• Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch B (gồm HCl và H2SO4 loãng).
a) Tính thể tích khí H2 (đktc) ở phần 2.
b) Tìm giới hạn khối lượng muối thu được ở phần 2.
c) Nếu X, Y là 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA và dung dịch B chỉ chứa HCl. Tính % theo khối lượng mỗi muối Clorua thu được.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU (ĐẮC LẮK)
Câu 4.1: Có 3 nguyên tố A, B và C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sinh ra D. Chất D bị thủy phân mạnh trong nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho ra khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Hợp chất của A và C có tỏng tự nhiên và thuộc chất cứng nhất. Hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan tỏng nước và bị thủy phân. Xác định A, B, C và viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top