daigai

Well-Known Member
Văn tự sự

I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

Bài văn mẫu cho các bạn: :write:


Năm nay tui học lớp 6 và môn học tui thích nhất là môn văn vì ở đó tui được đọc nhiều câu
chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười vô cùng thú vị. Nhắc đến truyện truyền thuyết tui lại nhớ
ra một lần như thế này?
Lần ấy, tui mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tui vẫn không chịu
đi ngủ. Và đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tui bỗng
thấy mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm như của các loài hoa
toả ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình nơi có các vị thần tiên mà tui thường thấy trong
các câu chuyện cổ. tui đang ngơ ngác, bỗng trước mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến
về phía tôi. tui vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tui nhìn thấy một người to lớn đến như
vậy. tui vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tui và nở một nụ cười thân
thiện:
1 Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy?
tui càng ngạc nhiên hơn khi người đứng trước mặt tui lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng
đã đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. tui sung sướng hỏi:
1 Ông có phải là ông Gióng không ạ.
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
1 Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta?
1 Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu được
gặp ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tui mỉm cười:
1 Được cháu bé cứ hỏi đi.
1 Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay
ông chê quê cháu cùng kiệt không bằng xứ thần tiên này?
1 Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về
thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
1 Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?
1 Có chứ, họ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ, nhất là những ngày tháng ta
không biết đi, biết nói, họ vẫn yêu thương mà không hề ghét bỏ ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở
về đền ơn đáp nghĩa mẹ cha ta. Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lược để
cha mẹ ta được sống trong tự do thanh bình.
1 ồ, giờ thì cháu hiểu rồi, ông đã báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ mình bằng chính sự cố
gắng chiến thắng quân xâm lược.
1 ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ.
1 Cháu hiểu rồi, có nghĩa là khi cháu còn nhỏ thì phải học tập thật tốt để cho cha mẹ vui lòng,
đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?
1 Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm. Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn cháu lần
khác nhé, ta phải vào cung gặp Ngọc Hoàng đây.
Vừa nói, bóng ông Gióng đã khuất dần sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tui nghe có tiếng mẹ gọi:
1 Lan! Dậy vào giường ngủ đi con.
tui bừng tỉnh, hoá ra là một giấc mơ nhưng quả thật giấc mơ này đã cho tui biết được nhiều
điều bổ ích. Và đó có thể là một giấc mơ mà tui nhớ nhất.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top