johnnguyen2512

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng kinh tế trong khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính và mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính với chống tham ô lãng phí





MỤC LỤC
 
Trang
Mở đầu 1
I. Cần, kiệm, liêm, chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh 2
1. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính không thể thiếu của mỗi con người Việt Nam 2
2. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc 3
II. Nội dung kinh tế trong khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chí Minh 4
1. Cần 4
2. Kiệm 6
3. Liêm 8
4. Chính 9
III. Mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính với chống tham ô, lãng phí 9
1. Thế nào là tham ô, lãng phí? 9
2. Vì sao phải chống tham ô, lãng phí? 10
3. Mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính đối với chống tham ô, lãng phí 11
4. Những biện pháp chủ yếu để chống tham ô, lãng phí 12
Kết luận 14
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của Đảng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải ra sức phát huy nội lực, thu hút nguồn ngoại lực, đồng thời phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch vững mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn cao, thực sự là một động lực to lớn góp phần đưa đất nước tiến lên; thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hồ Chí Minh đã nói về mục tiêu xây dựng CNXH là nhằm sản xuất ra nhiều của cải vật chất và tinh thần để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là quan điểm nhất quán, thường xuyên chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người.
Xuất phát từ quan điểm đó, Hồ Chí Minh luôn đề cao và phát huy mọi nỗ lực của từng người dân, của từng cán bộ, đảng viên trong việc đẩymạnh sản xuất để xây dựng đất nước giàu mạnh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Người luôn nhắc nhở và giáo dục mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính và phải xem đây là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc.
Trong phạm vi tiểu luận này, tui xin được trình bày một số nội dung để làm rõ tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh trong khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính và mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính với chống tham ô, lãng phí trong tình hình mới.
I. Cần, kiệm, liêm chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh
1. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính không thể thiếu của mỗi con người Việt Nam
Trong lịch sử văn hóa nước ta, đã có những ảnh hưởng rất lớn của những tư tưởng đạo đức Trung Quốc trong đó có tư tưởng của Khổng Tử và các học trò của ông, khi đề cao đạo đức cá nhân dưới khẩu hiệu cần - kiệm - liêm - chính. Đây là bốn đức tín của người quân tử.
Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã đề ra những đức tính cần thiết của công dân tiêu biểu cho xã hội là:
"Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc,
Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời,
Thiếu một phương thì không thành đất,
Thiếu một đức thì không thành người".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, tr.631).
Người khẳng định bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính, đó là nền tảng tất yếu để tạo nên giá trị con người. Nếu thiếu một trong bốn đức tính đó thì cũng không trở thành con người hoàn hảo được.
Để cho cần, kiệm, liêm, chính thực sự trở thành nền tảng đạo đức trong xã hội mới, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên ngay sau khi giành độc lập, ngày 03/9/1945 Hồ Chí Minh đã phát biểu "tui đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính" (tập 4, tr.9).
ở đây Người dùng từ "giáo dục lại" vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã là đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, nhưng ngày nay nó không còn bó hẹp trong lập trường phong kiến, mà đã được Hồ Chí Minh chọn lọc, từng bước đưa nội dung mới theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để làm phong phú thêm nội dung của cần, kiệm, liêm, chính.
2. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi cách mạng Việt Nam còn ở giai đoạn khó khăn, rất cần đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực phẩm chất đặc biệt, những người châm lửa cho cách mạng, Hồ Chí Minh đã đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải có tư cách, "tự mình phải cần, kiệm... vị công vong tư".
Sau khi chúng ta giành được chính quyền, ở mỗi thời kỳ cách mạng, cán bộ, đảng viên luôn có vai trò quyết định. Vì vậy, Người thường nhắc nhở, giáo dục cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên rèn luyện để có đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Khi Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính thì có đại biểu đánh giá là cũ. Người đã nói: "Hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời để mà sống". Những việc đó, ngày xưa ông cha ta đã làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu sau này cũng phải làm. Vậy ăn cơm, uống nước và thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những việc không khi nào trở thành cũ cả. "Cần, kiệm, liêm, chính", "chí công vô tư" đối với đời sống mới cũng như vậy (Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng không thể nào quên).
Khi bắt đầu tiến hành xây dựng xã hội mới, Người không chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên đức tính cần, kiệm, liêm, chính, mà người còn mở rộng nội dung kinh tế của bốn đức tính đó, từ chỗ là đức tính của từng con người, từng cán bộ, đảng viên đến chỗ nó là nền tảng đạo đức của cả một xã hội mới.
Người nói: "Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc". "Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính" (T.6, tr.494). Để minh chứng cho quan điểm của Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính trong thời đại mới, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết trong tác phẩm "Hồ Chủ tịch- hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại' (Nxb Sự thật - Hà Nội, 1974, tr.29-30) như sau: "Bốn chữ này bao gồm những mỹ đức cần thiết cho mọi người Việt Nam trong việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, tiêu biểu lòng chí công vô tư đối với của công, việc công".
Học cần, kiệm, liêm, chính là phận sự của nhân viên Chính phủ. Đó là phận sự của mọi người hoạt động trong các tổ chức nhân dân. Đó cũng là phận sự của mọi người công dân Việt Nam. Cần, kiệm, liêm, chính là đặc điểm của một xã hội hưng thịnh. Những điều trái lại là đặc điểm của một xã hội suy vong.
II. Nội dung kinh tế trong khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chí Minh
Từ khi chính quyền về tay nhân dân, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành xây dựng công cuộc XHCN, thì việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đức tính cần, kiệm, liêm, chính càng trở nên cấp thiết. Vì lúc này đây, bốn đức tính trên không những chỉ mang nội dung đạo đức làm người, rất cần cho việc xây dựng con người mới, mà nó còn mang cả nội dung kinh tế để phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Qua các bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nội dung kinh tế của khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính thể hiện như sau:
1. Cần
Có nghĩa là phải làm việc siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, trung thực, vượt mọi khó khăn, giữ nghiêm kỷ luật lao động để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Một con người, nếu có tính "cần" thì bất cứ việc gì dù khó đến đâu cũng làm được, đảm bảo giờ giác, chấp hành kỷ luật lao động.
Người nói: "Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai". "Cần: làm việc gì cũng phải đúng giờ, chớ đi trễ về sớm, làm cho chóng, cho chu đá...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top