Thạc Trân

New Member
Những nét tương đồng trong truyện ngắn Thạch Lam và Nam Cao
NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA THẠCH LAM VÀ NAM CAO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quãng đời cầm bút ngắn ngủi của mình, Thạch Lam đã để lại
một khối lượng tác phẩm không mấy đồ sộ. Song bằng tài năng và lòng nhiệt
tình yêu nghề của mình, Thạch Lam đã khẳng định được vị trí và tài năng của
mình trên văn đàn văn học Việt Nam 1930 - 1945. Cùng với Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam đã trở thành một trong bốn cây
bút bậc thầy về truyện ngắn.
Nếu như các tác phẩm của các cây bút đàn anh trong Tự lực văn đoàn
như: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân vừa mới ra đời đã
được đông đảo độc giả nồng nhiệt đón đọc thì các tác phẩm của Thạch Lam
khi ra đời không có cái may mắn ấy. Không chiều theo thị hiếu của độc giả
đương thời, ông hướng tới tìm hiểu, khám phá thế giới tâm hồn tinh tế, trong
sáng, mong manh…của con người bằng tình thương và tấm lòng nhân hậu.
Đó là nguyên nhân cơ bản tạo nên giá trị đặc sắc và làm cho các tác phẩm của
Thạch Lam sống mãi trong lòng bạn đọc.
Bên cạnh Thạch Lam, Nam Cao - cây bút xuất sắc của chủ nghĩa hiện
thực phê phán có nét tương đồng với Thạch Lam ở sự khẳng định mình ấy. Xuất
hiện khi chủ nghĩa hiện thực phê phán đã đạt tới đỉnh cao với các tên tuổi lớn
như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Có thể nói, Nam
Cao xuất hiện lúc này như đứng trước một thử thách nghiệt ngã tưởng chừng
không thể vượt qua. Nhưng bằng trái tim tâm huyết đối với văn chương, bằng
con mắt quan sát hiện thực sắc xảo và nhất là bằng tài năng nghệ thuật của
mình, Nam Cao đã vượt lên và trở thành cây bút xuất sắc nhất ở chặng cuối
của trào lưu này. Với ý nghĩa đó, các nhà nghiên cứu coi Nam Cao là đại diện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 2 - K31D - Ng÷ V¨n
xứng đáng nhất, tiêu biểu nhất đã đưa văn học hiện thực phê phán phát triển
đến đỉnh cao.
Đã có không ít nhà nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam và Nam Cao
trên nhiều phương diện cả nội dung và hình thức và đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Song với ý thức tập làm khoa học, với mong muốn có
được một cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về thế giới nghệ thuật của hai
cây bút bậc thầy về truyện ngắn, chúng tui đã lựa chọn đề tài: “Những nét
tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam
và Nam Cao”.
Một lý do nữa là xuất phát từ thực tế, chúng tui nhận thấy Thạch Lam
và Nam Cao là hai tác giả được giảng dạy trong chương trình từ THCS,
THPT đến Cao đẳng, Đại học nên việc nghiên cứu “Những nét tương đồng
trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam
Cao” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng với công tác giảng dạy của một giáo
viên dạy văn trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề
Văn Thạch Lam chính là tâm hồn, là con người của nhà văn, bởi thế mà
các sáng tác của ông đã làm say mê tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ bất chấp sự
thử thách của thời gian nó vẫn trường tồn mãi mãi. Cũng cùng với thời gian
thì các nhà nghiên cứu cũng đã có những đánh giá xác đáng, toàn diện và sâu
sắc về nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, người dành nhiều tâm huyết nghiên
cứu về Thạch Lam đã phát biểu: “Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ và điềm
tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình
cảm và cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng người mà ông tả mộtKho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 3 - K31D - Ng÷ V¨n
cách rất tinh vi (…). Tỉ mỉ và sâu sắc đó là hai đặc tính của truyện ngắn
Thạch Lam”.[15]
Nguyễn Tuân - người bạn cùng thời với Thạch Lam cho rằng: “Thạch
Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái mà đồng thời cũng là đi sâu vào
những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”.[18]
Cả hai ý kiến trên đều nhấn mạnh đến nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân
vật trong truyện ngắn của Thạch Lam.
Trong cuốn Từ điển văn học, giáo sư Nguyễn Hoành Khung cũng đồng
tình với Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Tuân khi ông cho rằng: “Ngòi bút Thạch
Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tui với sự phân tích cảm
giác tinh tế”. Ngoài ra giáo sư còn khẳng định: “Thạch Lam sở trường về viết
truyện ngắn (…). Dường như ông là người đầu tiên khai thác chất thơ trong
cuộc sống hàng ngày. (…), nhiều truyện dường như không có cốt truyện song
vẫn có sức hấp dẫn riêng (…) Thạch Lam góp phần nâng cao truyện ngắn
Việt Nam lên một bước”. [8]
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã có lần nhận xét nghệ thuật truyện ngắn
Thạch Lam như sau: “Thạch Lam ít sử dụng những cốt truyện giàu hành động
và kịch tính (…). Ngòi bút Thạch Lam đi sâu vào thế giới bên trong của tâm
hồn con người đặc biệt là thế giới của ấn tượng và cảm giác”.[3] Sau này
Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: “Thạch Lam sở trường về truyện ngắn
(…). Ông đã sáng tạo ra lối truyện ngắn riêng, loại truyện tâm tình không có
cốt truyện đặc biệt. Ông chú trọng đi vào nội tâm nhân vật với tình cảm, cảm
xúc, cảm giác mơ hồ mong manh”.[14]
Như vậy, việc đi sâu khám phá về nghệ thuật truyện ngắn Thach Lam
đã diễn ra và dường như chưa kết thúc. Nó vẫn đề tài hấp dẫn bút mực của
nhiều nhà nghiên cứu .
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 4 - K31D - Ng÷ V¨n
Bên cạnh Thạch Lam cũng như một số nhà văn khác thì Nam Cao, con
người và sáng tác của ông cũng luôn là đề tài hấp dẫn, tập chung bút mực của
các nhà nghiên cứu. Họ không chỉ tìm hiểu những vấn đề về cuộc đời và thời
đại mà còn khai thác giá trị nghệ thuật truyện ngắn của ông từ nhiều góc độ.
Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Từ điển văn học đã viết: “Nghệ thuật
viết truyện của Nam Cao có nhiều đặc sắc độc đáo và đa dạng, tác phẩm của
ông vừa chân thực, vừa ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa”.[8]
Phong Lê trong cuốn Nam Cao nhìn cuối thế kỷ khẳng định: “Nam
Cao một nhà văn có văn… văn Nam Cao. Ngôn ngữ Nam Cao cũng như
Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài… Quả là đối tượng còn
nhiều khám phá. Để nói về cái giàu cái hay của tiếng Việt và để nói, trong tay
một nhà văn tài năng, tiếng Việt đã phát huy được sức mạnh và ưu thế như thế
nào. Để thấy chỉ sau vài chục năm (…), văn quốc ngữ đã đạt tới trình độ Nam
Cao, và từ Nam Cao đến nay, sau hơn nửa thế kỷ bất chấp mọi biến động xã
hội, ngôn ngữ Nam Cao vẫn cập được bến bờ thời sự”. Nhận xét đó đã nhấn
mạnh đến khả năng cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao.[14]
Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao cũng
phải kể đến ý kiến của Nguyên Hồng, ông viết: “Nghệ thuật vững chãi và sâu
sắc của Nam Cao gây thêm lòng tin ở khả năng tiềm tàng thật tươi tốt và ở
sức phát triển của dòng văn học hiện thực đi vào đây, chiến đấu ở đây có bao
nhiêu cây bút chật vật, gian khổ và cố gắng không ngừng, ngòi bút của Nam
Cao đã đem đến một thế giới thật đặc sắc. Có lẽ trong văn học Việt Nam, với
ngòi bút của Nam Cao, ta bắt đầu thấy sự sống thật trong truyện ngắn”. Đây là
nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn của Nam Cao.
Điểm lại lịch sử vấn đề chúng tui nhận thấy đã có nhiều bài nghiên cứu
của các tác giả bàn về nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 5 - K31D - Ng÷ V¨n
Các bài viết ít nhiều đã nói đến nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn
trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao hay thông qua những bài viết
ấy ta nhận thấy nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn của hai nhà văn
này. Tuy nhiên, gần như cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tìm
hiểu về “Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách
mạng của Thạch Lam và Nam Cao”. Trên cơ sở đó khoá luận này chúng tôi
xin bước đầu đi tìm hiểu vấn đề trên một cách có hệ thống.
3. Mục đích của khóa luận
Khóa luận chú trọng làm nổi bật nét tương đồng trong nghệ thuật truyện
ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao. Từ đó thấy được sự kế
thừa, sáng tạo và phát triển theo hướng hiện đại hóa và quy luật phát triển của
văn học.
4. NhiÖm vô nghiên cứu
Tìm ra những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách
mạng của Thạch Lam và Nam Cao.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tương đồng trong nghệ thuật
truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về tư liệu: để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tui giới hạn phạm
vi nghiên cứu là những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và Nam Cao trước
cách mạng.
Trong quá trình phân tích tìm và tìm hiểu, để có sự đánh giá thỏa đáng
và toàn diện, chúng tui cũng có sự so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm của
hai ông nói chung và một số tác phẩm của các nhà văn khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 6 - K31D - Ng÷ V¨n
Với đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích văn học
Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp tổng hợp.
7. Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lý luận:
Khoá luận sẽ rút ra những kết luận cơ bản về nét tương đồng trong
nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.
Nâng cao trình độ hiểu biết về nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam
và Nam Cao.
- Về mặt thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu sẽ là tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác giảng
dạy sau này ở nhà trường phổ thông.
8. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
Mở đầu.
Nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn
trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao.
. Kết luận
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Lịch sử vấn đề. 5
3. Mục đích của khóa luận. 5
4. NhiÖm vô nghiên cứu. 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5
6. Phương pháp nghiên cứu. 6
7. Đóng góp của khoá luận. 6
8. Cấu trúc của khóa luận. 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Truyện ngắn và các yếu tố nghệ thuật truyện ngắn. 7
1.1.1. Truyện ngắn. 7
1.1.2. Các yếu tố nghệ thuật của truyện ngắn. 11
1.2. Những yếu tố tác động đến tư duy nghệ thuật của
Thạch Lam và Nam Cao.
13
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội. 14
1.2.2. Hoàn cảnh sống của Thạch Lam và Nam Cao. 16
1.3. Quan niệm về nghề văn và người nghệ sĩ của Thạch Lam
và Nam Cao.
19
1.3.1. Quan niệm về nghề văn và người nghệ sĩ của Thạch
Lam.
19
1.3.2. Quan niệm về nghề văn và người nghệ sĩ của Nam Cao. 22Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ H¹t - 65 - K31D - Ng÷ V¨n
1.4.Quan niệm niệm về con người của Thạch Lam và Nam
Cao.
25
1.4.1 Con người gắn với sự tác động của ngoại cảnh. 26
1.4.2. Con người gắn với đời sống bên trong (con người
trong con người).
29
CHƯƠNG 2
NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA THẠCH
LAM VÀ NAM CAO
35
2.1. Tương đồng trong nghệ thuật tạo dựng cốt truyện và
tình huống.
35
2.1.1Tương đồng trong nghệ thuật tạo dựng cốt truyện. 35
2.2.2 Tương đồng trong nghệ thuật tạo dựng tình huống. 39
2.2. Tương đồng trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 46
2.2.1 Tương đồng trong khắc hoạ ngoại hình. 46
2.2.2 Tương đồng trong khắc họa nội tâm. 49
2.3 Tương đồng trong ngôn ngữ nghệ thuật. 53
2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại hướng vào khai thác nội tâm
nhân vật.
54
2.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và trần thuật hướng vào khai thác
nội tâm nhân vật.
56
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top