Eamonn

New Member
Tải Đề tài Truy nhập gói đường lên tốc độ số liệu cao trong lộ trình phát triển của 3GPP LTE

Download miễn phí Đề tài Truy nhập gói đường lên tốc độ số liệu cao trong lộ trình phát triển của 3GPP LTE


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G
1.1. QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN HÓA WCDMA/HSPA TRONG 3GPP
1.1.1. Chuẩn hóa trong 3GPP
1.1.2. Phát triển tăng cường HSPA (HSDPA và HSUPA)
1.2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LTE (Long Term Evolution)
1.3. IMT – Adv VÀ LỘ TRÌNH TỚI 4G
1.4. TỔNG QUAN TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO (HSPA)
1.4.1. Mở đầu
1.4.2. Kiến trúc giao diện vô tuyến HSDPA và HSUPA cho số liệu người sử dụng
1.5. TỔNG QUAN LTE
1.5.1.Tốc độ số liệu đỉnh
1.5.2. Thông lượng số liệu
1.5.3. Hiệu suất phổ tần
1.5.4. Hỗ trợ di động
1.5.5.Vùng phủ
1.5.6.MBMS tăng cường
1.5.7.Kiến trúc và quá trình chuyển đổi

Chương 2: CÁC CÔNG NGHỆ CƠ BẢN CỦA 3GPP LTE
2.1. TRUYỀN DẪN ĐA TRUY NHẬP CỦA LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G CỦA 3GPP LTE
2.1.1.Mở đầu
2.1.2. Nghiên cứu hoạt động của OFDM
2.1.3. Mã hóa kênh và phân tập tần số trong truyền dẫn OFDM
2.1.4. Chọn các thông số của OFDM cơ sở
2.1.5. Sử dụng OFDM để ghép kênh và đa truy nhập
2.1.6. Sử dụng đa truy nhập phân chia theo tần số sóng mang (SC - FDMA)
2.2. TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC LẬP BIỂU, THÍCH ỨNG ĐƯỜNG DẪN VÀ PHÁT LẠI TIÊN TIẾN
2.1.1.Vấn đề lập biểu phụ thuộc kênh
2.1.2.Các sơ đồ phát lại tự động linh hoạt
2.3.KỸ THUẬT ĐA ANTEN VỚI LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G
2.3.1.Các đặc trưng cơ bản của cấu hình đa anten
2.3.2.Đa anten thu
2.3.3.Đa anten phát

Chương 3: TRUY NHẬP GÓI ĐƯỜNG LÊN TỐC ĐỘ CAO (HSUPA)
3.1. TỔNG QUAN VỀ HSUPA
3.1.1.Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa HSUPA và HSDPA
3.1.2. Lập biểu cho HSUPA
3.1.3. HARQ với kết hợp mềm trên HSUPA
3.1.4. Kiến trúc mạng được lập cấu hình E-DCH (và HS-DSCH)
3.2. KÊNH RIÊNG TĂNG CƯỜNG (E-DCH) TRONG HSUPA
3.2.1. E-DCH và các kênh báo hiệu
3.2.2.Điều khiển công suất trong E-DCH
3.2.3.Điều khiển tài nguyên cho E-DCH
3.3. LẬP BIỂU TRONG HSUPA
3.3.1.Chương trình khung lập biểu đối với HSUPA
3.3.2.Thông tin lập biểu trong HSUPA
3.4. HARQ VỚI KẾT HỢP MỀM TRONG HSUPA
3.4.1.Tổng quan hoạt động HARQ trong HSUPA
3.4.2. Quá trình xử lý HARQ tại lớp vật lý của HSUPA
3.4.3. Vì sao phải sử dụng hai độ dài TTI ?
3.5. BÁO HIỆU ĐIỀU KHIỂN TRONG HSUPA
3.5.1.Kênh vật lý dành riêng E-HICH
3.5.2. Kênh vật lý mang các cho phép tuyệt đối (E-RGCH)
3.6. THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG LỚP VẬT LÝ
3.6.1. Thủ tục hoạt động lớp vật lý cho giao thức HARQ
3.6.2. Thủ tục lớp vật lý cho HARQ và chuyển giao mềm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của E-DCH trong các giới hạn do bộ lập biểu thiết lập.
Cho phép phục vụ (Serving Granb) là một biến nội bộ trong từng UE, nó được sử dụng để theo dõi khối lượng tài nguyên cực đại mà UE được phép sử dụng. Nó được biểu diễn như là tỷ số giữa công suất cực đại E-DPDCH trên DPCCH và UE được phép phát từ một nguồn MAC-d bất kì và sử dụng một kích thước khối truyền tải bất kì chừng nào không vượt quá cho phép phục vụ. Vì thế, bộ lập biểu chịu trách nhiệm cho lập biểu giữa các UE, còn các UE tự chịu trách nhiệm để lập biểu các luồng MAC-d theo các qui định trong đặc tả. Về nguyên tắc, luồng ưu tiên cao phải được phục vụ trước luồng ưu tiên thấp.
Lý do biểu diễn cho phép phục vụ bằng tỷ số công suất cực đại xuất phát từ việc chất lượng cơ bản mà bộ lập biểu cố gắng điều khiển là nhiễu đường lên. Nhiễu này tỷ lệ thuận với công suất phát. Công suất phát E-DPCH được định nghĩa tương đối so với DPCCH để đảm bảo rằng E-DPDCH phải chịu tác động của các kênh điều khiển công suất. Vì công suất phát E-DPDCH thường lớn hơn nhiều so với công suất phát DPCCH, nên một cách gần đúng tỷ số công suất E-DPCH trên DPCCH tỷ lệ thuận với tổng công suất phát :
(PE-DPCH+ PDPCCH )/ PDPCCH ≈ PE-DPCH / PDPCCH)
Và vì thế việc thiết lập giới hạn cho tỷ số công suất E-DPCH và DPCCH tương ứng với điều khiển công suất phát cực đại của UE. Nút B có thể cập nhật cho phép phục vụ trong UE bằng cách phát đi cho phép tuyệt đối (Absolute Grant) hay cho phép tương đối (Relative Grant) đến UE, như chỉ ra trên hình 3.9.
Hình 3.9 - Quan hệ giữa cho phép tuyệt đối, cho phép tương đối và cho phép phục vụ
Các cho phép tuyệt đối được phát trên kênh E-AGCH chia sẻ và được sử dụng cho các thay đổi cho phép phục vụ tuyệt đối. Thông thường các thay đổi này khá lớn, chẳng hạn để ấn định một tốc độ số liệu cao cho UE để truyền dẫn gói đường lên. Các cho phép tương đối được phát trên E-RGCH và được sử dụng để thay đổi tương đối cho phép phục vụ. Không như các cho phép tuyệt đối, các cho phép tương đối này chỉ thay đổi nhỏ và thường chỉ trong khoảng 1 dB. Trong chuyển giao mềm, các thay đổi tương đối có thể được phát từ các ô phục vụ lẫn các ô không phục vụ. Tuy nhiên tồn tại khác biệt rất lớn giữa hai trường hợp này là chúng được xử lý riêng.
Các thay đổi tương đối từ ô phục vụ được dành cho UE, nghĩa là mỗi UE thu cho phép tương đối riêng để có thể điều chỉnh các cho phép phục vụ riêng trong các UE khác nhau. Thay đổi tương đối này thường được sử dụng cho các cập nhật nhỏ tốc độ số liệu, có thể xảy ra thường xuyên trong một truyền dẫn gói đang diễn ra. Cho phép tương đối từ ô phục vụ có thể có ba giá trị “UP” , “HOLD” hay “DOWN”:
- Lệnh “UP” (“DOWN”) chỉ thị UE tăng (giảm) cho phép phục vụ, nghĩa là tăng (giảm) tỷ số công suất E-DPCH trên DPCCH so với tỷ số công suất được sử dụng cuối cùng trong TTI trước trong cùng một xử lý HARQ.
- Lệnh “HOLD” chỉ thị UE không thay đổi cho phép tương đối.
Hình 3.10 - Mô tả hoạt động cho phép tương đối
Các cho phép tương đối từ các ô không phục vụ được sử dụng để điều khiển nhiễu giữa các ô. Bộ lập biểu trong ô phục vụ không có thông tin về nhiễu gây ra đối với các ô lân cận cho các quyết định lập biểu. Chẳng hạn tải trong ô phục vụ có thể thấp và từ cách nhìn này, nó có thể lập biểu truyền dẫn tốc độ cao. Tuy nhiên ô lân cận có thể không chịu được nhiễu bổ sung do tốc độ truyền dẫn cao này gây ra. Vì thế, ô lân cận phải có thể tác động lên các tốc độ số liệu được sử dụng. Thực ra, có thể coi điều này như là “chỉ thị quá tải ” để ra lệnh cho các UE không được ô này phục vụ phải hạ thấp tốc độ số liệu của mình.
Mặc dù tên gọi “cho phép tương đối” được sử dụng cho chỉ thị quá tải, nhưng hoạt động này hoàn toàn khác với hoạt động cho phép tương đối từ ô phục vụ: Trước hết chỉ thị quá tải là một tín hiệu chung mà tất cả các UE thu được. Vì chỉ có ô không phục vụ là liên quan đến mức nhiễu tổng từ ô lân cận chứ không phải UE gây ra nhiễu này, vì thế một báo hiệu chung là đủ. Ngoài ra vì ô không phục vụ không biết được các mức ưu tiên lưu lượng của các UE mà nó không phục vụ, nên không cần thiết phải có báo hiệu riêng từ các ô không phục vụ; Thứ hai, chỉ thị quá tải chỉ nhận hai chứ không phải ba giá trị :“DTX” và “DOWN” , trong đó giá trị thứ nhất không ảnh hưởng đến hoạt động của UE. Tất cả các UE nhận được “DOWN” từ bất kì một ô không phục vụ nào sẽ phải giảm cho phép phục vụ tương đối so với TTI trước trong cùng một xử lý ARQ.
3.3.2.Thông tin lập biểu trong HSUPA :
Để lập biểu hiệu quả, bộ lập biểu cần thông tin về trạng thái UE liên quan đến trạng thái bộ đệm và công suất phát khả dụng. Thông tin này càng chi tiết càng tốt cho bộ lập biểu để nó đưa ra các quyết định chính xác. Tuy nhiên đồng thời cũng phải duy trì lượng tin phát trên đường lên càng nhỏ càng tốt để không tiêu thụ thái quá dung lượng đường lên.Ở một mức độ nhất định yêu cầu này đối lập nhau và chúng được giải quyết trong HSUPA bằng hai cơ chế hỗ trợ nhau:”bit hạnh phúc” ngoài băng được phát trên E-DPCCH và thông tin lập biểu trong băng được phát trên E-DCH.
Báo hiệu ngoài băng được thực hiện bằng một bit trên E-DPCCH:”bit hạnh phúc”. Mỗi khi UE có công suất khả dụng cho E-DCH để phát tốc độ số liệu cao hơn so với được cho phép bởi cho phép phục vụ và số bit trong bộ đệm đòi hỏi nhiều TTI hơn so với một số lượng TTI nhất định. UE sẽ đặt bit này vào “hạnh phúc ” để chỉ thị rằng nó muốn nhận được cho phép phục vụ cao hơn. Trái lại, UE sẽ thông báo “hạnh phúc ”. Lưu ý rằng “bit hạnh phúc ” chỉ được phát cùng với truyền dẫn số liệu đang được thực hiện vì E-DPCCH chỉ được phát cùng với E-DPDCH.
Báo hiệu trong băng cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chiếm bộ đệm bao gồm cả thông tin mức ưu tiên và công suất phát khả dụng cho E-DCH. Báo hiệu trong băng được phát đi theo cách giống như số liệu của người sử dụng, hay một mình, hay là bộ phận của truyền dẫn số liệu. Vì thế thông tin này có lợi cho HARQ với kết hợp mềm. Vì thông tin lập biểu trong băng chỉ là cơ chế dành cho UE không được lập biểu để nó yêu cầu tài nguyên, thông tin lập biểu này có thể được phát không theo lập biểu và vì thế nó được phát không phụ thuộc vào cho phép phục vụ. Không chỉ các truyền dẫn không lập biểu không chịu các quy định của thông tin lập biểu; mạng cũng có thể lập cấu hình truyền dẫn không theo lập biểu cho các số liệu khác.
3.4. HARQ VỚI KẾT HỢP MỀM TRONG HSUPA :
3.4.1.Tổng quan hoạt động HARQ trong HSUPA :
Trong HSUPA, HARQ với kết hợp mềm có mục đích giống như HARQ trong HSDPA, để bảo đảm tính bền vững chống lại lỗi truyền dẫn. Tuy nhiên HARQ với kết hợp mềm không chỉ là công cụ chống lại lỗi ngẫu nhiên, mà nó còn có thể được sử dụng để tăng dung lượng như đã chỉ ra ở phần tổ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top