bi_86

New Member

Download miễn phí Tổng luận Các nguyên tắc và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm





Các hệ thống kiểm soát thực phẩm tích hợp đáng được cân nhắc khi có sự mong
muốn và quyết tâm đạt tới sự hợp tác và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong
chuỗi dây chuyền liên tục từ nuôi trồng đến tiêu thụ. Nói chung, cơ cấu của một hệ
thống kiểm soát thực phẩm tích hợp sẽ có một số cấp độ hoạt động:
Cấp 1: Xây dựng chính sách, đánh giá và quản lý rủi ro, và xây dựng các tiêu chuẩn
và quy định.
Cấp 2: Điều phối hoạt động kiểm soát thực phẩm, theo dõi và kiểm tra.
Cấp 3: Thanh tra, và thực thi bắt buộc.
Cấp 4: Giáo dục và đào tạo.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dùng theo mục tiêu mang lại kết quả tin tưởng cho người tiêu
dùng trong nước và người mua hàng nước ngoài;
• Được trang bị tốt hơn để tham gia kiểm soát thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc
tế, ví dụ như tham gia vào Codex, triển khai theo các Hiệp định SPS/TBT, v.v...;
• Khuyến khích sự minh bạch trong quá trình ra quyết định và trách nhiệm trong
thực thi;
• Về lâu dài sẽ có hiệu quả chi phí hơn.
31
Với những lợi ích này, một số nước đã xác lập hay đang trong quá trình tạo ra cơ
chế điều phối và hoạch định chính sách như vậy ở cấp quốc gia. Việc đặt sự quản lý
chuỗi cung cấp thực phẩm dưới sự kiểm soát của một cơ quan độc lập đủ năng lực có
thể thay đổi tận gốc cách thức quản lý việc kiểm soát thực phẩm. Vai trò của cơ quan
đó là xây dựng các mục đích kiểm soát thực phẩm quốc gia, và triển khai các hoạt
động chiến lược và tác nghiệp để đạt được các mục đích đó.
Một Cơ quan Kiểm soát thực phẩm quốc gia tích hợp cần tập trung vào toàn bộ
chuỗi thực phẩm từ nuôi trồng đến tiêu thụ, và phải có nhiệm vụ phân phối các nguồn
lực vào những lĩnh vực ưu tiên cao và tập trung vào những nguồn rủi ro quan trọng
nhất. Một cơ quan như vậy sẽ không bao hàm các trách nhiệm thanh sát thực phẩm
hàng ngày. Công việc này vẫn phải tiếp tục dựa vào các cơ quan hiện tại ở các cấp
quốc gia, tỉnh/thành và cơ sở. Cơ quan này cũng phải xem xét đến vai trò của các dịch
vụ chứng nhận, thanh tra và phân tích của các tổ chức tư nhân, nhất là cho thương mại
xuất khẩu.
Cung cấp tái chính cho Hệ thống Kiểm soát Thực phẩm Quốc gia
Tài chính và các nguồn lực cần thiết để tái tổ chức và tăng cường các hệ thống kiểm
soát thực phẩm thông thường được Chính phủ cung cấp. Ở những nước mà các trách
nhiệm kiểm soát thực phẩm trải rộng ở nhiều cơ quan Chính phủ có thể cần có sự
thương lượng về cấu trúc cấp tài chính sửa đổi và xây dựng các thoả thuận chuyển
giao để đảm bảo tính liên tục của việc cấp tài chính và nguồn lực. Để thực hiện việc
này, điều quan trọng là phải có sự cam kết đầy đủ của Chính phủ đối với việc xây
dựng các cấu trúc phù hợp và xây dựng các chính sách đưa ra mức bảo vệ người tiêu
dùng tối ưu.
2. Vai trò của Chính phủ trong kiểm soát an toàn thực phẩm
Chính phủ các nước thực hiện các chức năng dưới đây trong kiểm soát an toàn thực
phẩm.
Xây dựng luật về an toàn thực phẩm
Không thể vận hành việc kiểm soát an toàn thực phẩm nếu không có một tập hợp
đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm
Bước đi đầu tiên trong việc nâng cao sự kiểm soát an toàn thực phẩm, đó là xây
dựng hệ thống pháp luật để dựa trên cơ sở đó các quy định liên tục được rà soát, xem
xét và cập nhật khi cần thiết. Việc xây dựng các quy định về thực phẩm biểu hiện sự
quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm và thực
hiện các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, coi đó như một phần trong chính sách của
Chính phủ. Các thuật ngữ sử dụng trong các quy định luật cần được định nghĩa rõ
ràng, cùng với các thủ tục thực thi luật pháp, trong đó chỉ rõ cơ quan có thẩm quyền
ban hành các quy định, quy tắc và các chuẩn mực, các tiêu chuẩn về chất lượng và an
toàn. Các thủ tục đối với phân phối, chế biến, lưu kho, vận chuyển và bán hàng thực
phẩm cần được chỉ rõ. Luật pháp cũng cần chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan
32
thay mặt cho Chính phủ, cũng như các quyền hạn của các thành viên thuộc cơ quan
này. Các qui định về thực phẩm còn chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của khu vực tư nhân
và các tổ chức khác như ngành công nghiệp, các viện nghiên cứu, các uỷ ban khoa học
và người tiêu dùng trong mối tương quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Bất cứ
một nỗ lực nào nhằm xem xét lại các quy định luật pháp liên quan đến thực phẩm đều
cần thu hút sự tham gia của các đối tác khác trong kiểm soát thực phẩm, ngành công
nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng.
Đảm nhiệm các vai trò chức năng trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm
quốc gia
Các chức năng kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên ba trụ cột: Các thành phần
chức năng chủ yếu của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ở mức độ cơ bản và
tối thiểu đều bao gồm các bộ phận thanh tra, dịch vụ phân tích và thực thi pháp luật.
Bộ phận thanh tra tiến hành thanh tra và kiểm tra sự thực hiện của một doanh
nghiệp trong việc tuân thủ với các quy định ban hành. Bộ phận dịch vụ phân tích tiến
hành thử nghiệm và kiểm dịch các sản phẩm để xác định sự tuân thủ đúng theo các
quy định bắt buộc của luật pháp và quy định, bao gồm các tiêu chuẩn về thực phẩm,
các giới hạn về chất lượng và độ an toàn được đề ra đối với các chất ô nhiễm hoá học
và sinh học, các quy định về bao gói và các yếu tố khác đòi hỏi phải kiểm nghiệm. Bộ
phận thực thi pháp luật đóng vai trò chức năng giám sát thi hành luật, phát hiện các
trường hợp vi phạm luật pháp. Các bộ phận chức năng khác hỗ trợ các hoạt động trên
bao gồm bộ phận điều hành, lập kế hoạch, lập chương trình, nghiên cứu và thông tin,
hỗ trợ giáo dục và đào tạo nhằm giúp đỡ các bộ phận nội bộ và khi có các nguồn lực
cho phép có thể tác động đến các ngành bên ngoài.
Thanh tra an toàn thực phẩm
Bộ phận chức năng chủ yếu của quản lý an toàn thực phẩm đó là bộ phận thanh tra
được đào tạo và trang bị đầy đủ về mặt nhân sự. Vai trò của bộ phận thanh tra là để
tiến hành thanh kiểm các hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối, xuất nhập khẩu thực
phẩm và các phương tiện, thiết bị sản xuất của một công ty xem có tuân thủ theo các
quy định và luật pháp quốc gia hay không. Bộ phận thanh tra thường tiến hành lấy
mẫu để phân tích đối với tất cả các loại thực phẩm nhằm làm rõ mức độ tuân thủ quy
định đối với bất kỳ một loại thực phẩm khả nghi nào, cũng như lấy các mẫu trên thị
trường để giám sát và theo dõi mục đích. Tại nhiều nước, thanh tra thực phẩm còn
thực hiện việc điều tra sự ngộ độc hay thương tổn bị nghi là do thực phẩm, marketing
không trung thực và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hành nghề, những phàn nàn
của người tiêu dùng hay ngành công nghiệp và sự nhập khẩu hay xuất khẩu bất hợp
pháp các sản phẩm thực phẩm.
Điều quan trọng là các thanh tra viên cần được trang bị những kỹ thuật điều tra tiên
tiến, mới nhất và được rèn luyện các phương pháp đảm bảo chất lượng và an toàn thực
phẩm hiện đại nhất. Họ cần được đào tạo về các công nghệ mới sử dụng trong chế biến
33
và sản xuất, bao gồm cả những kiến thức cần thiết để giám sát công nghệ, để đảm bảo
sao cho họ có thể thực hiện chức năng của mình với mức hiệu quả cao nhất và có được
thành tích tốt nhất.
Dịch vụ phân tích
Chức năng kiểm nghiệm mang ý nghĩa quyết định đối với quản lý thực phẩm. Việc
phân tích ở phòng thí nghiệ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top