daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
CHƯƠNG I:
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN NGHỆ
*****

I. NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ
1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc văn nghệ
2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ
II. VĂN CHƯƠNG LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THUỘC THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC
1. Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng
2. Tương quan giữa cơ sở hạ tầng với văn nghệ
III. VĂN NGHỆ VỚI CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
1. Văn nghệ với chính trị
2. Văn nghệ với triết học
3. Văn nghệ với khoa học
4. Văn nghệ với đạo đức

Văn chương, cũng như các loại hình nghệ thuật khác, không phải là của cải vật chất của xã hội, cũng không phải là một lực lượng trực tiếp trực tiếp sản sinh ra một giá trị vật chất nào cho đời sống xã hội. Nhưng chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó không có sự tồn tại của văn chương nghệ thuật.. Chỉ bởi, văn chương nghệ thuật chiếm giữ một vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Ðể tồn tại và phát triển, con người không chỉ cần "ăn ở" mà còn cần cả "múa hát". Ý thức được vai trò, giá trị của văn nghệ trong đời sống của mình, con người từ xa xưa đã muốn tìm hiểu để nắm được bản chất, quy luật, đặc trưng đặc điểm của văn nghệ hầu làm chủ nó, thúc đẩy nó phát triển.
Mối quan tâm trước nhất của con người đối với văn nghệ là nguồn gốc, bản chất của nó.
I. NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ
Tìm hiểu nguồn gốc của văn nghệ là tìm hiểu tác nhân chủ yếu đầu tiên nào đã làm cho văn nghệ này sinh và phát triển. Tức là xác định khởi điểm những mâu chuẩn đối lập nội tại và ngoại tại nào làm cho văn nghệ này sinh và phát triển.
Từ hàng nghìn năm nay, loài người đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc văn nghệ. Nhưng tựu trung, đều có thể quy về hai loại quan điểm: quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về nguồn gốc văn nghệ.
1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc nghệ thuật.
TOP
a. Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật.
Các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật rất đa dạng nhưng đều thống nhất ở một điểm là cho rằng : cái đã làm cho văn nghệ nảy sinh là một lực lượng siêu nhiên, thần kỳ ngoài đời sống con người.
- Quan niệm thần thoại
Thần thoại Phương Ðông (Ấn Ðộ, Trung Quốc…) Thần thoại Phương Tây (Hy Lạp…) đều giải thích nguồn gốc thơ ca là do các vị thần nhà trời tạo ra. Từ quan niệm các thần trên thiên đình tạo ra nghệ thuật đã đưa đến quan niệm khá phổ biến trong sáng tác là "thần hứng" , được nhiều người tán đồng. Theo quan niệm này thì các nghệ sĩ bỗng dưng cảm xúc trào dâng đã sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ấy chính là lúc "thần hứng" đã nhập vào người họ, "nàng thơ" đã đến với họ. Chứng cớ là có nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu ra đời trong những giấc mơ như các bản nhạc của Tác - ti - ni, của Sô - panh …
- Thuyết ma thuật
Một quan niệm có tính chất tôn giáo nữa là thuyết ma thuật. Ma thuật là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy. Ma thuật là những nghi lễ nhằm tác động hư ảo vào tự nhiên khi con người bất lực trước tự nhiên. Người nguyên thủy gán cho các hiện tượng tự nhiên khó hiểu ma lực. Họ thường hay cầu nguyện, tế lễ, ca hát, nhảy múa để cầu mong sự phù hộ của lực lượng siêu phàm nào đó. Chẳng hạn, người nguyên thủy cho rằng nhật thực là điềm báo tai họa, vì vậy, phải nổi trống, chiêng lên để xua đuổi ác quỷ. Ðể cầu mong thần linh và tạ ơn thần linh giúp đỡ trước và sau lúc săn bắt, họ có lễ cầu nguyện tế các thần. Tục đeo móng vuốt, răng, da của các loài thú dữ là để làm bùa hộ mệnh. Một số học giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Reinach ở Pháp và Nga, đã căn cứ vào nghi tiết phù chú của ma thuật nguyên thủy để cho rằng nghệ thuật ra đời từ ma thuật.
Như đã nói, sai lầm cơ bản của quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật là ở chỗ cho rằng nghệ thuật nảy sinh do yếu tố siêu nhiên cách xa đời sống con người.
Việc các nhà nghệ thuật và khoa học sản sinh ra được những tác phẩm, những công trình xuất sắc từ giấc mơ là có thật. Nhưng đó không phải do ma lực mà chính là do năng lực của chính người sáng tác. Khoa học đã chứng minh rằng, trong khi ngủ một vùng nào đó của bộ óc các nhà nghệ sĩ và khoa học vẫn hoạt động.
Ma thuật nguyên thủy là có thật. Người nguyên thủy do chưa làm chủ được tự nhiên và bản thân mình trên thực tế, nên đã phải làm chủ nó, chiến thắng nó bằng ảo tưởng. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã chi phối mạnh mẽ đời sống người nguyên thủy. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ, trong sự phản ánh đó những lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Ðiều đó đã phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên.
Như vậy, tôn giáo ra đời là do con người khiếp nhược trước tự nhiên. Còn nghệ thuật, như mọi người đều biết là phương tiện khẳng định cuộc sống. Nghệ thuật đưa lại cho con người những cảm xúc trái ngược với tôn giáo. Hơn nữa, cần thấy rằng tôn giáo thời nguyên thủy khác xa với tôn giáo trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo bị lợi dụng làm phương tiện ru ngủ và áp bức quần chúng. Thời nguyên thủy, đằng trong bộ áo duy tâm ấy là cả hạt nhân thực tiễn: vì cuộc sống thực sự của chính người nguyên thủy. Cầu nguyện tế lễ là mong cho các cuộc săn bắt đạt được kết quả hơn ; Ðeo móng vuốt hổ, gấu là để mong có sức mạnh như chúng, là chiến tích; xâm mình là để ngụy trang.
b. Quan niệm bản năng về nguồn gốc nghệ thuật.
- Thuyết bản năng du hí.
Ðây là thuyết duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật thịnh hành và có ảnh hưởng nhất ở Tây Âu. Kant (1724 - 1801), nhà triết học duy tâm chủ quan Ðức, cho rằng tác phẩm nghệ thuật là một cứu cánh nội tại, không có mục đích ý nghĩa nào ngoài bản thân nó, nghệ thuật là một trò chơi không vụ lợi. Schiller (1759 - 1805), nhà văn Ðức, cũng cho rằng đặc trưng của cảm thụ thẩm mĩ là xu hướng tự do vui vẻ. Yếu tố kích thích thứ nhứt và quyết định của sáng tác nghệ thuật là xu hướng du hí bẩm sinh của con người. Spencer (1820 - 1903), nhà triết học và xã hội học Anh, bổ sung vào học thuyết của Schiller lí luận về sự phát tiết của sinh lực thừa. Theo ông, ở động vật bậc cao và ở con người, sinh lực rất dồi dào, nó không thể tiêu hao hết cho nhu cầu sinh tồn, phần dư thừa phải phát tiết ra ngoài. Con hổ vồ mồi, con mèo chạy vờn theo cuộn len, con mèo vờn chuột… là những hình thức của sự tiêu hao sinh lực thừa. Những cái đó là vô mục đích. Nghệ thuật ở mức độ cao hơn, nhưng xét nguồn gốc thì thực chất cũng là một thứ trò chơi vô mục đích, là sự phát tiết sinh lực thừa.
Một số học giả duy vật dung tục lại dựa trên một số nhận xét của Darwin (1809 - 1882), nhà bác học sinh vật Anh về bản năng tự làm đẹp của động vật để đề ra thuyết bản năng mỉ cảm ở con người. Bản năng mỉ cảm ở con người vốn là bản năng bẩm sinh, bản năng sinh vật chứ không phải là ý thức xã hội.
Như vậy, tóm lại là, các ý kiến của Kant, Schiller, Spencer là để sống, con người cần lao động. Nhưng lao động là ách đè nặng lên con người. Con người chỉ có niềm vui khi thoát khỏi lao động, sống trong vui chơi. Nghệ thuật là một loại hoạt động vui chơi. Nghệ thuật làm cho người ta thoát khỏi mọi ràng buộc của đời sống.
Cách lí giải của những người theo thuyết bản năng du hí trên đây có những yếu tố khả dĩ chấp nhận được. Ví dụ: Yếu tố vui chơi là một đặc trưng quan trọng của văn nghệ. Nhưng nếu xem vui chơi là mục đích là "cứu cánh" thì lại không đúng. Ðiều đó sẽ tạo nên sự đối lập giữa văn nghệ và lao động. Cũng tức là đối lập văn nghệ với con người và xã hội loài người. Thuyết bản năng mĩ cảm đã vô hình trung hạ thấp con người xuống hàng con vật. Con người khác con vật ở chỗ là có ý thức. Theo cứ liệu của khảo cổ học, dân tộc học, thì ý kiến mĩ cảm là bản năng bẩm sinh của con người, lại càng không có chỗ đứng. Con người với công cụ bằng đã đã xuất hiện cách đây 2 triệu rưỡi năm. Nhưng các hiện tượng nghệ thuật nguyên thủy xuất hiện cách đây dưới 4 vạn năm, còn những hiện tượng nghệ thuật đích thực xuất hiện cách đây dưới 18.000 năm. Ðiều đó có nghĩa là nghệ thuật chẳng những không xuất hiện đồng thời với con người mà còn xuất hiện cách xa hàng triệu năm so với sự xuất hiện con người. Nếu là bản năng bẩm sinh thì con người và nghệ thuật đã xuất hiện cùng một lúc.
- Thuyết bản năng bắt chước.
Thuyết này do các nhà bác học cổ đại đề xướng. Démocrite (460 - 370 trước CN), nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp cho rằng con người bắt chước tiếng chim hót để làm ra tiếng hát, bắt chước ong xây tổ để làm ra nhà cửa. Aristote (384 - 322 trước CN) cũng là nhà triết học duy vật Hy Lạp, cho rằng bắt chước đem lại nhận thức và niềm vui. Ông cho rằng, có 2 nguyên nhân là nguồn gốc thơ ca. Một là thiên tính bắt chước của nhân loại, hai là thiên tính hiểu biết của nhân loại. Ông khẳng định : "nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên". Sau này, người ta xuyên tạc ý kiến của Aristote, chủ trương văn nghệ bắt chước máy móc, lệ thuộc vào bề mặt sự vật, rồi từ đó đi đến giải thích nguồn gốc nghệ thuật là sự bắt chước có tính chất bản năng của con người.
Thuyết "bắt chước" của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra được nguyên nhân khách quan của nhận thức, sáng tạo nghệ thuật. Nhưng đã xem nhẹ tính tích cực sáng tạo của nghệ sĩ. Nghĩa là chưa thấy nguyên nhân chủ quan. Còn những người sau này xem văn nghệ là sự bắt chước giản đơn các hiện tượng tự nhiên thì họ đã hạ thấp nhận thức và sáng tạo nghệ thuật ở con người xuống hàng bản năng sinh vật.
Mĩ học tư sản hiện đại cũng đề xướng nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật. Chẳng hạn, thuyết bản năng tính dục. Thuyết này do bác sĩ tâm thần người Ðức là Freud (1856 - 1939) đề xướng. Ông cho rằng sự ẩn ức về tính dục đến mức nào đó sẽ thăng hoa thành động lực sáng tạo nghệ thuật ở nghệ sĩ.
2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ.
TOP
Ðiều hiển nhiên mọi người đều nhận thấy là con người trực tiếp làm ra nghệ thuật. Cho nên tìm hiểu ngu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top