Orin

New Member
Bạn tham khảo các thông tin này nhé:Cùng với răng và xương, móng là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể. Nó bảo vệ mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi, làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Sự thay đổi của móng cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe.Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước. Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2 mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại.Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người bị mắc bệnh đường tiêu hóa hay mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hay bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh. Dưới đây là một số biến dạng điển hình nhất:Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan...Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống, chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hay bệnh phong thấp. Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt, hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.Móng tay có rãnh: Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hay một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi, bệnh tim, thần kinh suy nhược.Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hay chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hay thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hay một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema), viêm da, nấm da, hay gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hay bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt. Bán nguyệt nhỏ, số lượng ít, thường thấy ở “thực chứng” (bệnh cấp tính) và “dương hư” (suy giảm chức năng) - theo phân loại chứng trạng trong Đông y. Bán nguyệt lớn, số lượng nhiều thường thấy ở những người khí huyết thịnh vượng hay các bệnh “âm hư dương thịnh”, dễ bị trúng phong.Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hay các lớp móng tay bị tách rời thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hay nước muối.Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp (Basedow), thiếu máu, rối loạn tuần hoàn ngoại vi...Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính, thiếu máu, có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan.Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hay vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hay bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.Móng bị đen: Móng tay hay móng chân biến thành màu đen hay màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hay màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hay từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp, bệnh ngoài da hay cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng.Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hay những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hay trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi, thiếu canxi... trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trong năm 2006, công ty tôi bị lỗ , cuối năm đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của các công nợ bị l Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Tháng 10/2007 công ty tôi có mua một thiết bị in theo hình thức thuê tài chính. Hợp đồng thuê mua tà Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
G Công ty tôi mua một lô sợi của công ty A vào 11/2007 và đã bán lại cho công ty M nhưng sợi bị lỗi nê Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Đơn vị tôi công tác chỉ hoạt động ở mảng Dịch vụ, vì thế chỉ có chỉ có 1 kế toán. Tôi chuẩn bị phụ t Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D (Ngày 11/11/09) Trong năm 2008 công ty tôi có nhập kho từ sản xuất nhưng bị nhầm (nhập trùng 2 lần). Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
A Hiện tôi là sinh viên mới ra trường chuẩn bị đi làm .Trước đó tôi học kế toán trong trường theo Quyế Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Chúng tôi là một công ty sản xuất và có thêm hoạt động cho thuê máy móc thiết bị (các máy móc này hỗ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
M Công ty tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010, lợi nhuận sau kiểm toán bị sụt giảm do một số c Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
S ((Nguyễn Tuân): Ngày 04/06/2012: Công ty tôi có đầu tư dự án mua sắm thiết bị. Phần thiết bị đã đấu Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
V Tôi muốn mở quán cafe để kinh doanh, tôi phải chuẩn bị những gì? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top