daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Qua quá trình thiết kế toàn bộ xe nâng hai khung động mà em đã trình bày ở trên. Em nhận thấy rằng kiểu xe này sử dụng nhiều trong công việc xếp dỡ hàng trong kho ở các Cảng. Tuy nhiên hiện nay các loại hàng hóa thường vận chuyển theo những kiện hàng tiêu chuẩn đó là container. Loại xe nâng này chỉ sử dụng xếp dỡ các loại hàng bao hay kiện, thùng có kích thước nhỏ. Loại xe nâng mà em thiết kế ở các Cảng ít mua về sử dụng, nhưng nếu đã có rồi thì ta sử dụng trong rất nhiều phương án xếp dỡ. Không chỉ được sử dụng trong kho mà nó có thể làm hàng ở cầu tàu, ở những bãi hàng sắt thép cuộn hay gỗ và rất nhiều loại hàng khác vì nó cũng là một loại máy nâng vạn năng nhưng ưu điểm hơn các loại máy nâng khác ở chổ là xếp dỡ hàng với sức nâng nhỏ mà trong không gian hẹp và chiều cao nâng lớn. Ngoài ra, trong cơ cấu nâng khung ta còn có thể sử dụng cặp xy lanh thủy lực có hai piston lồng thay cho xích nâng khung trong như đã tính ở trên. Tuy nhiên ta thấy nếu dùng cách hai này gặp nhiều nhược điểm hơn: trước tiên là về kinh tế sẽ tốn kém hơn, khi nâng hay hạ do đầu xi lanh được gắn trực tiếp vào khung trong nên dễ gây ra mất cân bằng nhiều hơn. Đương nhiên ta sẽ chọn cách nào tốt nhất như đã thiết kế.


NỘI DUNG: Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG Chương 1:Giới thiệu chung về công ty xếp dỡ 1 nhà rồng – khánh hội 1 §1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cảng Sài Gòn. 1 §1.2. Một số đặc điểm địa lý của Cảng Sài Gòn: 2 §1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 3 §1.4. Sơ đồ tổ chức cảng. 6 §1.5. Lịch sử hình thành - phát triển của Công Ty Xếp Dỡ NR - KH. 7 §1.6. Nhiệm vụ của Công Ty Xếp Dỡ Nhà Rồng - Khánh Hội. 7 Chương 2:phân tích phương án xếp dỡ hàng trong container và lựa chọn thiết bị. 8 §2.1. Đặc điểm hàng hóa và phân định nhóm hàng. 8 §2.1. Xác định các phương án công nghệ xếp dỡ hàng trong container : 9 §2.2. Phân tích và lựa chọn phương án xếp dỡ hàng trong container: 10 Chương 3: Giới thiệu chung xe nâng 13 §3.1. Giới thiệu chung và phân loại xe nâng tự hành 13 §3.2. Giới thiệu chung xe nâng thiết kế : 13 §3.2. Sơ đồ hệ thống truyền động: 22 §3.3. Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực: 23 Phần 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE NÂNG Chương 4: Tính toán cơ cấu dịch chuyển ngang bàn trượt 25 §4.1.Tính toán lực cần thiết khi dịch ngang bàn trượt: 25 §4.2.Tính toán chọn xi lanh thủy lực dịch bàn trượt: 25 §4.3. Kiểm tra bền và ổn định: 26 Chương 5: Tính toán cơ cấu nâng bàn trượt 29 §5.1. Lực nâng cần thiết khi nâng: 29 §5.2. Tính chọn xilanh piston thủy lực nâng bàn trượt: 32 §5.3. Kiểm tra bền và ổn định: 33 §5.4. Tính chọn xích nâng và puly xích. 35 Chương 6: Tính toán cơ cấu nâng khung 37 §6.1. Lực nâng cần thiết khi nâng: 37 §6.2. Tính chọn xilanh thuỷ lực nâng khung: 42 §6.3. Kiểm tra bền và ổn định: 43 Chương7: Tính toán cơ cấu nghiêng khung 46 §7.1. Tính ứng lực cần thiết cho xi lanh thuỷ lực nghiêng khung làm việc: 46 §7.2. Tính chọn xilanh thuỷ lực nghiêng khung: 49 §7.3 Kiểm tra bền và ổn định: 49 Chương 8: Tính toán kết cấu thép của thiết bị công tác 52 §8.1. Chạc hàng: 52 §8.2. Bàn trượt: 53 §8.3. Tính toán kiểm tra bền cho khung trong: 59 §8.4. Tính toán kiểm tra bền cho khung giữa: 68 §8.5. Tính toán kiểm tra bền cho khung ngoài: 77 §8.6. Tính toán con lăn dẩn hướng: 86 §8.7. Tính chọn các phần tử động lực và thủy lực: 94 Phần 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ CON LĂN , KIỂM TRA ỔN ĐỊNH CỦA XE ,QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE . Chương 9: Ổn định máy nâng 98 §9.1. Trường hợp 1: 98 §9.2. Trường hợp 2 : 101 §9.3. Trường hợp 3 : 102 §9.4. Trường hợp 4 : 105 §9.5. Trường hợp 5 : 106 Chương 10:Lập quy trình chế tạo con lăn 108 §10.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết: 108 §10.2. Phân tích chi tiết gia công. 109 §10.3.Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi. 109 §10.4. Chọn tiến trình gia công các bề mặt. 110 §10.5. Tiến trình gia công các bề mặt. 112 §10.6.Tính lượng dư gia công. 114 §10.7. Tính chế độ cắt. 117 Chương 11: Quy trình bảo dưỡng 122 §11.1. Phương pháp bảo dưỡng. 122 §11.2.Kiểm tra bảo trì hàng ngày. 125 §11.3 .Kiểm tra bảo trì hàng tuần. 127 §11.4 Kiểm tra bảo trì hàng tháng. 128 §11.5. Kiểm tra bảo trì 1,5 tháng. 129 §11.6. Kiểm tra bảo trì hàng quí 3t 129 §11.7.Kiểm tra bảo trì hàng 6 tháng. 130 §11.8. Kiểm tra bảo trì 2400 giờ hay mỗi năm. 132 §11.9.Một số biện pháp an toàn khi làm việc gần khung nâng . 133 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ths Nguyển Hửu Quảng, Máy nâng tự hành ,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM. [2] Ths Nguyễn Hữu Quảng,Ths.Phạm Văn Giám , Kết cấu kim loại máy trục ,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM 2005. [3] Pts.Trương Quốc Thành, Máy và thiết bị nâng , Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2004. [4] Ths Nguyển Hửu Quảng,Ths.Phạm Văn Giám , Máy xết dỡ ở cảng,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM 2008. [5] Nguyển Văn Quảng, Sức bền vật liệu ,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM . [6] Nguyễn Phước Hoàng ,Phạm Đức Nhuận ,Nguyễn Thạc Tân ,Máy thủy lực,Nhà xuất bản Giáo Dục . [7] Ts Lều Thọ Trình , Cơ học kết cấu ,Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật HÀ NỘI 2006. [8] Ths Nguyển Hưũ Quảng, Tính toán các cơ cấu máy trục ,Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM 2010. [9] Nguyễn Trọng Hiệp ,Nguyễn Văn Lẩm , Thiết kế chi tiết máy , Nhà xuất bản Giáo Dục . [10] Bùi Chí Hùng ,Nguyễn Hữu Tân ,Kỷ thuật xếp dỡ hàng hoá , Nhà xuất bản Công Nhân Kỷ Thuật . [11] Nguyễn Hữu Tân , Hàng hoá , Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải . [12] Tính toán máy nâng chuyển , Trường Đại Học Hàng Hải . [13] Ts.Trần Văn Địch ,Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy ,Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật. [14] Nguyễn Đắc Lộc,Sổ tay công nghệ chế tạo ,Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XẾP DỠ
NHÀ RỒNG – KHÁNH HỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cảng Sài Gòn.
Cảng Sài Gòn: được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi là thương cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3,860,000 m2 bao gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài Gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực chợ cá: 3 cầu tàu và 2 bến.
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475,000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:
- Bến Nhà Rồng (428 m)
- Bến Khánh Hội (1,264 m)
- Bến Tân Thuận (866.5 m)
và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.



Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570,000 m2 gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2,830 m cầu tàu; 2,500 m2 bãi và 80,000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của nghành Hàng hải Việt Nam trong qua trình hội nhập quốc tế.
* Nhiệm Vụ:
Phát triển bền vững như Càng hàng đầu của đất nước, mở ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Mục tiêu:
- Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực.
- Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam Việt Nam.
* Truyền thống của Cảng Sài Gòn :
Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống hoạt động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top