Cace

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới





Trước đây do bị quy định bởi phương pháp giảng dạy nên khi thiết kế giáo án người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của thầy, giáo án mang tính chất khép là điều dễ hiểu. Hiện nay với sự thay đổi toàn bộ chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học nên giáo án cần mang tính chất mở. Giáo án mang tính chất mở là giáo án có thể mở rộng bổ sung hàng năm cho phù hợp với từng lớp đối tượng cho học sinh. Ngày nay học sinh được tiếp xúc với nền khoa học rất sớm, trình độ lớp sau càng phát triển hơn so với lớp trước, cũng nội dung ấy nhưng người giáo viên ấy có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh.
Bên cạnh đó giáo án mở cũng là giáo án có thể điều chỉnh cho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh trung bình cần dạy đến đâu, đối với học sinh khá giỏi thì cần bổ sung, mở rộng thêm những gì? Học sinh miền núi, học sinh miền xuôi dạy học có gì cần hạn chế, bổ sung, mở rộng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n làm sáng tỏ cho văn bản chung. Và đặc biệt tích hợp ngang còn thể hiện trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt và các đề kiểm tra đánh giá. Trong một bài học, mỗi phân môn đề có câu hỏi về các kiến thức liên quan đến các phân môn còn lại; các đề kiểm tra đánh giá nhất là bài kiểm tra cuối học kỳ hay cuối năm được kiểm tra một cách tổng hợp theo hướng tích hợp.
Ví dụ
+ Ở văn bản “Lượm” trong khổ thơ đầu, câu thơ “ Ngày Huế đổ máu” đã sử dụng phép hoán dụ, lấy dấu hiệu “đổ máu” để nói đến sự khốc liệt của chiến tranh. Hoán dụ là gì? chúng ta sẽ được học ở phần Tiếng việt trong bài sau.
Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểu bài một cách dễ dàng hơn có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các em.
b. Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh-nhân vật trung tâm trong quá trình học Ngữ văn.
* Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong qua trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm chú ý của lý luận và thực tiễn dạy học. Đến nay đây vẫn là một vấn đề quan trọng nhất của dạy học-giáo dục.
Khi nghiên cứu về vấn đề này cần coi trọng người thầy trong việc tổng kết những kinh nghiệm của quá khứ và phát triển chúng trong điều kiện hiện tại, khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển ở mức độ cao và bản chất con người đã có những thay đổi về tính chất, năng lực, nhu cầu và nguyện vọng.
Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện ở sự nỗ lực hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý như hứng thú, chú ý, ý chí…nhằm đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao.
* Để biết được học sinh có tính tích cực học tập hay không cần dựa vào những dấu hiệu sau đây:
- Có chú ý học tập hay không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không?(thể hiện ở việc phát biểu ý kiến, ghi chép…)
- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
-Có hiểu bài học không?
-Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?...
Về mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập có thể không giống nhau, chúng ta có thể phát hiện được điều đó dựa vào một số dấu hiệu sau:
+ Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài( Gia đình, bạn bè, xã hội…)
+ Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu và tối đa?
+ Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục?
+ Tích cực tăng lên hay giảm dần?
+ Có kiên trì vượt khó hay không?
*Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác
- Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà đứa trẻ đều có ở những mức độ khác nhau.
-Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học…
Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hoá…Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy và nhận được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Ngày nay dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống.
Phát huy tính tích cực của học sinh và “ dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, còn người giáo viên “ lùi vào hậu trường” chỉ là người tư vấn, hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên cần thay đổi cách soạn giáo án chuyển trọng tâm sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hay theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập, tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp trò - trò, nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo.
* Việc áp dụng phương pháp thể hiện tính tích cực của học sinh trong quá trình soạn giáo án đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của người giáo viên, phương pháp học tập của người học sinh. Đây là một quá trình đổi mới lâu dài, chính vì vậy người giáo viên không nên nóng vội, cần căn cứ vào tình hình thực tế để từ đó thiết kế một giáo án phù hợp sao cho những tiết học phấn đấu để học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng nhất là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội nội dung học tập. Để phát huy tính tích cực của học sinh người giáo viên trong giờ dạy cần đặt hàng loạt các câu hỏi từ tái hiện đến các câu hỏi sáng tạo, đưa ra các tình huống ngược lại vấn đề trong sách để thử khả năng tư duy của học sinh.
Chẳng hạn phân tích chi tiết “trả gươm” trong bài “Sự tích hồ gươm”, người giáo viên không nên dùng phương pháp thuyết trình mà cần tổ chức hoạt động vấn đáp. Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ như: Vì sao Lạc Long Quân đòi gươm báu? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thuỷ mà không phải ở Thanh Hoá? hoặc: vì sao chỗ nhận gươm không phải là Thăng Long? ý nghĩa của chi tiết này? lập đi lập lại vấn đề từ đó học sinh sẽ tự tìm ra được câu trả lời.
2. Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng.
Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực đối với người giáo viên. Người giáo viên cần xác định được đối tượng của mình là học sinh cấp II-đối tượng đã qua tuổi trẻ con nhưng chưa đến tuổi trưởng thành, nhất là những học sinh lớp 6 vừa mới qua tiểu học còn chưa quen với cách giảng dạy ở cấp II, chính vì vậy người giáo viên soạn giáo án bên cạnh phần Hoạt động của trò cần có phần Nội dung bài học giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc ghi bảng, học sinh dễ ghi bài hơn cũng như sẽ tạo ra được một chuỗi lôgíc các kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức bài tốt hơn.
Thực tế có nhiều giáo viên do chuẩn bị bài chưa kỹ nên việc ghi bảng gặp nhiều khó khăn, nội dung các ý lớn chưa được chính xác, gọn gàng dẫn đến việc ghi vở của học sinh cũng lộn xộn, việc ôn bài cũ rất vất vả. Thực tế giảng dạy cho ta thấy nhiều giáo viên sau khi dạy xong một tiết học thì trên bảng cũng chỉ được mấy dòng ghi đề mục, các ý ghi trên bảng lại vụn vặt chưa toát lên những ý cơ bản của bài học, điều này khiến cho nội dung bài học rất mù mờ mà nguyên nhân chính là trong giáo án người giáo viên không chú ý thể hiện rõ đề cương nội dung bài học, khiến cho học sinh chỉ cần không xem lại bài ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top