hongkieusa_93

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lời Mở Đầu………………………………3

2. Ô nhiễm môi trường đất………………….5

3. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất…………11

4. Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễm…...14

Lời Mở Đầu
Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng xút, clo, có chất phế thải nhiều thủy ngân hay ngành công nghiệp than đá và dầu mỏ có chất thải chứa chì, thủy ngân và cadimi. Tại nhiều nơi, các chất thải độc hại này bị đổ thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý.

Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng đồng, kẽm, chì, thủy ngân, crôm trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp phía nam thành phố đều tương đương hay cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần.

Rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đô thị cũng là một nguồn gia tăng lượng kim loại nặng trong đất. Tại đa số đô thị hiện nay, tỉ lệ thu gom rác còn thấp, thậm chí có một số đô thị chưa có đơn vị thu gom và nơi tập kết rác.

Hà Nội, một trong những đô thị có tỉ lệ thu gom rác cao nhất, cũng chỉ đạt tỉ lệ dao động khoảng 70-80 phần trăm/năm. Lượng rác thải còn lại tồn đọng ở các nước ao hồ, ngõ xóm, kênh mương, theo dòng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm môi trường.

Theo các nhà khoa học, khoảng 70 – 80 phần trăm các nguyên tố KLN trong nước thải lắng xuống bùn trên đường đi của nó. Do đó việc sử dụng bùn thải làm phân bón được coi là một trong những nhân tố cao có nguy cơ gây ô nhiễm KLN.

Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn dư các kim loại như Asen, Cadimi, thủy ngân và kẽm trong đất.

Sự phát triển và mở rộng các làng nghề thủ công đi kèm với việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất song hầu hết các làng nghề ở nước ta hiện nay đều không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường đất.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên Thế giới. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, gần đây phương pháp sử dụng thực vật để xử lý kim loại nặng trong đất được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với môi trường.
Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hay vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hay khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp,... Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,... Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt.

1/ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1/ Vai trò của môi trường đất
• Đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.

• Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Như vậy đất rất quan trọng đối với con người chúng ta.

1.2/ Thế nào là ô nhiễm đất
a) Khái niệm
 Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
 Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
b) Phân loại
Người ta phân đất bị ô nhiễm làm 5 loại:
 Do chất thải công nghiệp.
 Do chất thải nông nghiệp.
 Do chất thải sinh hoạt.
 Do dầu mỏ.
 Do chất phóng xạ.
 Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
• Khí SO2, NOX, H2S,…sinh ra có thể chuyển hóa thành các gốc axit tạo thành axit gây mưa axit làm mất cân bằng PH trong đất.
• - Bụi chứa nhiều kim loại nặng (như chì, kẽm,…) sẽ lắng xuống đất sẽ làm thay đổi thành phần đất tại đó và nhiễm độc đối với cây trồng và vật nuôi theo đường dây chuyền thực phẩm.
• - Nước thải CN chứa nhiều chất vô cơ, các chất hữu cơ, dung môi hữu cơ, các chất dầu mỡ, các chất tẩy rữa,… Nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài chúng sẽ được lưu giữ trong đất nhờ sự di chuyển lắng đọng hay thấm vào đất.
• Các chất thải rắn CN như xỉ, phần thừa của sản phẩm cơ khí, nhà máy luyện kim,… không được tái chế hay xử lý trước mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất cây trồng và gây ảnh hưởng lâu dài đến vùng đất đó.

Như vậy ở VN nhìn chung đất đã bị thoái hóa trên bốn mặt:
• Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, cùng kiệt các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
• Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hay cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
• Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc tố.
• Ô nhiễm môi trường đất các loại.
 Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp
• Do thuốc bảo về thực vật: Nhiều thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể tồn lưu lâu dài trong đất. Khi thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút.Do khả năng diệt khuẩn cao nên TBVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hoạt tính sinh học trong đất.Một số TBVTV như: clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.

• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Khi sử dụng phân bón dư thừa, phần dư đó sẽ bị rữa trôi theo nước hay nằm lại trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với phân bón vô cơ: Trong phân supe lân thường có còn khoảng 5% axit H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ PH của đất. Do trong đất có các ion Fe(III), Al(III) kết hợp với lượng phân bón supe dư thùa tạo thành phophat kim loại không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt các vi sinh vật có ích trong đất.
Đối với phân bón hữu cơ tự nhiên: Nếu không dùng đúng kỹ thuật và đúng kiều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và con người. Trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các chất ô him như H2S, CH4 và tạo mùi khó chịu, làm giảm pH của đất.


 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
• Chất thải sinh hoạt rất phức tạp, nó bao gồm các loại thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn, đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải, các loại rác đường phố bụi, bùn, lá cây … Chúng được thu gom, tập trung, phân loại và xử lý. Sau khi xử lý, chế biến thành phân hữu cơ hay chôn đốt. Cuối cùng vẫn ảnh hưởng đến môi trường đất.Các bãi chôn lấp có mùi hôi thối ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxy trong đất.
• Do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước của thành phố mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top