daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHỦ ĐỀ 9:
PHÂN TÍCH MỘT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG TRONG THỰC TIỄN
(HOẶC GIẢ ĐỊNH).
TỪ ĐÓ, CHỈ RA NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO
VỆ NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI
TRƯỜNG GÂY RA.

Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ hai, ngày 13 tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp môi trường...............................4
1. Khái niệm tranh chấp môi trường................................................................4
2. Các dạng tranh chấp môi trường.................................................................5
3. Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường................................5
Chương 2. Một vụ việc tranh chấp môi trường điển hình trên thực tiễn.............7
1. Việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan.............................7
1.1. Sơ lược về công ty.................................................................................7
1.2. Diễn biến vụ việc..................................................................................8
2. Phân tích vụ việc.......................................................................................10
2.1. Nguyên nhân, hậu quả.........................................................................10
2.2. Một số vấn đề pháp lý và hướng xử lý của cơ quan chức năng...........13
Chương 3. Những bất cập của pháp luật trong việc bảo vệ người bị thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra và một số kiến nghị...................21
1. Những bất cập..........................................................................................21

1.1. Những bất cập trong vấn đề tội phạm hóa hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường của pháp nhân..........................................................................21
1.2. Những khó khăn trong việc xác định hậu quả của hành vi phạm tội của
pháp nhân...................................................................................................22
1.3. Vấn đề khởi kiện vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại đối với pháp
nhân vi phạm pháp luật về môi trường.......................................................25
2. Một số kiến nghị.......................................................................................26

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, điều
kiện sống của con người đang ngày càng được cải thiện, mối quan tâm đến chất
lượng cuộc sống nói chung và vấn đề bảo vệ môi trường nói riêng đang được
Việt Nam cũng như là các nước trên thế giới quan tâm. Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những ưu điểm về mặt lợi nhuận kinh
tế, khuyến khích tính cạnh tranh,… thì mặt trái của nó là sự tác động và ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường,
khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, nâng cao chất lượng môi trường
chính là mục tiêu nhiệm vụ của bảo vệ môi trường, trong đó hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp môi trường có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
Tuy nhiên, hệ thống các qui định pháp luật hiện hành về vấn đề này ở Việt Nam
đang còn khá nhiều tồn tại nên đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình giải
quyết các tranh chấp, làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về môi
trường của tổ chức cá nhân, ảnh hưởng không tốt đến trật tự xã hội. Với mong
muốn góp thêm cái nhìn về các tranh chấp môi trường, từ đó đi đến những
đánh giá khoa học và những giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
nên nhóm đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề về “Phân tích một tranh
chấp môi trường trong thực tiễn (hay giả định). Từ đó chỉ ra những bất cập

của pháp luật trong việc bảo vệ người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp
luạt môi trường gây ra”.

3


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP MÔI
TRƯỜNG
1. Khái niệm tranh chấp môi trường
Thuật ngữ “ Tranh chấp môi trường” hay còn gọi là “xung đột môi
trường” (XĐMT) chỉ bắt đầu xuất hiện trên thế giới trong những năm gần đây.
Một số nhà nghiên cứu thích dùng thuật ngữ xung đột do môi trường
(environmentally-induced conflict) để chỉ các xung đột nhằm mô tả một thực tế
là chúng xuất hiện liên quan đến vấn đề môi trường. Những nhà nghiên cứu
khác thường dùng một thuật ngữ đơn giản hơn là XĐMT. Trong nhiều trường
hợp, một số tác giả còn sử dụng thuật ngữ tranh chấp môi trường.
Tranh chấp môi trường là một trong những hiện tượng xã hội được quan
tâm nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như xã hội học môi
trường, kinh tế học môi trường, khoa học pháp lí.
Theo đó, khái niệm tranh chấp môi trường cũng được hiểu từ những góc
độ khác nhau. Từ góc độ xã hội học, xung đột môi trường được hiểu là xung
đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội các nhau trong việc khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên và môi trường. Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của
nhóm khác, dẫn đến sự đấu tranh của giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về
tài nguyên, về các yếu tố môi trường. Từ góc độ môi trường học, xung đột môi
trường được nhìn nhận theo hai khía cạnh:
Một là, xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với nhu cầu bảo
vệ môi trường sống trong lành của loài người;
Hai là, xung đột giữa các nhóm dân cư khác nhau trong quá trình khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường.

Tại Việt Nam, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về tranh
chấp môi trường, tuy nhiên, kết hợp các quan điểm khoa học về xung đột môi
trường từ nhiều lĩnh vực khác nhau với những kinh nghiệm thực tiễn pháp lý
của các quốc gia đi trước và các kết quả của việc xác định rõ quyền và lợi ích

4


của con người, ta có thể xác định được nội dung cơ bản của tranh chấp môi
trường như sau: tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá
nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường
trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm
môi trường gây nên.
2. Các dạng tranh chấp môi trường
Căn cứ vào định nghĩa của tranh chấp môi trường, thì có ba dạng tranh
chấp môi trường chủ yếu là:
Thứ nhất: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản
xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi
trường.
Thứ hai: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các
tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây nên. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây
ra từ các sự cố môi trường.
Thứ ba: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển
gây ảnh hưởng hay có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc
quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác.
3. Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường
So với các tranh chấp trong những lĩnh vực khác, tranh chấp môi trường

có một số nét đặc thù:
- Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích
công thường gắn chặt với nhau. Đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của tranh
chấp môi trường. Trong lĩnh vực Bảo vệmôi trường, các bên tham gia quan hệ,
dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã
hội. Lợi ích của cộng đồng, của xã hội mà mỗi người quan tâm là chất lượng

5


môi trường sống chung của con người, gồm: chất lượng không khí, chất lượng
nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật... Khi chất lượng sống của con người không
đảm bảo sẽ phát sinh những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tài sản lúc
ấy lợi ích chung đã trở thành lợi ích mang tính cá nhân và rất cụ thể. Những
người bị tổn hại về sức khoẻ, tài sản sẽ yêu cầu được bồi thường. Như vậy
tranh chấp môi trường luôn có sự gắn liền giữa lợi ích chung (công) với lợi ích
riêng (tư).
- Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến
nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia. Do
môi trường là một thể thống nhất không thể tách rời, không bị giới hạn bởi
không gian, thời gian, nên các tác động xấu đến thành phần môi trường này sẽ
ảnh hưởng xấu đến thành phần môi trường khác. Như vậy nếu có ô nhiễm, suy
thoái môi trường xảy ra sẽ gây ảnh hưởng xấu tới rnhiều người.
- Các bên trong tranh chấp môi trường thường không công bằng. Phần
lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc
các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top