Download Tiểu luận Tìm hiểu và đưa ra một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu và đưa ra một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm





Theo số liệu thống kê của TA dân sự - TANDTC năm 2008 về tình hình giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy trong số các vụ án dân sự mà TA thụ lý thì số các vụ án mà TA phải ra quyết định đình chỉ chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ:
- Đối với các vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự do TA cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì số vụ đình chỉ so với số vụ đã giải quyết là 13.343/72494 chiếm tỷ lệ là 18,4%tổng số vụ việc đã được giải quyết.Ở các Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì số vụ án đình chỉ ở cấp sơ thẩm là 479/2068 vụ đã giải quyết, chiếm tỷ lệ 0,68%.
- Số vụ án đình chỉ ở TA cấp phúc thẩm ở TAND cấp tỉnh là 929/12529 vụ đã được giải quyết chiếm tỷ lệ 7,24% (theo tài liệu tham khảo Hội nghị triển khai công tác năm 2009 của ngành TAND (trang 3)).
Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc vận dụng ĐCGQVADS trên thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập do sự không nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ, sự thiếu sót, bất hợp lý thậm chí là mâu thuẫn trong các quy định về căn cứ ĐCGQVADS Đây là những nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành về vấn đề ĐCGQVADS tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp. Vì vậy bài viết xin đưa ra một số ý kiến tham khảo như sau:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Danh mục viết tắt
ĐCGQVADS : Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
GQVADS : Giải quyết vụ án dân sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
TA : Toà án
TADNTC : Toà án nhân dân tối cao
HĐXX : Hội đồng xét xử
A. LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh những kết quả đạt được thì những quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm còn có nhiều vấn đề cần được xem xét cho thoả đáng với thực tiễn áp dụng. Do đó, nội dung bài tiểu luận xin đi vào tìm hiểu và đưa ra một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
1. Khái niệm chung về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
* Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (ĐCGQVADS) là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy định, sau khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật thì đương sự không có quyền khởi kiện hay yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữa, trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác.
* Việc ĐCGQVADS có những đặc điểm sau: ĐCGQVADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trước chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của tòa án; ĐCGQVADS làm cho hoạt động tố tụng GQVADS đã thụ lý của Tòa án được ngừng lại và Tòa án không GQVADS đó nữa; ĐCGQVADS đã làm chấm dứt việc GQVADS ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết định về nội dung của vụ án dân sự mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tố tụng làm chấm dứt việc GQVADS mà Tòa án đã thụ lý; Việc ĐCGQVADS có thể được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm. Do vấn đề ĐCGQVADS ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên thực tế phổ biến hơn cả vì vậy trong nội dung bài tiểu luận này chỉ xin nghiên cứu về vấn đề ĐCGQVADS ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
2. Căn cứ ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
Căn cứ ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm được quy định tại Điều 192 BLTTDS 2004:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hay bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hay người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hay nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
g) Ðã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại Ðiều 168 của Bộ luật này.”
Đối với trường hợp ĐCGQVADS tại Tòa án cấp phúc thẩm cần phối hợp với các căn cứ tại: Ðiều 269. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa phúc thẩm:
“1. Trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.”
Và Ðiều 278. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án: “Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Ðiều 192 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, cần xem xét các trường hợp khác mà pháp luật quy định tại Nghị quyết 02/2006 NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (tại mục 10 phần II của NQ 02/2006 NQ-HĐTP)
3. Thẩm quyền, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
a) Ở Tòa án cấp sơ thẩm
* Thẩm quyền và thủ tục: trong quyết định chuẩn bị xét xử có căn cứ được quy định tại Điều 192 BLTTDS thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định, tại phiên tòa, việc ra quyết định ĐCGQVADS phải do HĐXX quyết định và được thông qua tại phòng nghị án theo quy định tại khoản 2 Điều 210. Việc ĐCGQVADS được thể hiện bằng quyết định ĐCGQVADS. Nội dung của quyết định được quy định cụ thể tại nghị quyết số 02/2006 NQ-HĐTP.
* Hậu quả pháp lý: theo quy định tại Điều 193 BLTTDS khi có quyết định ĐCGQVADS thì đương sự không có quyền khởi kiện lại, trừ các trường hợp sau:
- Người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận hay người khởi kiện không có quyền khởi kiện…tuy nhiên, khi khởi kiện lại phải có thời hiệu khởi kiện và người khởi kiện có quyền khởi kiện.
- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc GQVADS đó có liên quan. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã trong vụ án đó không bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì có quyền khởi kiện lại.
Đối với tiền tạm ứng án phí khi tòa án ra quyết định ĐCGQVADS thì: trường hợp toàn án ra quyết định theo các căn cứ ở khoản 1 Điều 192 thì tiền tạm ứng án phí các đương sự đã nộp được sung công quỹ nhà nước; nếu thuộc khoản 2 Điều 192 thì tòa án trả lại cho đương sự.
Quyết định ĐCGQVADS có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, vì vậy, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định ĐCGQVADS Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top