shmily_168

New Member

Download Tiểu luận So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế miễn phí





A - SỰ GIỐNG NHAU
Cả hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đều là sự thoả thuận nhằm phát sinh,thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng,các bên cùng có lợi.
+ Nguyên tắc tự nguyện : là việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên toàn quyền định đoạt. Không một cơ quan,tổ chức,cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị khi ký kết hợp đồng.
+ Nguyên tắc cùng có lợi bình đẳng và ngang quyền:đó là sự phân phối lợi ích bình đẳng,bên này có quyền thì bên kia có nghĩa vụ và ngược lại.
B - SỰ KHÁC NHAU
Hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế được phân biệt với nhau bởi những điều chủ yếu sau:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LờI Mở ĐầU
Như chúng ta đã biết, trước đây lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn chưa có sự phân công lao động chưa có sự trao đổi sản phẩm của lao động. Nhưng từ khi loài người phát triển đến giai đoạn có sự phân công lao động, có sự trao đổi sản phẩm, hàng hoá thì hợp đồng xuất hiện. Và hiện nay pháp luật Việt Nam có hai chế định pháp lý lớn về hợp đồng. Đó là chế định Hợp đồng dân sự và chế định Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ban hành ngày 1-7-1991,và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25-9-1989.
Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế là hai hợp đồng mà các nhà kinh doanh rất dễ bị nhầm lẫn trong việc thi hành pháp luật của nước ta. Nếu họ không có sự hiểu biết rõ và chắc chắn về hai hợp đồng này thì họ sẽ bị mắc sai lầm trong việc thi hành chúng. Do đó việc phân biệt giữa hai Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân biệt này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được khi các bên ký kết hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Nhà Nước về Hợp đồng dân sự và khi có tranh chấp sẽ do tòa Dân Sự giải quyết. Còn khi các bên ký kết Hợp đồng kinh tế thì phải tuân theo quy định về hợp đồng kinh tế và khi có tranh chấp xảy ra sẽ do toà Kinh Tế giải quyết.
Nhận thấy tầm quan trọng của mục đích tìm hiểu, học hỏi sâu hơn nữa về tính chất của hợp đồng nói chung, và đặc biệt là hai loại Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng dân sự, em đã chọn đề tài "So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế" để nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 3 phần :
Phần 1
:
Nhận thức chung về Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế
Phần 2
:
Xem xét, đánh giá quá trình Cổ phần hóa DNNN ở VN
Phần 3
:
Làm gì để đẩy mạnh Cổ phần hóa đúng hướng
Với lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ quan tâm nghiên cứu đến đề tài cũng là một phương pháp tìm hiểu nó một cách thấu đáo, sâu sắc hơn. Bài làm chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy, cô giáo xem xét và cho em ý kiến để em có thể học hỏi được nhiều hơn nữa.
Em xin chân thành Thank !
Phần i
Những nhận thức chung về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế
A- Hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự : "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên, về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê vay, mướn tặng, cho tài sản làm một việc hay không làm một việc, dịch vụ hay các thoả thuận khác mà trong đó một hay các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng."
2. Chủ thể của hợp đồng dân sự:
Chủ thể của hợp đồng dân sự là những cá nhân, tổ chức có quyền tham gia vào một quan hệ dân sự nhất định theo pháp luật hiện hành. Chủ thể của hợp đồng dân sự gồm: cá nhân,pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
a. Cá nhân:
Mỗi một người,tức là cá nhân đều là chủ thể của hợp đồng dân sự:
– Người đủ 18 tuổi trở lên tự mình giao kết,thực hiện các hợp đồng dân sự.
– Người chưa đủ 18 tuổi thì giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự phải được người thay mặt theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình ký kết, thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người nghiện ma tuý hay nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, nếu Toà án tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi thì việc giao kết các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật,trừ hợp đồng dân sự nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
b. Pháp nhân:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
– Được cơ quan Nhà nườc có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hay công nhận.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Có tài sản độc lập với cá nhân,tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
c. Hộ gia đình:
Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là thay mặt của hộ gia đình giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình. Những người thành viên trong gia đình có thể là chủ hộ.
d. Tổ hợp tác:
Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã cuả từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản và công sức, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể của hợp đồng dân sự.
3. Nội dung của Hợp đồng dân sự:
Nội dung các hợp dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng đã thảo thuận với nhau. Tất cả các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau thể hiện ý chí chung của các bên. Người ta có thể chia các điều khoản của hợp đồng dân sự thành
a. Điều khoản chủ yếu là những điều khoản không thể thiếu được với từng loại hợp đồng,nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì coi như hợp đồng không được giao kết, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng dân sự.
b. Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy đinh trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hay cụ thể hoá, nhưng không được trái với quy đinh của pháp luật. Trong trường hợp không đưa vào nội dung hợp đồng thì các bên mặc nhiên công nhận và có trách nhiệm thực hiện những quy định đó.
c. Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản được dựa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thoả thuận của hai bên
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những điểm chủ yếu sau
– Đối tượng của hợp đồng là tài sản, làm một việc hay không làm một việc.
– Số lượng, chất lượng.
– Giá cả, cách thanh toán.
– Thời hạn, địa điểm, cách thực hiện hợp đồng.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
– Các điểm khác mà một bên đưa ra yêu cầu phải thoả thuận.
4. Hình thức của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng là cách thể hiện nội dung của hợp đồng. Các bên có thể giao kết hợp đồng dưới hình thức : lời nói hay văn bản hay bằng hành vi cụ thể.
5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top