Preostcot

New Member
Download Tiểu luận Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam

Download miễn phí Tiểu luận Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam





2.2. Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV – sự tiếp nối phát triển và xác lập những đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận. Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

điểm riêng của chế độ phong kiến ở phương Đông đặc biệt là ở Việt Nam.
Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng:
Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc. Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam. Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp. Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua. Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua. Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam.
Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng. Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra. Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung. “ Phép vua thua lệ làng”. Tính tự trị của làng xã khá cao. Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản. Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách chung sống với văn hóa làng. Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam.
Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có. Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn. Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp.
Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc. Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân. Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển. Kinh tế hàng hóa kém phát triển. Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiếm diện.
Cơ sở thực tiễn của quá trình xác lập chế độ phong kiến của Việt Nam. ( chứng minh qua tiến trình lịch sử)
Từ những cơ sở lí luận trên về quá trình xác lập và sự hình thành của chế độ phong kiến trên thế giới và Việt Nam cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về mặt lí thuyết. Sau đây ở phần này tui sẽ trình bày nội dung mang tính thực tiễn để làm rõ và chứng minh quá trình hình thành xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.
Việt Nam từ thời Bắc thuộc – sự manh nha hình thành chế độ phong kiến.
Thời Bắc thuộc khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ suốt hàng nghìn năm lịch sử, thực dân phương Bắc luôn muốn xâm chiếm và âm mưu đồng hóa nước ta bằng mọi cách dưới nhiều thủ đoạn khác nhau.
Nhưng lúc này cũng tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta có thể hình thành manh nha xuất hiện dấu hiệu của chế độ phong kiến:
Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ phong kiến phương Bắc, bước đầu quá trình tư hữu hóa về ruộng đất được xác lập ở nước ta mặc dù ruộng đất đó tập trung trong quyền sở hữu của thế lực xâm lược. Đây là cơ sở tiền đề để hình thành sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến về sau này. Trên cơ sở đó nó đã làm cho sự manh nha của quá trình tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng điều quan trọng là lúc này chúng ta chưa có quyền lực của vua và bộ máy nhà nước do lúc này chúng ta đang bị quân phương Bắc xâm lược.
Quan hệ bóc lột ruộng đất giữa địa chủ phương Bắc và nông dân Việt Nam dần dần được xác lập, người nông dân phải trả cho địa chủ bằng tô thuế hay hoa màu mà họ thu nhận được. Những mối quan hệ đầu tiên của địa chủ với nông dân đã dần dần được phát triển trong quá trình đó làm nền tảng bước đầu cho những mối quan hệ phụ thuộc về sau giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
Sự truyền bá của Đạo Nho một hệ tư tưởng chính của chế độ phong kiến. Đạo Nho dần dần truyền bá vào Việt Nam và ảnh hưởng khá sâu rộng đối với những tầng lớp trí thức nội dung là những quan điểm bảo vệ giai cấp thống trị, những mối quan hệ ràng buộc gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”, trung thành với giai cấp thống trị.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là thời kì manh nha của chế độ phong kiến, nó làm nền tảng cho sự phát triển về sau vì trong thời kì này chưa xuất hiện một nhà nước tự chủ với bộ máy nhà nước và những quan lại giúp việc. Ở đây vẫn chưa xuất hiện những dấu hiệu làm nền tảng căn cốt cho sự xác lập chế độ phong kiến mà chỉ manh nha, mơ hồ. Nhưng nó lại giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng, cơ sở bước đầu về sau cho sự hình thành một chính quyền tự chủ lãnh đạo đất nước lớn mạnh với những ưu việt của một chính quyền phong kiến.
Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV – sự tiếp nối phát triển và xác lập những đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận. Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ.
2.2.1. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
a. Bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước trung ương được kiện toàn dưới cải cách của Khúc Hạo. Các hương được thay đổi tổ chức lại gọi là “giáp”. Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền được mở rộng hơn trước. Bộ máy nhà nước tuy còn sơ giản nhưng bước đầu đã đặt nền móng cho những bộ máy nhà nước tiếp theo được kiện toàn. Chính quyền họ Khúc là một chính quyền độc lập, tự ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH CRACKING NHIỆT Khoa học kỹ thuật 0
T Tiểu luận quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế ph Tài liệu chưa phân loại 1
C Tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và hướng phát triển của nó trong quá trình công ng Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận: Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top