Download Tiểu luận Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước Berne

Download miễn phí Tiểu luận Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước Berne





Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cũng như điều chỉnh để phù hợp với nội dung của Công ước Berne nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều tồn tại trong vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và tác phẩm hiện nay.
Ngay trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng còn nhiều mâu thuẫn, bất cấp còn tồn tại liên quan đến quyền tác giả cũng như những vấn đề pháp lý liên quan. Ví dụ như những khái niệm về tác giả, đồng tác giả chưa được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Hay những quy định về chuyển quyền tác giả là trái với thông lệ chung của quốc tế
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Việc tham gia ký kết các điều ước quốc tế là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi nó thể hiện sự hòa nhập của quốc gia đối với cộng đồng chung thế giới. Đối với một nước đang trong giai đoạn hội nhập như Việt Nam, việc tham gia các điều ước quốc tế càng giúp khẳng định nỗ lực trong quá trình khẳng định mình trên trường quốc tế.
Để giúp nắm rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế, nhóm chúng em xin phép chọn đề tài phân tích quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam trong một lĩnh vực hợp tác cụ thể mà cụ thể ở đây là Công ước Berne về Bảo vệ các Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật (gọi tắt là Công ước Berne).
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về công ước Berne
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne (phát âm tiếng Việt: Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần đăng ký tác quyền, không cần viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền.
II. Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước berne
1. Lý do cần gia nhập công ước Berne
- Thứ nhất, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiến tới ký các hiệp định thương mại với các nước. Chính vì thế mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là đòi hỏi bắt buộc trong các hiệp định buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thứ hai, việc gia nhập Công ước sẽ khuyến khích tác giả trong nước sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, vì không những được phổ
biến ở trong nước mà còn được phổ biến ở nước ngoài.
- Thứ ba, vấn đề trở thành thành viên Công ước Berne không hề cản trở việc Việt Nam tiếp thu tinh hoa thế giới. Vì tuy phải trả nhuận bút cho các tác giả nước ngoài thì cũng có thể trả theo chế độ nhuận bút của Việt Nam. Việc tham gia Công ước còn có lợi là do phải trả tiền nhuận bút nên các nhà sản xuất trong nước cần chọn lọc sách dịch, tránh được từ tình trạng tùy tiện, số lượng sách quá nhiều nhưng sách có chất lượng thì rất ít.
- Thứ tư, nhờ có được cơ sở pháp lý về nguyên tắc quốc tế nên việc trở thành thành viên của Công ước cũng là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại với các nước trên thế giới.
- Thứ năm là xuất phát từ chính thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam chưa thực sự tốt. Vì vậy cần tham gia công ước để qua đó thực hiện những biện pháp chung như quy định của thế giới
2. Quá trình Việt Nam gia nhập công ước Berne:
Qua hàng loạt chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý Nhà nước được triển khai đã cho thấy, xu thế ủng hộ tham gia công ước Berne ở Việt Nam ngày càng một gia tăng. Trước tiên là việc Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định về quyền tác giả vào ngày 27/6/1997. Ngày 23/12/1998, thông qua việc trao đổi công hàm tại Washington, hai bên tuyên bố Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Đây có thể được coi là một bước đột phá về mặt nhận thức của Nhà nước ta trên lĩnh vực này, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền tác giả vốn được coi là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu tài sản trí tuệ, loạt tài sản vô hình đang ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo trong giá trị hàng hóa.
Tiếp đến là việc Bộ Văn hóa thông tin, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong năm 1998, đã nghiên cứu, đề xuất vấn đề gia nhập Công ước Berne trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định. Thực tế cho thấy, các cơ quan Nhà nước quan trọng liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam như Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng… đã hoàn thành chủ trương gia nhập Công ước Berne. Điều này chứng tỏ thực sự đã có những chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức, tư tưởng ở cấp độ Chính phủ đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh hội nhập quốc tế hướng tới thế kỉ 21.
Đầu năm 1999, Chính phủ quyết định thông qua Tờ trình của Bộ Văn hóa -
Thông tin về việc tham gia Công ước Berne.
Tháng 4/2002, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ra đời.
Bên cạnh đó, qua các cuộc hội thảo về vấn đề bảo hộ quyền tác giả do Bộ Văn hóa thông tin tổ chức đã cho thấy, nhiều lãnh đạo, cán bộ và nhân viên làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn hóa phẩm cũng đã lên tiếng ủng hộ chủ trương tham gia Công ước Berne của Việt Nam vì lợi ích lâu dài và tương lai bền vững của Việt Nam cũng như bày tỏ quyết tâm sẵn sang đối phó với những khó khăn sẽ nảy sinh khi VN gia nhập công ước này.
Để chuẩn bị cho việc tham gia Công ước Berne, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xây dựng và đệ trình lên Chính phủ một kế hoạch sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả cho phù hợp với thực tiễn để thi hành Công ước một cách có hiệu quả. Dự thảo bộ luật hình sự cũng đã có những sửa đổi thích hợp, tách tội xâm phạm quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế trong Bộ luật hiện hành thành các tội riêng biệt với những tội danh cụ thể, tương ứng với những hình phạt khác nhau. Đồng thời Bộ văn hóa thông tin cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có cả những hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả nhằm tăng cường thêm một bước công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này.
Mặt khác, các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng đang tiến hành kế hoạch sắp xếp lại những cơ sở sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm quốc doanh và tư nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình tuân thủ pháp luật về quyền tác giả của các cơ sở đó. Thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cùng phối hợp với các cơ quan chức năng cũng sẽ tiến hành các lớp tập huấn về quyền tác giả cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ của tòa án nhân dân các cấp, nhằm nâng cao năng lực xét xử các vụ án xâm phạm quyền tác giả có nhân tố nước ngoài.
Ngày 07 tháng 06 năm 2004, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngày 26/7/2004 Việt Nam đã gửi hồ sơ đăng kí gia nhập Công ước Berne. Và ngày 26/10/2004, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Công ước Berne về Bảo vệ các T
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH CRACKING NHIỆT Khoa học kỹ thuật 0
T Tiểu luận quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế ph Tài liệu chưa phân loại 1
C Tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và hướng phát triển của nó trong quá trình công ng Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận: Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top