Dagoberto

New Member
Download Tiểu luận Những quy định chung của Pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Download miễn phí Tiểu luận Những quy định chung của Pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra





Hiện nay chưa có một điều luật nào khái quát chung về các nguồn nguy hiểm cao độ mà dựa trên cơ sở quy định của Điều 623 BLDS 2005. Theo Điều 623 ta có thể thấy các nguồn nguy hiểm cao độ chỉ mang tính liệt kê. Ví dụ về Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Trên thực tế, có những phương tiện đang nằm ngoài “sự kiểm soát” của Pháp luật khi quy định về “nguồn nguy hiểm cao độ”, như: xe đạp, xe Babetta hay như máy thi công, máy ủi Hay như rắn, ong gây thiệt hại thì chúng ta không thể cho chúng vào nguồn nguy hiểm cao độ được. Vì liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ chứ không đưa ra một khái niệm cụ thể nào nên Điều 623 BLDS 2005 còn đề cập “nguồn nguy hiểm cao độ khác” do pháp luật quy định. Như vậy, đây là quy định mang tính “mở” của pháp luật liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ây thiệt hại.
- Quan điểm khách quan: để giải thích trách nhiệm của một người đối với thiệt hại – ngay cả khi họ không phạm một lỗi nào cả.
Quy định của BLDS Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cụ thể của chế độ trách nhiệm khác quan này.
Vậy bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hay người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
Xuất phát từ hai điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có thể khẳng định, về đặc điểm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm dân sự về tài sản và trách nhiệm dân sự này không cần điều kiện lỗi.
Thứ nhất, cũng giống như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại theo khái niệm chung được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay Nhà nước về sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm, thi thể, mồ mả... được xác định bằng một khoản tiền và những chi phí hợp lí, phù hợp nhằm khắc phục những tổn thất về vật chất, tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe chứ không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thi thể, mồ mả... Bởi xuất phát từ chính đối tượng gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, thú dữ, vũ khí,... đồng thời thiệt hại xảy ra do bản thân nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng hoạt động chứ không phải bởi hành vi trái pháp luật có yếu tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ có thể gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ hoạt động nội tại của các đối tượng này dẫn tới thiệt hại không thể là thiệt hại vể uy tín, danh dự, nhân phẩm.
Thứ hai, nếu như lỗi là một trong bốn điều kiện cơ bản làm phát sinh trách nhiệm trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại dựa trên sự suy đoán trách nhiệm của chủ sở hữu hay người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Xuất phát từ việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra do nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng vận hành, nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, người đang sử dụng... và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại thì theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như vậy, chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp chứng minh được họ không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ.
Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng không loại trừ khả năng thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ; nhưng hành vi để xảy ra thiệt hại này của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến việc xảy ra thiệt hại. Ví dụ như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt… Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại...
Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là trách nhiệm pháp lý nâng cao không nhất thiết đòi hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Nếu căn cứ vào yếu tố lỗi và cho nó là điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi từ phía gây thiệt hại thì thực sự là việc quá khó khăn, gần như không thực hiện được. Từ đó không thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi.
3. Tại sao phải quy định trách nhiệm bồi thườn thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
- nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nguồn nguy hiểm cao độ.
- Bảo vệ người bị hại.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ độ được đưa ra với nhận định đó là những sự vật tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại lớn. Trên cơ sở đó, cùng với việc xem xét mối quan hệ giữa hành vi của con người với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự Việt Nam đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Từ khi BLDS năm 1995 ra đời cho đến nay, BLDS 2005 với những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dân sự nói chung và chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng tại Điều 623 cùng với các Nghị quyết như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ... đã trở thành hành lang pháp lí vững chắc, bao quát tương đối đầy đủ, phù hợp với các vụ việc, tình huống phát sinh trong thực tế. Nhờ có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh nên khi xảy ra thiệt hại có thể giải quyết nhanh chóng và chính xác; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể bao gồm người bị thiệt hại và cả chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ; đồng thời khắc phục kịp thời những tổn thất về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người bị thiệt hại. Việc ghi nhận chế định bồi thường thiệt hại do n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top