nghe_an

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuậKhía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:
• Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
• Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:
• nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.
• cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh cùng kiệt nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh đơn giản).
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais).
t, công nghệ, thông tin, văn hoá.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
Bạn vào đây http://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c… để tìm hiểu thêm về toàn cầu hóa nhé.


Một số vấn đề về toàn cầu hóa văn hóa

CN.Hoàng Phú Phương

Thuật ngữ Toàn cầu hóa được đặt ra vào nửa sau thế kỷ 20, tuy nhiên thuật ngữ này và định nghĩa về nó không thâm nhập vào ý thức quần chúng cho đến nửa sau thập niên 80. Một số lớn các nhà khoa học xã hội cố gắng chứng minh tính liên tục của toàn cầu hoá giữa những khuynh hướng đương đại với những thời đại trước. Tuy nhiên cho đến nay, các khuynh hướng phát triển mới của toàn cầu hóa vẫn còn đang được tranh luận trong giới nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề về toàn cầu hóa văn hóa. Bài viết này nhằm đưa ra một số luận điểm về toàn cầu hóa văn hóa, tác động của toàn cầu hóa văn hóa đối với con người, xã hội và với văn hóa đô thị đang trên đường đô thị hóa.
A. Toàn cầu hóa văn hóa là một xu thế lịch sử hiện thực:
Ngày nay, hiện trạng các nước ngày càng gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế đã giúp con người giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau xích lại gần nhau hơn. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, các dân tộc thì ngày nay trong xu thế phát triển chung toàn cầu đã xuất hiện những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các vùng, địa phương và các dân tộc. Toàn cầu hóa giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận thông tin, phong tục, tôn giáo dễ dàng hơn.
Do đó, khi nhìn nhận về tiến trình toàn cầu hóa, sau khi đã phân tích tiến trình phân chia hệ thống chính trị thế giới và tiến trình toàn cầu hóa kinh tế như tiến trình toàn cầu hóa 1 và 2, Dominique Wolton đã nhận định “Cuộc cách mạng toàn cầu hóa thứ ba của tiến trình toàn cầu hóa không chỉ liên quan đến lĩnh vực chính trị hay kinh tế, mà cả đến lĩnh vực văn hóa. Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nền văn hóa trên quy mô toàn cầu” .
GS.TS.Hoàng Vinh cũng nhận định, “Toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra một cách hiển nhiên, còn toàn cầu hóa về văn hóa tuy chưa định hình nhưng xu thế của nó thì đã rõ ràng. Toàn cầu hóa văn hóa hiện nay chủ yếu thể hiện ở những mặt sau: thông tin, các bộ môn thể thao, văn nghệ, văn hóa chính trị”.
Như vậy, trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, cái cần tập trung không những chỉ là các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật của tính hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh của “hàng hóa” (vật chất hay thông tin – ký hiệu), mà còn là những vấn đề về sự chung sống giữa các nền văn hóa trên thế giới, sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa mới và cũ, truyền thống và hiện đại,… của ta và của người. Bởi, các xu hướng và tác động của toàn cầu hoá văn hóa được nhận thấy trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và xã hội, đặc biệt là vấn đề giao lưu và hội nhập văn hoá đang là đóng vai trò hỗ trợ rất lớn cho các dân tộc, quốc gia, các vùng, miền tham gia, phát huy và hoàn thiện bản sắc văn hoá của mình vào kho tàng văn hoá thế giới. Vì vậy, “Đứng dưới góc độ văn hóa, toàn cầu hóa là sự giao lưu văn hóa – tư tưởng giữa các dân tộc nhờ thông tin hiện đại với các hãng truyền thông, phim ảnh, văn hóa số… lan truyền rất nhanh, tốt cũng như xấu”.
Trong thế giới ngày hôm nay, khó có một cá nhân nào, một dân tộc, quốc gia nào có thể tránh được những biến động về mặt văn hóa, xã hội trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa này. “Toàn cầu hóa văn hóa không phải là một sự việc, không phải là một giá trị, cũng không phải là một lý tưởng; toàn cầu hóa là một thách thức đối với suy nghĩ. “Hôm qua người ta có thể nói rằng văn hóa đến sau những thước đo cơ bản của đời sống xã hội như ăn uống, sức khỏe, giáo dục. Hôm nay, với việc truyền thông được mở rộng, mọi người có thể thấy được tất cả, và sau đó dần biết hết”.
Do đó, Toàn cầu hóa văn hóa là một xu thế lịch sử hiện thực mà trong đó“không một ngóc ngách nào trên trái đất mà không được phơi bày ra toàn thế giới. do đó, có thể nói, trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa này, “mọi người đều sống trong thế giới, dù có thể họ không thực sự có mặt”.
B. Những thách thức và tác động của toàn cầu hóa văn hóa đối với con người và xã hội:
Nhìn chung, dù tiến trình toàn cầu hóa văn hóa khó quan sát hơn tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, nó vẫn đang tác động hàng ngày hàng giờ lên tất cả phương diện của đời sống xã hội, ít nhất và trước hết là qua các kênh thông tin truyền thông, qua các loại hình thể thao giải trí. Do đó, trong tất cả các quốc gia trên thế giới, toàn cầu hóa vẫn đang hiễn hiện, các xu thế của nó vẫn đang tác động mạnh mẽ. Nó không chỉ tạo ra những cơ hội tích cực cho sự hội nhập của các nước mà còn tạo ra nhiều yếu tố tiêu cực cho con người và xã hội, ít nhất thì cũng thể hiện trong sự lệch pha về văn hóa giữa những thế hệ con người, sự chênh lệch về văn hóa giữa các khu vực, giữa đô thị và nông thôn trong cùng một đất nước. “Toàn cầu hóa diễn ra vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra những thách thức trong trào lưu hội nhập. Đối với những nước đang phát triển thì thách thức nhiều hơn thời cơ”.
Tuy nhiên, thời cơ và thuận lợi đối với mỗi thành phố, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại không hoàn toàn như nhau. Toàn cầu hóa văn hóa dường như có thể tạo ra một sự đồng nhất, một nền văn hóa thế giới cho mọi dân tộc. Thế nhưng, trên thực tế qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá của một số nước phát triển trên thế giới, một sự đồng nhất đối với các dân tộc là khó có thể thực hiện được. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (làm giả hay bóp méo) thông tin đưa đến cho con người. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự "Mỹ hoá " hay “phương Tây hóa” thế giới. “Rõ ràng là toàn cầu hóa không hàm chứa những mối quan hệ liên đới tích cực trên toàn thế giới qua phương tiện một mạng lưới truyền thông và trao đổi. Đúng hơn, nó là sự mở rộng hệ thống căn bản từ các trung tâm quyền lực khác nhau ra toàn thế giới”.
Vì thế, “Toàn cầu hóa không có nghĩa là đồng nhất (đơn nhất) hóa và hiểu theo quan điểm trực tuyến các quá trình phát triển của các nền văn minh khu vực lớn và địa phương. Thứ nhất, mỗi xã hội và mỗi nhóm xã hội chỉ tiếp thu trong vốn kinh nghiệm chung của loài người những hình thức sinh hoạt phù hợp với khả năng xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa của mình mà thôi. Thứ hai, phản ứng đối với toàn cầu hóa là thể hiển bản năng tự vệ của các cộng đồng nhằm bảo toàn bản sắc riêng của mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ý thức/tự ý thức dân tộc. Thứ ba, hàng loạt nền văn minh và xã hội đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp đầu kỳ tạm thời vẫn kém hội nhập vào hệ thống các mạng lưới mối liên hệ qua lại toàn cầu”.
Do sự chênh lệch trên các phương diện tiến bộ xã hội của các nước nên việc các nước phải đối mặt với những yếu tố tiêu cực trong tiến trình toàn cấu hóa văn hóa là không thể tránh được. Do đó, xuất hiện những mâu thuẫn đối với sự hội nhập văn hóa của các nước, đồng thời cũng tạo ra nhiều mâu thuẫn giá trị văn hóa giữa các vùng miền ngay cả trong một quốc gia. Nhìn chung, “Nghịch lý của toàn cầu hóa thể hiện ở sự kết hợp hai xu thế mâu thuẫn nhau trong thế giới đương đại: “Hội nhập và nguyện vọng hướng về bản sắc văn hóa – xã hội của các dân tộc, tộc người…”. Sự đối kháng giữa chủ nghĩa phổ quát với chủ nghĩa bộ lạc”, giữa toàn cầu hóa với bản địa hóa, giữa trung tâm hóa và khu vực hóa, là một thuộc tính cấu trúc căn bản, là xung đột chủ yếu, là bệnh ung thư của quá trình phát triển thế giới đương đại…”.
Toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa về kinh tế không đồng hóa thế giới, mà ngược lại, tổ chức thế giới theo những thang bậc sâu đậm hơn. Vì thế, nó khiến cho “bản thân văn hóa cũng được lượng hóa và nằm trong logic của lợi nhuận. Bằng cách đó, nó làm cho con người (đa phần là người dân nghèo) mất đi khả năng tham gia tích cực và bình đẳng vào việc kiến tạo lại thế giới. Đồng thời, nó còn tạo ra nhiều khác biệt cho sự tiếp nhận và giữ vững nền văn hóa truyền thống của các nước kém phát triển hơn. Qủa thật, các chiến lược toàn cầu hóa cũng cố gắng trong phạm vi có thể, vận dụng một số đa dạng kế thừa quá khứ bằng cách khuyến khích những người theo chủ nghĩa văn hóa. Nhưng đồng thời họ lại áp đặt lên những người bị trị một số “đặc thù” của các trung tâm văn hóa. Do vậy, sự phản kháng sau đó của các nạn nhân mang nhiều chiều kích khác nhau, trong đó có sự không khẳng định văn hóa, dù kín đáo, về tư tưởng đa dạng trong xây dựng thế giới tương lai.
Do đó, toàn cầu hóa văn hóa gặp phải nhiều sự kháng cự trong các nước trên thế giới. “Người ta tìm thấy các hình thái kháng cự đó ở phương Nam cũng như phương Bắc. Ở Haiti, đó là những nhóm âm nhạc và kịch nghệ nêu bật những mâu thuẫn của một thức văn hóa thương mại xâm nhập mọi ngóc ngách của đời sống tập thể dưới ảnh hưởng của nước láng giềng lớn phương Bắc. Mặt khác, cộng đồng nói tiếng Pháp cung cấp một ví dụ khác về sự kháng cự văn hóa tích cực mà người ta sẽ sai trái biết bao khi coi thướng nó. Cộng đồng đã hỗ trợ không chỉ nghành phim ảnh nói tiếng Pháp mà khắp nơi trên thế giới, bất chấp sự phản đối của những công ty độc quyền Mỹ bị thu hẹp bớt siêu lợi nhuận. Tầm quan trọng của một cuộc kháng cự như thế sẽ không bị hạn chế và đe dọa nếu nó trung thành với việc bảo vệ “đặc thù văn hóa” và thừa nhận quy luật thị trường ở tất cả các lĩnh vực khác.
Vào đầu thiên niên kỷ mới, các cuộc kháng cự được tổ chức để chống lại toàn cầu hóa của một hệ thống kinh tế được đặc trưng bằng một quá trình loại bỏ/phá hủy, ảnh hưởng đến cả con người và thiên nhiên, buộc toàn bộ thực tiễn xã hội phải tuân theo logic của nó, thậm chí phủ định thực tiễn khi lợi ích của họ bị đe dọa. Đối với phương Nam, tiến trình đó là một lịch sử lâu dài các quan hệ bất bình đẳng và bóc lột, trong đó các chiều kích văn hóa và cả tôn giáo giữ địa vị trung tâm”.
Ngoài ra, trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa, một thách thức khác cũng rất lớn đó là mối đe doạn tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, sự yếu kém, phụ thuộc về kinh tế sẽ biến các nước đang phát triển dễ trở thành cái bóng của các nước phát triển. Do nắm ưu thế về kinh tế, về khoa học và công nghệ, các nước phát triển đương nhiên cũng chiếm ưu thế trong việc áp đặt những giá trị tư tưởng, văn hóa, lối sống… của mình lên những nước cùng kiệt đang lệ thuộc mình.
Vì thế, Dominique Wolton đã rất có lý khi nhìn nhận về vai trò trung tâm của bản sắc văn hóa trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa. Ông cho rằng “toàn cầu hóa có những tác động khác nhau tùy theo lĩnh vực thực tế. Toàn cầu hóa, trong mối liên quan đến văn hóa theo nghĩa rộng, đã tạo ra sự mất cân bằng mọi bản sắc, đồng thời làm cho bất bình đẳng trở nên dễ nhận biết hơn và nhấn mạnh vai trò của tính hiện đại.
Tiếp theo sự lôi cuốn của việc mở cửa là sự xuất hiện của nhu cầu tìm lại những gì làm nên ý nghĩa: bản sắc văn hóa lúc này trở thành một hiện tượng trung tâm”.
Bởi vì trước hết là, “Vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của văn hóa bình dân do nền dân chủ nhân dân mang lại cũng đòi hỏi thời gian để hội nhập. Các bản sắc văn hóa, các khuôn khổ thể hiện và các điểm mốc bị đảo lộn. Tất cả đều biến chuyển và theo mọi hướng. Sự mất cân bằng văn hóa này càng mạnh hơn ở những nước nghèo, những nước đang vừa phải điều hòa những cơn lốc, vừa phải bám vào tính hiện đại, tuy nhiên vẫn không vứt bỏ truyền thống của mình”.
Đồng thời, “Có rất ít các yếu tố văn hóa chuẩn mực để có thể chấn chỉnh thế giới đang ngày càng trở nên bất ổn. Trong khi đó, các nền văn hóa phát triển vượt biên giới, không còn phụ thuộc vào lịch sử và lãnh thổ. Trong khoảng nữa thế kỷ, rất nhiều tác phẩm văn hóa mang những bản sắc dân tộc khác nhau đã được lưu hành, vượt biên giới và đến với mọi tầng lớp xã hội” .
Ngoài ra, “Vấn đề văn hóa thoát ra khỏi giới tinh hoa, ai cũng thấy điều này. Về mặt nào đó, văn hóa đã được dân chủ hóa và có thể trở thành một thách thức chính trị. Văn hóa không chỉ liên quan đến lãnh thổ, văn hóa còn có thể tạo thành mạng lưới, có thể thuộc về các nhóm riêng biệt, hay có thể được coi như một nhân tố chính trị. Văn hóa trở nên thụ động hơn, phụ thuộc vào các tác nhân kinh tế, tôn giáo hay xã hội. Tất cả cùng tồn tại và cùng lưu hành nhanh hơn”.
Quả thật có tồn tại sự chênh lệch giữa bạo lực, sự bấp bênh của các sự kiện trên thế giới, tốc độ thay đổi diện mạo của thế giới, sự bất ổn định do những thay đổi này, với điều mà chúng ta có thể thực sự hiểu được. Vì vậy, văn hóa đã trở thành một thách thức chính trị. Tổ chức sự chung sống giữa các nền văn hóa có nghĩa là đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau ở mức độ tối thiểu để làm giảm bớt những hậu quả của toàn cầu hóa.
Cuối cùng là, vị trí ngày càng lớn của văn hóa tất nhiên gắn với sự phát triển của trình độ giáo dục, của mức sống, cách giao tiếp, du lịch. Không phải chỉ là sự nổi lên của một nền văn hóa đại chúng, mà còn là sự rõ nét của các yếu tố văn hóa rải rác khắp nơi đang lưu hành, sát nhập, biến mất và thể hiện một sự cảm nhận, một thời đại, hay một vùng đất.
Trên sự nhận định về tình hình phát triển của đất nước Malaysia trước tiến trình toàn cầu hóa, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad cũng đưa ra các nhận định chung về tác động của toàn cầu hóa đối với các nước khu vực Đông Nam Á trong Toàn cầu hóa và Những hiện thực mới như sau:
 Trong tiến trình toàn cầu hóa, quả thật các nước Đông Nam Á có được nhiều thuận lợi để phát triển đất nước, tuy nhiên mối nguy hiểm từ các yếu tố tiêu cực là hoàn toàn đáng lo ngại. “Các nước Đông Á chúng ta đã được hưởng lợi nhiều từ một số khía cạnh của toàn cầu hóa nhưng cũng đã phải gánh chịu nhiều từ các khía cạnh khác của toàn cầu hóa (như đang được quảng bá, thực hiện và thúc ép lên chúng ta hiện nay).
 Sự tập trung vào các yếu tố kinh tế trong tiến trình toàn cầu hóa là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên không thể quá chú trong đến kinh tế mà quên lãng các chiều kích xã hội khác, đặc biệt là văn hóa. Theo ông, một trong những nguyên tắc vận hành trọng yếu của toàn cầu hóa là tính hiệu quả về kinh tế. Một nguyên tắc khác là sức cạnh tranh về kinh tế. Tuy nhiên, “tính hiệu quả kinh tế, tự nó, không thể là ưu tiên cao nhất trong mọi xã hội, ở mọi thời kỳ, dưới mọi hoàn cảnh”.
 Các quốc gia khác biệt nhau không chỉ vì cấu tạo địa lý và chính trị mà quan trọng hơn chính là bản sắc và văn hóa của mỗi nước. Bản sắc và văn hóa thể hiện qua những hệ thống giá trị của xã hội – sự cảm thụ trước các giá trị đó và tất nhiên trước kinh nghiệm và môi trường chính trị xã hội của nó. Toàn cầu hóa sẽ làm cho mọi xã hội hướng theo văn hóa toàn cầu. Điều này sẽ trở nên phổ biến hơn nữa nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.
 Với sự toàn cầu hóa thì tác động của hàng ngàn kênh truyền hình phát 24/24 sẽ chuẩn hóa nền văn hóa thế giới theo ý muốn của các tập đoàn truyền thông khổng lồ. Những tập đoàn này không có tính bảo thủ lẫn tinh thần trách nhiệm. Họ sẽ tìm cách đảm bảo được sự vượt trội của công ty mình hơn người khác xét về lợi nhuận.
 Vấn nạn xem nhẹ lối sống đạo đức đều có liên quan đến sự chạy theo văn hóa ngoại lai. Những mặt tốt của văn hóa nước ngoài thì không được thể hiện, vì không hấp dẫn. Vả lại, những giá trị tốt đẹp của văn hóa nước ngoài đang nhanh chóng biến mất, vì chúng cũng là nạn nhân đồng cảnh ngộ bị truyền thông truyền hình tấn công .
C. Toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa đô thị trong tiến trình đô thị hóa:
Trước đây, các nền văn hóa đô thị khác biệt chủ yếu trên nền tảng khác biệt bên trong về bất bình đẳng chính trị và kinh tế. Ngày nay chúng lại khác biệt nhau chủ yếu về vị trí của chúng trên thế giới và các nét văn hóa đô thị đặc trưng của chúng. Do đó, mặc dù tiến trình toàn cầu hóa và đô thị hóa là hai tiến trình khác nhau, nhưng đối với các nước đang trong tiến trình đô thị hóa thì sự tác động của toàn cầu hóa đến quá trình đô thị hóa lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Một mặt, toàn cầu hóa giúp đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nhờ sự chuyển giao công nghệ và đầu tư kinh tế của các nước trên thế giới. Mặt khác, bản thân tiến trình đô thị hóa tự bản chất đã tạo ra nhiều vấn đề trên nhiều phương diện của xã hội.
Trên phương diện văn hóa, tiến trình đô thị hóa tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hóa mới (những chuẩn mực đạo đức, lối sống mới trong tiến trình đô thị hóa) và những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là khi các văn hóa được du nhập qua các phương tiện thông tin giải trí toàn cầu. Hơn nữa, sự khác biệt về mặt sinh thái trong môi trường đô thị, sự phát triển đô thị không có kế hoạch có xu hướng khiến cho đô thị trở nên ngổn ngang, rối loạn, việc phân phối nhà ở cho người cùng kiệt sẽ trở nên hỗn loạn, cũng góp phần tác động tiêu cực đến lối sống, sự thích ứng văn hóa của người dân.
Văn hóa đô thị vừa dựa trên nền tảng thực tiễn đời sống sinh hoạt xã hội của cộng đồng cư dân đô thị, trên sự định hướng của chính quyền đô thị, lại vừa dựa trên các chiều kích tinh thần của cá nhân vốn ngày càng mang nhiều tính tự do, độc lập hơn. Tất cả những điều này đều đang ngày càng trở nên rối loạn và phức tạp hơn khi có sự tác động của tiến trình toàn cầu hóa.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, hai đặc trưng tạo nền tảng cho văn hóa đô thị: giới tư sản và giai cấp trung lưu đều có sự biến động rất lớn về lối sống và cách thức sinh hoạt văn hóa. Do đó, tạo ra sự xung đột văn hóa giữa các nhóm cư dân ngay trong lòng đô thị. Sự phân cách giàu cùng kiệt cũng được gia tốc trong tiến trình toàn cầu hóa về phương diện hưởng thụ các loại hình văn hóa. Qua đó, dẫn đến việc xuất hiện những ý thức văn hóa khác biệt giữa các nhóm cư dân đô thị. Ngoài ra, các thành phố–đô thị không xuất hiện trong xã hội mà không có tổ chức nhà nước, các cấp chính quyền, mà cùng với đà tiến bộ nhanh của tiến trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, những chính sách, chủ trương của Nhà nước cũng khó có thể bao quát hết mọi mặt của đời sống xã hội và có ít nhiều bất cập đối với những thay đổi văn hóa của thành phố. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng ý thức văn hóa của cư dân đô thị.
Tuy tiến trình toàn cầu hóa văn hóa thường tạo ra những bất ổn về mặt tâm lý, ý thức, lối sống trong các cư dân hay nhóm cư dân đô thị, nhưng trên thực tế những lợi ích mà tiến trình này mang lại cho sự phát triển và phát huy tiềm năng văn hóa của các đô thị là những nhân tố cần thiết cho một sự hội nhập thành công.
Nhìn chung, trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa, các nét văn hóa đô thị sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, đồng thời qua đó bản sắc văn hóa của các đô thị cũng được gia cố và rõ nét hơn. Và một khi bản sắc văn hóa đô thị được thành hình, nó sẽ giúp thành phố hội nhập tốt hơn, ít tạo ra xung đột hơn và đặc biệt là sẽ tạo tiền để để phát huy, phát triển tiềm lực của thành phố. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng việc xây dựng được một bản sắc văn hóa đô thị là một tiến trình phức tạp và lâu dài, trong đó không ngừng xảy ra xung đột giữa cái mới và cái cũ, cái bảo thủ và cái tiến bộ. Toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, với sự phổ biến của thông tin truyền thông, thường đè nặng lên các đô thị ở các quốc gia phương Đông, bởi vì bản sắc gia đình, truyền thống, phong tục tập quán thường ngăn cản công dân thành lập một chế độ công dân đô thị thống nhất trong một tâm thức văn hóa chung trong sự đổi mới.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Tiểu luận: Văn hoá doanh nghiệp giữ người tài Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 2
V Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự và một số đề xuất hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận Nhận xét, đánh giá những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ, tạm gi Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Tài liệu chưa phân loại 1
N [Free] Tiểu luận Lựa chọn và chỉ định người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam Tài liệu chưa phân loại 2
B [Free] Tiểu luận Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật trên báo Thanh Niên Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top