Irvin

New Member
Download Tiểu luận Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật

Download miễn phí Tiểu luận Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật





Tài sản của vợ chồng được hình thành từ ba nguồn : tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng, tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân ( tài sản chung ). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước ( hay vợ chết trước ) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng / vợ để lo việc tế lễ ( bố mẹ bên chồng ) vợ hay người thừa tự bên chồng ( vợ giữ ). Một phần dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời ( nhưng không có quyền sở hữu ). Khi người vợ ( chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau : một phần dành cho vợ ( chồng làm của riêng, một phần dành cho vợ / chồng chia ra như sau : 1/ 3 dành cho gia đình nhà chồng / vợ để lo tế lễ; 2/ 3 dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I/LỜI MỞ ĐẦU
Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình luật thời Lê ( hay còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức ) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong bộ luật này chế định về thừa kế tài sản hương hỏa được các nhà làm luật triều Lê xây dựng trở thành chế định nổi bật mà không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác. Sau đây, em sẽ trình bày đề tài : “ Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật ”.
II/ NỘI DUNG
1. Chế độ thừa kế tài sản
Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính…Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà Đường – Đường luật sớ nghị. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương điền sản mà chương này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. Quốc triều hình luật quy định hai hình thức thừa kế :
1.1 Thừa kế theo di chúc
Quốc triều hình luật đã chú ý đến việc nhắc nhở cha mẹ phải liệu tuổi già mà làm chúc thư cho các con cũng như quy định những điều kiện để một chúc thư có hiệu lực pháp luật.
Điều 390 quy định : “ người làm cha, mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư ”. Về hình thức của di chúc, có di chúc miệng và di chúc viết ( chúc thư ) . Theo tinh thần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư ( cha, mẹ ) phải tự viết lấy ( nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó viết giùm ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp.
Điều 366 quy định : “ những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được ”.
Nguyên tắc tự do lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào được hưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “ lệnh ” của ông bà.
1.2. Thừa kế theo pháp luật
Bộ luật quy định khi cha mẹ mà không có chúc thư hay chúc thư không hợp pháp thì tài sản chia theo luật. Các Điều 374. 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất là các con, hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hay người thừa tự.
Quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha, mẹ đều chết. Các con trong hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu ( Điều 388 ). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con nuôi có ghi rõ cho thừa kế điền sản ( Điều 380 ) và không thất hiếu với cha nuôi ( Điều 506 ). Theo tinh thần của Điều 374, 388 thì phần các con vợ cả đều bằng nhau, phần của vợ lẽ kém phần của con vợ cả và cũng bằng nhau. Con nuôi được hưởng thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cùng với cha, mẹ nuôi từ bé thì được hưởng cả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha, mẹ nuôi ( Điều 380 ). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng nửa phần người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha, mẹ đẻ ( Điều 381 ) .
Như vậy, Quốc triều hình luật phân biệt diện thừa kế tương đối hẹp. Chủ yếu là những người có quan hệ gần như trực tiếp với người để lại di sản.
Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy định tại các điều 374, 375, 376.
Tài sản của vợ chồng được hình thành từ ba nguồn : tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng, tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân ( tài sản chung ). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước ( hay vợ chết trước ) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng / vợ để lo việc tế lễ ( bố mẹ bên chồng ) vợ hay người thừa tự bên chồng ( vợ giữ ). Một phần dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời ( nhưng không có quyền sở hữu ). Khi người vợ ( chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau : một phần dành cho vợ ( chồng làm của riêng, một phần dành cho vợ / chồng chia ra như sau : 1/ 3 dành cho gia đình nhà chồng / vợ để lo tế lễ; 2/ 3 dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng.
Như vậy, Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế ( khác pháp luật Trung Hoa ). Trong chương điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụ thể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ, chồng khi góa bụa, về trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và cách chia tài sản được thừa kế. Pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng gớp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
Mặt khác, trong lĩnh vực thừa kế quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể khi cha, mẹ còn sống không phát sinh các quan hệ về thừa kế, nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ, thứ hai, là các quan hệ thừa kế theo di chúc ( thừa kế theo luật ) với các Điều 374,377, 380, 388. Điều đáng chú ý trong bộ Quốc triều hình luật là người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ, chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha, mẹ đã chết hay chia tài sản cho con còn sống nếu như một trong hai vợ hay chồng chết trước. Luật thừa kế đã trở thành một định chế nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê.
2. Chế độ hương hỏa
Vấn đề ruộng đất hương hỏa đã được Bộ luật quy định trong 13 điều luật. Luật hương hỏa triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của người Việt, có nhiều điều khác với pháp luật Trung Hoa. Thừa tự hương hỏa là loại thừa kế đặc biệt.
Về số lượng hương hỏa, Điều 390 quy định là 1/ 20 di sản. Sởi dĩ có giới hạn như trên là để tránh sự tích lũy hương hỏa từ đời này sang đời khác tới diện tích quá lớn. Ruộng đất hương hỏa chỉ được sử dụng vào việc trồng cây ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A tiểu luận: đánh giá, kiểm tra và đưa ra chiến lược phù hợp cho công ty trong giai đoạn này Luận văn Kinh tế 3
C Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học Việt Nam theo hướng chuẩn hóa : Luận án TS. Giáo dục học : 62 1 Luận văn Sư phạm 0
S Tiểu luận đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 3
T Tiểu luận: đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là nh Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE ĐỐI VỚI LOÀI Listeria monocytogenes Ở CANADA Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Dựa vào nguyên tắc hoạt động báo chí để đánh giá hiệu quả báo chí Văn hóa, Xã hội 0
D Tiểu luận: Dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài Việt Nam thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, hãy đánh giá về nợ nước ngoài của Việ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top