Download miễn phí Tiểu luận Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng với điều kiện môi trường ở Đồng Văn





MỤC LỤC
 
1. Khái niệm văn hoá 2
2. Đôi nét về lịch sử của người Mông 3
3. Đôi nét về văn hoá của người Mông trong sự thích nghi với điều kiện môi trường 4
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------
Tiểu luận
SINH THÁI NHÂN VĂN
“Văn hoá của người Mông trong sự thích ứng
với điều kiện môi trường ở Đồng Văn”
Lời mở đầu
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đã tạo nên một bức tranh nhiều mầu sắc về các dân tộc ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có một lịch sử, truyền thống và những bản sắc văn hoá rất riêng biệt, thể hiện qua hình thức canh tác, kiến trúc nhà ở ăm mặc, công cụ sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng, cưới xin, ma chay, tổ chức cộng đồng… Những sự khác biệt này không chỉ có giữa các dân tộc mà giữa các nhóm trong cùng một tộc người cũng có nhiều khác biệt. Bởi vì văn hoá luôn luôn thay đổi và có xu hướng để thích ứng. Điều này có nghĩa là trong thời gian dài văn hoá thay đổi để thích ứng với môi trường đặc biệt với một tập hợp hoàn cảnh đặc biệt. Khi môi trường sinh - vật lý hay môi trường xã hội thay đổi thì văn hoá thay đổi theo những chiều hướng cho phù hợp hoàn cảnh mới. Thay đổi khi nhanh khi chậm, khi vay mượ, khi sáng tạo - văn hoá luôn luôn thay đổi. tui xin đưa ra một số điểm đặc trưng trong nền văn hoá của tộc người Mông sinh sống trên cao nguyên Đồng Văn ở Hà Giang để minh chứng cho tính thích ứng của văn hoá với điều kiện môi trường.
1. Khái niệm văn hoá
- Hiểu văn hoá là gì? Là điều rất quan trọng. Bởi vì nói về bản chất của văn hoá là nói về bản chất của con người, không có con người thì không có văn hoá và ngược lại không có văn hoá thì cũng không có con người. Loài người và văn hoá của con người cũng đã tiến triển và trong quá trình này con người đã tiến triển thành một loài đặc biệt.
- Theo các nhà Triết học thì “văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của xã hội”.
- Như vậy văn hoá bao gồm khía cạnh phi phật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, chuẩn mực, đạo đức và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện…
- Văn hoá là sở hữu chung của một tập đoàn người, những thành viên của một tập đoàn đó đã học được từ hiên nhiên, từ bố mẹ, từ bà con láng giềng, từ thầy giáo, từ sách vở và từ các thông tin đại chúng… và suốt cuộc đời họ duy trì và thường xuyên tái tạo nên văn hoá này thông qua quá trình tương tác xã hội. Có hể nói văn hoá được sản sinh ra bởi các quá trình tương tác xã hội, văn hoá là một hệ thống tượng trưng, phải học mới có được và văn hoá được chia sẻ.
2. Đôi nét về lịch sử của người Mông
- Người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có một truyền thống văn hoá độc đáo có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Theo một số tài liệu sử sách cho rằng, người Mông xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà- Trung Quốc. Song, trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân, người Mông phải di cư xuống phía Nam rồi trở thành con cháu của một trong những dân tộc bản địa cổ đại Nam Trung Quốc. Bao gồm các vùng Hồ Động Đình, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cân Na, Quảng Đông, Quảng Tây- Trung Quốc. Ở vùng này người Mông đã từng có thời kỳ lập nên quốc gia“Tam Miêu” riêng. Nhưng ở đây cũng chẳng được bao lâu họ lại thiên di cư xuống phía Nam vào Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á. Người Mông di cư vào Việt Nam với 3 thời kỳ đông nhất.
+ Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, họ từ Quý Châu (Trung Quốc) di cư sang Đồng Văn (Hà Giang- Việt Nam).
+ Đợt di cư lần hai cách đân gần 300 năm. Lần này người Mông vào Việt Nam qua hai con đường: Một là vào huyện Đồng Văn- Hà Giang; Hai là theo đường Simakai- Bắc Hà- Lào Cai.
+ Thời kỳ di cư lần thứ ba cách đây khoảng trên 200 năm và cũng là thời kỳ người Mông ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam đông hơn cả.
Những năm về sau Người Mông vẫn rải rác di cư sang Việt Nam cho đến khi hoà bình lập lại ở nước ta (1954).
Ngày nay với số dân cư trú ở Việt Nam gầm 800 nghìn người, riêng Hà Giang trên 190 nghìn người. Những khu vực tập trung đông người Mông nhất là Đồng Văn, Mèo Mạc, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà, Sapa, Mường Khương (Lào Cai). Mù Căng Chải (Yên Bái), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu).
3. Đôi nét về văn hoá của người Mông trong sự thích nghi với điều kiện môi trường
* Điều kiện môi trường tự nhiên ở Hà Giang.
- Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 274km, phía Đông giáp tỉnh Cao bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
- Địa hình: Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37km2, nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m- 2500m (10 ngọn cao 500- 1.000m, 24 ngọn cao 1000- 1500m, 10 ngọn cao 1.500m- 2000m và 5 ngọn cao từ 2.000- 2.500m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
+ Vùng cao phía Bắc còn gọi là Ca nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Mạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình Karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, nhiều khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.
+ Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mầm là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông chảy, có độ cao từ 1000m đến trên 2000m.
+ Vùng núi thấp bao gồm đạ bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang.
- Thuỷ văn: Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, ở đây có mật độ sông- suối tương đối dầy. Hầu hết các sông có độ nông, sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ, bao gồm: Sông Lô, sông Chảy, sông Gâm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sống ngắn và nhỏ hơn sông, Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn, nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang đặc điểm của vùng núi Việt Bắc -Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc…
- Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C- 23,90C, biên nhiệt độ trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày từ 6- 7 0C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt dối lên đến 400C (tháng 6, 7); Ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối 2,20C (tháng 1).
+ Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Những cách tân về nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn trên con đường hiện đại hoá Văn học 0
H Ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa đối với đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Khơ Me Tây Nam Bộ Kinh tế chính trị 0
S Tiểu luận: những cơ hội và thách thức của hàng hoá việt nam khi gia nhập WTO. Giải pháp để vượt qua Luận văn Kinh tế 0
A Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
A Tiểu luận: cấu trúc và biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp và tác động của nó tới hoạt động kinh doan Luận văn Kinh tế 0
L Tiểu luận: Văn hoá Rolls-Royce cấu trúc va biểu hiện,tác động tới hoạt động của công ty Luận văn Kinh tế 0
Y Tiểu luận: phân tích cấu trúc và biểu hiên văn hoá của ngân hàng VPBank.tác động của văn hoá doanh n Luận văn Kinh tế 0
V Tiểu luận: Phân tích cấu trúc và biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp Mai Linh tác động của nó đến hoạ Luận văn Kinh tế 2
D Tiểu luận: Văn hoá doanh nghiệp của Trung Nguyên Luận văn Kinh tế 2
Y Tiểu luận Thực trạng của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top