phat_hung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng được phục hồi và phát triển sản nhanh chóng. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài thu được nguồn ngoại tệ lớn và cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển các làng nghề là một hướng đi rất đúng vì tạo thêm việc làm cho người dân tại các làng nghề lại giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng ấy, một nỗi e sợ và day dứt là nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống. Nguy cơ này phát sinh chính từ hoạt động đặc thù của các làng nghề như: quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, không đồng bộ phát triển tự phát chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường. Và một thực tế nữa là do sự thiếu hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về sự tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.
Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề đáng báo động như hiện nay thì các doanh nghiệp và hộ gia đình đã làm gì? Các cơ quan nhà nước và các địa phương có những giải pháp nào để khắc phục triệt để tình trạng trên. Đề án này sẽ đi xem xét thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Nội dung của đề án gồm ba phần:
Phần 1: phát triển nghề truyền thống và tác động đến môi trường sinh thái.
Phần 2: thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
Phần 3: phương hướng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để trình bầy, nhưng không tránh khỏi các thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn đọc.

Phần 1: Phát triển nghề truyền thống và tác động đến môi trường sinh thái
1. Phát triển nghề truyền thống tại Việt Nam
Làng nghề nước ta thường là làng nghề đã có từ rất lâu, nhất là khi có chính sách đổi mới nền kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các làng nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam. Sau một khoảng thời gian bế tắc và ì ạch thì 10 năm gần đây do cơ chế thoáng và mở cửa của thị trường, chính sách hỗ trợ của nhà nước và do sự năng động tâm huyết vời nghề của người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôi Việt Nam.
Theo số liệu gần đây nhất, Việt Nam hiện nay có 1450 làng nghề phân bố tại 58 tỉnh và thành phố trong cả nước riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề; Hà Tây có 280; Thái Bình có 187; Bắc Ninh có 59; Thanh Hoá có 127. Trong 10 năm vừa qua tốc độ tăng trưởng tại các làng nghề là 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra.Các làng nghề được phân chia thành các loại lớn như sau:
Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến nông sản, thực phẩm Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu, xây dựng gốm sứ Nghế khác
Miền Bắc 138 134 61 404 17 222
Miền Trung 24 42 24 121 9 77
Miền Nam 11 21 5 93 5 42
Tổng cộng 173 197 90 618 31 341
Phân bố làng nghề ở vùng nông thôn Việt Nam
Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghề đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn. Có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 13% số hộ chuyên về nghành nghề. Lao động tại các làng nghề đã thu hùt được 10 triệu lao động thường xuyên. Đó cũng là nguồn thu nhập đáng kể tại các hộ gia đình, tại nhiều làng hoạt động nghế không còn là hoạt động phụ nữa mà đã là thu nhập chính của các hộ gia đình. Ví dụ như làng Đồng Kỵ ở Từ Sơn, Bắc Ninh chuyên sản xuất đồ gỗ có thu nhập rất cao, hầu như các hộ gia đình ở đây đã không sản xuất nông nghiệp nữa.
2. Phát triển nghề truyền thống tác động đến môi trường sinh thái
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng ấy là nỗi e sợ và day dứt không kém là nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của các làng nghề như quy mô nhỏ manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu không đồng bộ và cũng do sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh. Hơn nữa các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, vì vậy thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất xen kẽ với khu dân cư. Theo lẽ thường tình các làng nghề phàt triển thì thu hút càng nhiều lao động. Trước hết là con em các làng nghề không phải ly hương tìm đường cứu sống, thứ nữa là làng nghề phát triển sẽ thu hút thêm lao động các vùng lân cận làm cho dân cư ở đây càng thêm đông đúc. Tình trạng phổ biến tại các làng nghề là nơi sản xuất trùng với nơi ở nên quy mô sản xuất càng mở rộng thì diện tích đất ở càng hẹp và sử dụng thiết bị, hoá chất càng nhiều làm cho môi trường sống càng thêm ô nhiễm nặng nề. Mỗi một làng nghề đều có đặc thù riêng nên mức độ ô nhiễm môi trường hay loại ô nhiễm riêng như ô nhiễm về nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễm tiếng ồn… Nhưng bất kỳ loại ô nhiễm nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân.
Phần hai: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
1. Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm
Trước hết chúng ta hãy đi xem xét đặc điểm và thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có 197 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, chủ yếu tập trung ở miền Bắc là 142 làng, miền Trung 42 làng và 21 làng ở miền Nam. Các hộ gia đình thường có tâm lý và thói quen sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín, tự phát nên hạn chế đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nguồn nhiên liệu đồng thời thải ra môi trường lươngj lớn chất thải đặc biệt là chất thải hữu cơ. Đối với môi trường không khí, đặc trưng nhất là mùi hôi thối của nguyên vật liệu tồn đọng lâu ngày và do sự phân huỷ của các hợp chất hưu cơ trong chất thải rắn và chất thải từ cống rãnh kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra khí độc ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt phải kể đến các nghề sản xuất nước mắm, do phơi ướt ngoài trời nên mùi hôi tanh khắp nơi. Hay ô nhiễm tại “làng xương” ở xã Hoà Bình, Thường Tín, Hà Tây: mỗi ngày làng nhập về khoảng 30 tấn xương các loại sau đó thải hàng tấn mẩu phế thải ra bờ mương hay ngoài đồng vì chưa có bãi tập kết. Hơn nữa các hộ gia đình còn đổ ra những nước thải vừa đỏ vừa đen mùi hôi thối không thể chịu nổi. Phần lớn các nước và rác đều được thải trực tiếp ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Chất lượng nước ngầm tại đây đều có dấu hiệu ô nhiêm với hàm lượng COD, TS, NH4+… ở nước giếng rất cao (được mô tả ở bảng sau).



Chỉ tiêu Tiêu chuẩn cho phép Tinh bột Bình Minh Bún Phú Đô Nước mắm Hải Thanh Rượu Tân Đô Đậu phụ Quang Bình
pH 5.5-9 4.6 6.1 9,59 12 5.1
SS(mg/l) 100 926 414 10 266 1.764
COD(ml/g) 100 1.858 2.967 597 3.868 1.271
BOD5(ml/g) 50 743 1.850 250 1.700 1.080
SN(ml/g) 60 145,6 20,9 9,26 1.002 67
SP(ml/g) 6 27,5 2,79 0,034 44,2 23
Chỉ tiêu tại một số làng nghề chế biến nông sản
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đa phần các nước thải đều bị ô nhiễm nặng thậm trí dân cư ở những vùng này phải mua nước ngột từ nơi khác để sử dụng. Mặt khác các làng nghề này đều tận thu phế liệu để chăn nuôi. Nước thải từ nguồn này cũng gây ô nhiễm môi trường không khí và nước đáng kể. Theo kết quả điều tra y tế ta mới thấy rõ hết được ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân như: phụ khoa ở phụ nữ là 13-38%; viêm da là 4,5-23%; đường hô hấp là 6-18%; đau mắt là 9-15%. Nguyên nhân chính là môi trường sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm.
Xét một ví dụ cụ thể tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây chuyên chế biến các sản phẩm nông sản đã có uy tín trên thị trường như miền dong, đỗ xanh bóc tách, bún khô, phở khô… Khi về làng, ấn tượng đầu tiên không phải là những ngôi nhà tầng khanh trang mới được xây dựng mà là rác và ruồi muỗi. Rác có khắp ở các nơi với đủ các loại như rác khô, sợi, nước cốt… tràn ra mặt đất chảy xuống cống, ao hồ, mương máng với những mùi đặc trưng phả vào không khí. Không khí, đất đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong làng có khoảng 2000 hộ sản xuất và trung bình mỗi ngày thải ra 433 tấn giác thải các loại chưa qua xử lý. Nhiều nhất là nước thải và rác thải từ việc làm miến, ngày đêm thải ra những thứ đen ngòm, đặc quánh chồng chất lên nhau cao hàng mét. Trước kia làng có rầt nhiều ao hồ, mương rãnh đan chéo nhau nhưng bây giờ đã bị rác thải “san bằng” trở thành bãi phơi miến, là nơi để ruồi, nhặng phát triển.
2. Ô nhiễm môi trường tại các làng vật liệu xây dựng và gốm xứ:
Hiện nay nước ta hiện có 31 làng sản xuất vật liệu xây dựng và gốm xứ phân bố đều trên cả nước và tập chung tại các vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Số lượng làng nghề tăng theo nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất bao gồm khai thác đá, nung vôi đóng gạch ngói, gốm xứ. Một số làng được biết tới nhiều như: gốm xứ Bát Tràng ở Gia Lâm, Hà Nội; Đáp Cầu, Bắc Ninh; Phước Lâm, Khánh Hoà; Dạ Trạch, Hưng Yên… Các tác động chủ yếu đến môi trường là do bụi và khói lò nung. Quy mô nung gạch, vôi chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu là than, khí thải ra từ các lò nung là CO, SO, SO2…bởi vì thiết kế không đúng quy cách do vậy quá trình cháy không hết. Đã có một số lò nung gốm xứ thay lò đốt than bằng lò đốt gas vừa khỏi ô nhiễm môi trường vừa nâng cao năng suất sản phẩm, rút ngắn thời gian nung đốt tính ra thì hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn khi sử dụng lò than nhưng chi phí ban đầu khá tốn kém. Một số hộ gia đình đã chuyển sang lò gas nhưng Đối với các làng nghề khai thác đá, ô nhiễm chủ yếu là bụi từ khu vực khai thác và tiếng ồn do nổ mìn của các hoạt động của máy khoan, đục, nghiền, xay… Việc khai thác 1m3 đá nguyên khai qua chế biến sẽ sinh ra 0,1-0,5kg bụi giầu silic,vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-5 lần và tiếng ồn thưong xuyên ở mức cao. Lượng khí thải từ các lò gạch thủ công còn ảnh hưởng đến hoa mầu và mùa màng của nông dân tại các làng nghề và các vùng lân cận xung quanh nữa. Ngoài ra việc khai thác không đúng quy hoạch gây thoái hoá đất, phá huỷ thảm thực vật, tăng nguy cơ xói mòn và giảm độ phì nhiêu của đất, hậu quả cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng. Người dân làng nghề sản xuất vật liệu xây
Kết luận
Những ưu điểm của phát triển làng nghề truyền thống và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường thì ai cũng biết nhưng cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và bà con nông dân đã làm được những gì để phát triển làng nghề và khắc phục tình trạng ô nhiễm ấy? Vấn đề ô nhiễm làng nghề phải do chính bà con nông dân làng nghề tham gia giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lại, nhưng bên cạnh đó cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ cấp quản lý Tung ương đến địa phương và của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn (CB): Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Kinh tê Quốc dân.
2. TS Trần Thanh Lâm: Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao Động.
3. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải: Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, NXB Lao Động.
4. GS.TS Lê Quý An: Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc Gia.
5. TG Nguyễn thị Tươi: Ô nhiễm làng nghề bài toán khó giải, Thời báo tài chính Việt Nam. Ngày 28/03/2003.
6. Cơ chế tài chính hỗ trợ các Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, Tạp chí hoạt động Khoa học, số 12/2001
7. TS Lê Kim Cúc: Mô hình công nghệ xử lý - tái sử dụng nước thải vùng chế biến tinh bột tại Tân Hoá, Quốc Oai, Hà Tây, Tài nguyên và Môi trường, tháng 12/2006.
8. Phóng sự: Nguyễn Vũ - Xuân Phong, làng nghề Dương Liễu” gồng mình trong ô nhiễm”, Báo Hà Tây số 28 ra ngày 6.3.2007.
9. Bao giờ làng nghề ở Bắc Ninh hết ô nhiễm? www. Bacninh.gov.vn
10. Thực trạng điều kiện làm việc, sức khoẻ của làng nghề. http:/ yduocbonphuong.com
11. Hội thảo thiên nhiên và môi trường Việt Nam trung tâm công nghệ thông tin. Vacne. Org.vn


MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Phần 1: phát triển nghề truyền thống và tác động đến môi trường sinh thái 2
1. Phát triển nghề truyền thống tại Việt Nam 2
2. Phát triển nghề truyền thống tác động đến môi trường sinh thái 3
Phần hai: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề 4
2. Ô nhiễm môi trường tại các làng vật liệu xây dựng và gốm xứ: 6
3. Làng nghề tái chất thải: giấy, nhựa, kim loại… 7
4. Làng nghề dệt nhuộm 11
5. Làng thủ công nnỹ nghệ: 13
Phần 3: Phương hướng và giải pháp giảm thiểu môi trường làng nghề truyền thống 16
1.Phương hướng cải thiện môi trường làng nghề 16
1.1 Chuyển đổi làng nghề thành khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch với các sản phẩm đặc trưng có tính nghệ thuật cao: 17
1.2 Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn: 18
2. Áp dụng giải pháp cải thiện môi trường làng nghề: 19
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top