phuhung2350

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên của TP. Hà Nội





Lời nói đầu 1

NỘI DUNG 4

Chương I. 4

cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 4

I. Vai trò của đất đai và nhà ở 4

1.Vai trò của đất đai 4

2.Vai trò của nhà ở 5

II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 8

1. Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất 8

2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 10

3.Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất ở và nhà ở 11

III. Các căn cứ pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị 13

IV. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14

1.Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14

2.Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận 17

2.1. Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 17

2.2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 21

2.3. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 22

3,Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 22

3.1. Chuẩn bị: 22

3.2. Tổ chức cho các chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở kê khai đăng ký vào hồ sơ và nộp hồ sơ tại phường. 23

3.3. Tổ chức phân loại hồ sơ và xét duyệt ở cấp phường 24

Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ 25

3.4. Cấp có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận 25

3.5. Giao giấy chứng nhận cho nhân dân 26

CHƯƠNG II. 27

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ý nhà, đất cùng với UBND các cấp tổ chức giao giấy chứng nhận tại phường, thị trấn sau khi người được cấp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo cách thức sau:
+ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy sẽ được Sở địa chính- nhà đất giao cho chủ nhà ngay tại văn phòng Sở.
Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản Nhà nước thu theo quy định Sở Địa chính - Nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế Thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở Địa chính - Nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao lại giấy chứng nhận cho chủ nhà. Khi đó chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định.
Trường hợp chủ nhà được xin nộp chậm, Sở Địa chính - Nhà đất sẽ đánh dấu “chưa hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký.
+ Đối với các trường hợp do UBND quận trình: sau khi được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính - Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận (cả bản sao cho chủ và bản lưu) và chuyển giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận có trách nhiệm tổ chức việc trao giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi.
Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận phối hợp với Cục thuế và Kho bạc Nhà nước tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận lợi cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất để xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký quản lý.
+ Sở Địa chính - Nhà đất, phòng địa chính nhà đất cấp quận và UBND cấp phường, thị trấn có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý.
chương II.
thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội.
I. Quá trình hình thành quận Long Biên
Trong những năm vừa qua do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các khu đô thị mới, nhiều dự án đã được triển khai và tổ chức thực hiện trên toàn Thành phố nên đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở và trật tự và xây dựng đô thị. Nằm tăng cường hơn nữa cho chính sách quản lý đất đai và cùng với nó là tạo điều kiện cho các khu đô thị mới từng bước chuyển ra ngoại thành, Chính phủ đã có quyết định về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên và các phường trực thuộc quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Thành lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và các thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích đất tự nhiên và 170.706 nhân khẩu.
Địa giới hành chính quận Long Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thành lập các phường thuộc quận Long Biên:
+ Thành lập phường Gia Thuỵ trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Phường Gia Thuỵ có 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Gia Thuỵ: Đông giáp phường Việt Hưng; Tây giáp các phường Thượng thanh, Ngọc Lâm; Nam giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng; Bắc giáp phường Thượng Thanh.
+ Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 190.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề.
Phường Ngọc Lâm có 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Lâm: Đông giáp phường Bồ Đề; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Bồ Đề; Bắc giáp các phường Ngọc Thuỵ, Thượng Thanh, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Bồ Đề trên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm.
Phường Bồ Đề có 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Bồ Đề: Đông giáp phường Phúc Đồng; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Long Biên; Bắc giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Phúc Đồng trên cơ sở 494,76 ha diện tích đất tự nhiên và 60.994 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Địa giới hành chính phường Phúc Đồng: Đông giáp các phường Việt Hưng, Sài Đồng; Tây giáp phường Bồ Đề; Nam giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn; Bắc giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng.
+ Thành lập phường Phúc Lợi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội Xá.
Phường Phúc Lợi có 619,69 ha diện tích tự nhiên và 7.820 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Phúc Lợi: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Việt Hưng; Nam giáp các phường Sài Đồng, Thạch Bàn và huyện Gia Lâm; Bắc giáp phường Giang Biên.
+ Thành lập phường Thượng Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thượng Thanh.
Phường Thượng Thanh có 488,09 ha diện tích tự nhiên và 13.153 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thượng Thanh: Đông giáp phường Đức Giang; Tây giáp phường Ngọc Thuỵ; Nam giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
+ Thành lập phường Giang Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Giang Biên.
Phường Giang Biên có 471,40 ha diện tích tự nhiên và 4.600 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Giang Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp các phường Đức Giang, Việt Hưng; Nam giáp phường Phúc Lợi; Bắc giáp huyện Gia Lâm.
+ Thành lập phường Ngọc Thuỵ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Ngọc Thuỵ.
Phường Ngọc Thuỵ có 898,99 ha diện tích tự nhiên và 18.568 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Thuỵ: Đông giáp phường Thượng Thanh; Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình; Nam giáp phường Ngọc Lâm và quận Hoàn Kiếm; Bắc giáp huyện Đông Anh.
+ Thành lập phường Việt Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Việt Hưng.
Phường Việt Hưng có 383,44 ha diện tích tự nhiên và 7.884 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Việt Hưng: Đông giáp các phường Giang Biên, Phúc Lợi; Tây giáp các phường Đức Giang, Gia Thuỵ; Nam giáp các phường Phúc Đồng, Sài Đồng; Bắc giáp phường Đức Giang.
+ Thành lập phường Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Biên.
Phường Long Biên có 723,13 ha diện tích tự nhiên và 9.455 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Long Biên: Đông giáp phường Thạch Bàn; Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Nam giáp phường Cự Khối và quận Hai Bà Trưng; Bắc giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng.
+ Thành lập phường Thạch Bàn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Bàn.
Phường Thạch Bàn có 527,21 ha diện tích tự nhiên và 11.300 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thạch Bàn: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp phường Cự Khối; Bắc giáp các phường Phúc Đông, Sài Đồng, Phúc lợi.
+ Thành lập phường Cự Khối trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cự Khối.
Phường Cự Khối có 468,94 ha diện tích tự nhiên và 5.652 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Cự Khối: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp quận Hoàng Mai; Bắc giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn.
+ Thành lập phường Đức Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Đức Giang.
Phường Đức Giang có 240,64 ha diện tích tự nhiên và 25.767 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Đức Giang: Đông giáp phường Giang Biên; Tây giáp phường Thượng Thanh; Nam giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng; Bắc giáp các phường Thượng Thanh, Giang Biên.
+ Thành lập phường Sài Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sài Đồng.
Phường Sài Đồng có 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Sài Đồng: Đông giáp phường Phúc Lợi; Tây giáp phường Phúc Đồng; Nam giáp phường Thạch Bàn; Bắc giáp phường Việt Hưng.
II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Long Biên
1.Điều kiện tự nhiên:
Quận Long Biên được thành lập năm 2003 trên cơ sở sát nhập một số diện tích của huyện Gia Lâm, quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì nằm trên hai bờ sông Hồng và sông Đuống.
Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ Đông Bắc rất quan trọng, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và hàng không.
Quận Long Biên có vị trí và địa thế rất đẹp và thuận lợi, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp huyện Đông Anh, Gia Lâm. Vì vậy, quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Về mặt hành chính, quận Long Biên là quận trực thuộc Thành...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top