Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam





 

Mục lục

 Lời mở đầu 2

 A.Phần I :Lạm phát tiền tệ và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội

 1.Một số vấn đề chung về lạm phát 3

 2.Tác động của lạm phát 6

 B.Phần II:thực trạng và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam

 1.Thực trạng ở Việt Nam 7

 2.Giải pháp khắc phục 13

 Tài liệu tham khảo 16

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hát tiền tệ và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội
1.Một số vấn đề chung về lạm phát 3
2.Tác động của lạm phát 6
B.Phần II:thực trạng và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam
1.Thực trạng ở Việt Nam 7
2.Giải pháp khắc phục 13
Tài liệu tham khảo 16
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát đang là vấn về nóng ở nước ta hiện nay . Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều hành chính sách của mỗi quốc gia . Khái niệm chung về lạm phát được khoa học kinh tế đưa ra là sự tăng giá chung theo thời gian , khi đó mặt bằng chung về giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường tăng lên . Còn lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả được gọi theo cách nhìn nhận ở góc độ nguyên nhân của lạm phát . Lạm phát làm ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội , ảnh hưởng đến đời sống của người dân . Việt Nam cần có những biện pháp mới , những cách tiếp cận mới linh hoạt hơn , thích ứng với sự biến động của thị trường .Và cũng là để hoàn thành mục tiêu năm 2008 là đưa mức lạm phát về 1 con số.Việc nghiên cứu về lạm phát và những tác động của lạm phát đến đời sống xỗ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế , nâng cao đời sống cho người dân và phát triển xã hội.
PHẦN I:LẠM PHÁT TIỀN TỆ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
1) 1 số vấn đề chung về lạm phát.
1.1.Những quan điểm khác nhau về lạm phát
Theo trường phái lạm phát “lưu thông tiền tệ” Họ cho rằng lạm phát tiền tệ là dư thừa (bất kể là kim loại hay tiền giấy) vào lưu thông làm cho hàng hoá giá cả tăng lên . Chúng ta phải biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát , nếu như Nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hay giá trị tượng trưng trong đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Mazx đã chỉ ra rằng ý nghĩa về lạm phát học của thuyết này là quá đơn giản . Những người trong học thuyết này đã dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số tiền với hiện tượng tăng giá cả để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát.
Trường phái lạm phát “ cầu dư thừa tổng quát ” ( hay “cầu kéo” ) . Mà thay mặt là J.Keynes cho rằng : lạm phát là cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là “ cầu dư thừa tổng quát ” là không chính xác , vì trong giai đọan khủng hoảng ở thời kì tư bản chủ nghĩa phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất dư thừa nhưng không có lạm phát. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ . Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm phát lưu thông tiền tệ là không thấy hiện tượng bên ngoài , không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát . Khái niệm của Keynes vẫn chưa được nêu đúng bản chất kinh tế xã hội của lạm phát.
Trường phái “lạm phát giá cả” họ cho rằng lạm phát là sự tăng giá . Thực chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của sự tăng giá . Có những thời kì giá tăng mà không có lạm phát như thời kì “ cách mạng giá cả ” ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kì hưng thịnh của một chu kì sản xuất , những năm mất mùa tăng giá chỉ là hệ quả của một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại là nguyên nhân của lạm phát.
K.Marx đã cho rằng “ lạm phát là sự tràn đầy các kênh , các luồng lưu thông những tờ giấy bạc dư thừa làm cho giá cả tăng vọt và việc phân phối lại các sản phẩm giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản . Ở đây Marx đã đứng lên trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát , dẫn tới người ta có thể hiểu lạm phát là do Nhà nước , do giai cấp tư sản , để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản ”. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát “ lưu thông tiền tệ ” song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cập đến bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát . Tuy nhiên nó có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế.
Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính . Nói chung các quan điểm đều chưa hoàn chỉnh , nhưng đã nêu được một số mặt của lạm phát. Bàn về lạm phát là vấn đề rộng và để định nghĩa được nó đòi hỏi phải có sự đầu tư sâu , kỹ càng . Chúng ta có thể chấp nhận quan điểm của “ trường phái giá cả ” , ( ở nước ta và nhiều nước quan niệm này tương đối phổ biến) . Sở dĩ như vậy là vì thế kỉ XX là thế kỉ lạm phát , lạm phát hầu như diễn ra ở tuyệt đại đa bộ phận các nước mà sự tăng giá lại là tín hiệu nhạy bén , dễ thấy của lạm phát . Như vậy chúng ta sẽ hiểu đơn giản : “ lạm phát là sự kéo dài , là dư thừa các đồng tiền trong lưu thông , là việc Nhà nước phát hành thêm tiền nhằm bù đắp bội chi ngân sách , hay lạm phát là chính sách đặc biệt nhanh chóng và tối đa nhất trong các hình thức phân phối lại giá trị vật chất xã hội mà giai cấp nắm quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ”. Nhưng nói chung lạm phát là một hiện tượng của nền kinh tế thị trường . Định nghĩa lạm phát còn rất nhiều vấn đề chúng ta có thể nghiên cứu một cách sâu sắc . Nhưng khi có lạm phát ( vừa phải, phi mã hay siêu lạm phát) thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội.
1.2. Các nguy cơ dẫn đến lạm phát
Mặc dù mấy năm qua lạm phát đã được kiềm chế . Song kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa ổn định vững chắc , có thể dẫn tới việc tái lạm phát . Các nhân tố tiềm tàng làm phát sinh lạm phát cần được tính toán đến khi kiểm soát lạm phát là:
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chậm được cải thiện , có mặt tiếp tục xuống cấp, cũng như tỷ lệ thất nghiệp và đầu tư khả năng cải thiện đời sống.
Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ở trình độ ban đầu , vừa chưa được phát triển đầy đủ, vừa chưa được quản lý tốt , chủ yếu do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ , năng lực và hiệu lực quản lý vĩ mô chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ máy Nhà nước , hệ thống tài chính ngân hàng và khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Ở nước ta những năm qua nhu cầu về đầu tư xây dựng tăng nhanh trên cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân . Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng do đó ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá.
Ngân sách Nhà nước đứng trước những yêu cầu lớn về cân đối thu chi và tạo nguồn bù đắp thiếu hụt hàng năm , trong khi đó môi trường luật pháp , môi trường tài chính còn đang trong quá trình tạo lập . Vì vậy khả năng mất cân đối trong ngân sách Nhà nước lạm phát tiền tệ là chưa thể lường hết được.
Những nhân tố trên có thể gây ra lạm phát trong những năm tới.
2)Tác động của lạm phát.
Trên thực tế, nhiều nước chứng tỏ không thể triệt tiêu được lạm phát trong kinh thị trường dù đạt trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất . Nếu giữ được lạm phát ở mức độ nền kinh tế chịu được (cho phép) có thể mở thêm việc làm , huy động thêm các nguồn lực phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế , thì cũng là một thực tế điều hành thành công công cuộc chống lạm phát ở nhiều nước . Nhưng mức độ lạm phát là bao nhiêu thì phù hợp ? Nếu tăng tỉ lệ tăng trưởng cao , tỷ lệ lạm phát quá thấp thì dẫn tới tình trạng các ngân hành ứ đọng vốn , làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước . Vì thế trong trường hợp đó người ta phải cố gắng tăng tỉ lệ lạm phát lên . Khi chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức độ mà nền kinh tế chịu được ( tỷ lệ lạm phát dưới 10% ) thì vừa không gây đảo lộn lớn , các hệ quả của lạm phát được kiểm soát , vừa sức che chắn hay chịu đựng được hậu quả của nền kinh tế và của các tầng lớp xã hội . Hơn nữa , một sự hi sinh nào đó so mức lạm phát được kiểm soát đó mang lại được đánh đổi bằng sự tăng trưởng , phát triển kinh tế mở ra nhiều việc làm hơn , thu nhập danh nghĩa có thể được tăng lên cho mỗi người lao động nhờ có đủ việc làm hơn trong tuần , trong tháng hay tăng thêm người có việc làm , có thu nhập trong gia đình và cả tầng lớp lao động do thất nghiệp . Đến lượt nó , thu nhập bằng tiền tăng lên thì tăng thêm sức kích thích của nhu cầu tiền tệ và sức mua đối với đầu tư , tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP) . Nhưng khi tỷ lệ lạm phát đến 2 con số trở lên ( lạm phát phi mã hay siêu lạm phát) thì hầu như tác động rât sấu đến nền kinh tế như sự phân phối và phân phối lại một cách bất hợp lý giữa các nhóm dân cư hay các tầng lớp trong xã hội và trong các chủ thể trong các quan hệ về mặt tiền tệ trên các chỉ tiêu mang tính chất danh nghĩa ( chỉ tiêu không tính đến yếu tố lạm phát , không tính đến sự trượt giá đồng tiền ). Mặt khác tỷ lệ lạm phát cao phá hoại và đình đốn nền sản xuất xã hội do lúc đó mức độ rủi ro cao, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài,
những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ , từng đợt , từng chuyến diễn ra phổ biến. Trong xã hội xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ , dẫn tới khan hiếm hàng hoá . Điều đó lại làm giá càng tăng , và xã hội rơi vào vòng luẩn quẩn , lạm phát càng tăng dẫn tới mất ổn định về chính trị xã hội . Tỷ lệ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top