daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BÙ TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN 2
I. LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN 2
1. Đăng ký hoạt động lưu ký Chứng khoán: 2
2. Đăng ký Chứng khoán: 3
3. Lưu ký Chứng khoán: 5
Quản lý tài khoản lưu ký Chứng khoán tại TTLKCK: 7
II. BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN 10
1. Thanh toán bù trừ Chứng khoán: 10
2. Các hình thức bù trừ thanh toán: 11
3. Quy trình thanh toán và bù trừ Chứng khoán: 12
4. Nguyên tắc thanh toán bù trừ: 14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BÙ TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 15
Tình hình thực tế và tính ảnh hưởng đến thị trường của CTCPCK SME 15
I. Trung tâm lưu ký: 16
II. Sở Giao dịch: 21
III. Công ty Chứng khoán: 23
IV. Mối quan hệ giữa Đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán và hệ thống giao dịch: 24
V. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam 25
1. Ưu điểm: 25
2. Hạn chế: 26
PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 27
I. Giải pháp: 27
Đối với nhà nước: 27
Đối với Sở Giao dịch: 28
Đối với công ty chứng khoán: 29
II. Kinh nghiệm và bài học: 34
KẾT LUẬN 37
Nguồn tham khảo: 38

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường Chứng khoán là một sân chơi cho tất cả những ai ưa mạo hiểm và kiếm tiền từ chính những mạo hiểm ấy với một niềm tin bất biến “nơi nào rủi ro cao nơi ấy lợi nhuận cao”. Nói như vậy không có nghĩa là tham gia thị trường Chứng khoán giống như tự do bước chân vào “chợ”, mà phải tuân theo những thủ tục nhất định. Một chu trình giao dịch Chứng khoán trải qua nhiều thủ tục: lưu ký Chứng khoán, đặt lệnh, khớp lệnh, bù trừ Chứng khoán và cuối cùng là thanh toán Chứng khoán. Trong đó lưu ký Chứng khoán là điều kiện tiên quyết để có một chiếc vé vào cửa thị trường Chứng khoán.
Hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán Chứng khoán là hệ thống hoạt động bao gồm con người, cơ sở vật chất và các quy định về thanh toán bù trừ, lưu ký và đăng ký Chứng khoán. Thông qua quản lý thông tin về giao dịch trên thị trường Chứng khoán, hệ thống thanh toán bù trừ Chứng khoán đã tạo điều kiện cho các nhà quản lý nắm vững các thông số về Chứng khoán như các dữ liệu về Chứng khoán bị mất cắp, giả mạo…; theo dõi tỷ lệ tham gia của người đầu tư nước ngoài; kịp thời có những quyết định phù hợp; tạo điều kiện gắn kết mọi đối tượng tham gia và nâng cao tính tự giác của họ.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BÙ TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

I. LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
1. Đăng ký hoạt động lưu ký Chứng khoán:
Hoạt động đăng ký Chứng khoán là hoạt động ghi nhận và theo dõi các thông tin về người sở hữu Chứng khoán, bao gồm các thông tin về loại Chứng khoán, số lượng Chứng khoán theo mỗi loại của từng người sở hữu Chứng khoán. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006 thì đăng ký Chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu Chứng khoán.
Công ty Chứng khoán, ngân hàng thương mại muốn đăng ký hoạt động lưu ký Chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo luật định. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006, ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất.
- Có địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch Chứng khoán.
Theo Luật Chứng khoán Việt nam ngày 29/6/2006, công ty Chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hay tự doanh Chứng khoán
- Có địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, thanh toán các giao dịch Chứng khoán.
Để thực hiện các quyền của mình đối với Chứng khoán đang nắm giữ, người đầu tư phải thực hiện việc đăng ký tên mình trong danh sách người sở hữu Chứng khoán của tổ chức phát hành. Trong thời kỳ đầu, người đầu tư tự mình thực hiện việc mua bán, thanh toán và chuyển giao Chứng khoán. Họ phải đem Chứng khoán tới tổ chức phát hành, điều này làm tăng chi phí cho người đầu tư. Khi có tổ chức Chứng khoán thay cho mình, qua đó mà tiết kiệm được chi phí và giảm rủi ro.
Vì vậy, hoạt động đăng ký Chứng khoán đã góp phần theo dõi thông tin về Chứng khoán và người đầu tư Chứng khoán một cách nhanh chóng.
=> Mục đích: TCPH cung cấp thông tin chi tiết về cổ đông, loại và số lượng Chứng khoán sở hữu để TTLK quản lý tập trung thông tin người sở hữu và làm căn cứ nhận lưu ký Chứng khoán của người sở hữu
2. Đăng ký Chứng khoán:
Việc đăng ký Chứng khoán bao gồm:
- Đăng ký Chứng khoán mới phát hành
- Quản lý sổ đăng ký người sở hữu Chứng khoán
- Quản lý sổ đăng ký Chứng khoán chuyển nhượng, sổ Chứng khoán chuyển nhượng Chứng khoán cầm cố
- Lập danh sách người sở hữu Chứng khoán để chuẩn bị đại hội cổ đông hàng năm
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức
- Thực hiện các nghiệp vụ đăng ký Chứng khoán liên quan đến tăng vốn của công ty phát hành
Các loại Chứng khoán đăng ký gồm:
- Chứng khoán của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết.
- Trái phiếu chính phủ niêm yết trên TTGDCK hay SGDCK.
- Trái phiếu của các tổ chức kinh tế, của chính quyền địa phương niêm yết trên TTGDCK hay SGDCK.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên SGDCK.
- Các loại Chứng khoán đăng ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) theo hình thức đăng ký ghi sổ.
Các Chứng khoán được đăng ký tách biệt cho từng loại theo các thông tin sau:
- Thông tin về tổ chức phát hành Chứng khoán.
- Thông tin về Chứng khoán phát hành: tên, loại Chứng khoán, mệnh giá, tổng số Chứng khoán phát hành.
- Thông tin về danh sách người sở hữu Chứng khoán như tên, quốc tịch, địa chỉ người sở hữu Chứng khoán, số của Chứng chỉ Chứng khoán, số Chứng khoán do người sở hữu nắm giữ.
Chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại TTLKCK. Chứng khoán của tổ chức phát hành khác uỷ quyền cho TTLKCK làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại TTLK. Như vậy, tổ chức phát hành có Chứng khoán niêm yết sẽ đăng ký Chứng khoán trực tiếp với TTLKCK, còn công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký Chứng khoán thông qua công ty Chứng khoán là thành viên lưu ký.
Khi cần thay đổi quyền sở hữu Chứng khoán, thành viên lưu ký phải nộp cho TTLKCK các tài liệu sau:
- Đơn xin thay đổi các thông tin về đăng ký Chứng khoán.
- Bản sao CMND hay hộ chiếu của người sở hữu Chứng khoán hay người thay mặt có thẩm quyền của một pháp nhân xin thay đổi thông tin về đăng ký Chứng khoán.
- Bản sao bằng Chứng về thay đổi thông tin như thay đổi quyền sở hữu.
Trên cơ sở đăng ký Chứng khoán, tổ chức phát hành uỷ quyền cho TTLKCK làm thủ tục thực hiện các quyền đối với Chứng khoán đăng ký tại TTLKCK về:
- Quyền bỏ phiếu
- Quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu và cổ tức cổ phiếu bằng tiền
- Quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng
- Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm
- Quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
- Quyền thay đổi tên, tách, gộp cổ phiếu
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Chỉ những người có tên trên sổ đăng ký người sở hữu do TTLKCK lập vào ngày đăng ký cuối cùng mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến Chứng khoán.
3. Lưu ký Chứng khoán:
3.1 Khái niệm:
Lưu ký Chứng khoán là một khái niệm tổng hợp bao gồm hai nghiệp vụ: lưu giữ và điều hành Chứng khoán theo uỷ thác. Thông thường, lưu ký tập trung vào Chứng khoán vật chất (loại Chứng từ có giá dưới dạng giấy tờ, văn tự). Tại Việt Nam, theo Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006 thì lưu ký Chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao Chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu Chứng khoán.
3.2 Tổ chức của hệ thống lưu ký Chứng khoán:


(1) (2)


(1) Thành viên lưu ký:
- TVLK quản lý tài khoản chi tiết đến từng nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản, gửi rút, cầm cố và giao dịch tại TTLK
(2) Trung tâm Lưu ký:
- Quản lý tài khoản của các TVLK theo môi giới và tự doanh
3.3 Trung tâm lưu ký Chứng khoán:
Trung tâm lưu ký Chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán. TTLKCK có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán Chứng khoán. TTLKCK chịu sự quản lý và giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Bộ máy điều hành TTLKCK gồm hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Ban kiểm soát. Điều lệ của TTLKCK được Bộ tài chính phê chuẩn theo đề nghị của Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
3.4 Thành viên lưu ký:
Theo luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006, thành viên của TTLKCK là thành viên lưu ký và thành viên mở tài khoản trực tiếp tại trung tâm lưu ký Chứng khoán.
Thành viên lưu ký là công ty Chứng khoán, ngân hàng thương mại đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động lưu ký do Uỷ ban Chứng khoán quy định. Quyền hạn và nghĩa vụ là do TTLKCK quy định.
3.5 Các hình thức lưu ký:
- Lưu giữ kín:
Về bản chất, lưu giữ “kín” là dịch vụ ký gửi tài sản vào các ngăn két an toàn mà các các ngân hàng (hay công ty Chứng khoán) vẫn thường thực hiện với khách hàng có nhu cầu gửi tài sản tại bộ phận quản lý két an toàn của ngân hàng như đồ cổ, vàng bạc và trang sức, các văn tự có giá trị, sổ tiết kiệm, tranh ảnh quý…)
Xét về hình thức, việc lưu giữ kín là việc cho thuê két an toàn của ngân hàng (hay công ty Chứng khoán). Mỗi ngăn két được ký hiệu theo số riêng và có hai ổ khoá (ổ khoá ngoài do công ty Chứng khoán quản lý – ngày nay ổ khoá này được tự động hoá điều hành từ trung tâm – và một ổ khoá trong dành cho khách hàng). Đối với ổ khoá dành cho khách hàng chỉ có một chìa khoá duy nhất được trao cho khách hàng chỉ có một chìa khoá duy nhất và được trao cho khách hàng khi ký hợp đồng thuê két; khách hàng tự đưa Chứng khoán hay tài sản của mình vào lưu giữ trong két mà không có sự hiện diện của người thứ hai kể cả nhân viên của công ty Chứng khoán. Chỉ khi nào khách hàng không thanh toán phí thuê két trong một hạn định trong hợp đồng thì công ty Chứng khoán mới có quyền thuê mở khoá két và tạm giữ tài sản. Vì vậy nên thành viên lưu ký không thể thực hiện được các nghiệp vụ liên quan tới Chứng khoán như nhờ thu lợi tức và thực thi các quyền phát sinh từ Chứng khoán. Mọi quyền lợi của trái
Tin học hóa các hoạt động chứng khoán tài chính là bước phát triển tất yếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế áp dụng khoa học công nghệ.
STP và STR - công cụ tránh rủi ro
STP - tin học hóa hoàn toàn các giao dịch chứng khoán là một trong các biện pháp hiệu quả, khắc phục sự chậm trễ trong quá trình xử lý các giao dịch bằng giấy còn phổ biến hiện nay. Bên cạnh STP, STR tạo điều kiện cho thông tin chính xác tiếp cận với các hệ thống khác mà không phải qua sự can thiệp của con người, từ đó giúp cho quá trình phân tích thông tin và ra quyết định dựa trên những thông tin này dễ dàng hơn. Ngôn ngữ trong giao dịch tài chính, tín dụng giữa các quốc gia luôn là một hạn chế tạo ra những cản trở về mặt thời gian và độ chính xác của thông tin. STP, STR tạo ra được ngôn ngữ chuẩn sử dụng trong giao tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tín dụng của các quốc gia khác nhau khi tham gia vào các giao dịch tín dụng. Theo ông An Đô - Cty NTT Data (Cty tích hợp hệ thống lớn nhất của Nhật Bản), thì việc áp dụng STP và STR sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao độ an toàn của tổng thể thị trường đồng thời nó còn giúp nâng cao độ minh bạch của thị trường, STP và STR còn giúp nâng cao hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên theo một thay mặt của Ngân hàng Công thương thì việc STP, STR có sử dụng ngôn ngữ chuẩn riêng sẽ đặt ra một vấn đề là buộc người sử dụng phải bỏ thời gian để học và nghiên cứu về ngôn ngữ của STP, STR. Đây sẽ là một khó khăn không nhỏ khi sử dụng công nghệ này.
Thanh toán chứng khoán và quản lý rủi ro
Theo ông An Đô, thì rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cơ chế CSD (trung tâm ký thác chứng khoán) để vận hành hệ thống nhập sổ chứng khoán và tiền mặt. Biện pháp CSD được coi là công cụ lý tưởng để nhằm giảm thiểu quá trình vận chuyển các chứng khoán giấy là bởi việc nhập sổ đã đảm bảo được sự thu hồi và phi vật thể hoá của chứng khoán.
Trong thanh toán luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau. Do vậy phương pháp để giảm thiểu rủi ro ngoài việc phải rút ngắn thời gian thanh toán có thể sử dụng phương pháp DVP. Đây là cách để giúp cho việc giao nhận chứng khoán và thanh toán tiền mặt diễn ra cùng một lúc. Điều này sẽ tránh xảy ra rủi ro cho người giao chứng khoán do có sự chênh lệch giữa thời gian giao chứng khoán và nhận tiền.
hay như, bộ phận Chứng khoán phái sinh của Bursa Malaysia (BMD) vừa giới thiệu hệ thống thanh toán bù trừ phái sinh mới nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ nhanh chóng và hiệu quả hơn cho các thành viên của mình.
Hệ thống mới này đi vào hoạt động từ thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012, và sẽ mở đường cho sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh tương lai và quyền chọn mới.
Ông Dato' Tajuddin Atan, CEO của Bursa Malaysia và Chủ tịch của BMD phát biểu: “Các sàn giao dịch trên khắp thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, và để giúp nâng cao tính cạnh tranh của mình, chúng tui cần chủ động trong việc giảm bớt các xung đột trên thị trường và tạo ra một môi trường giao dịch, thanh toán, bù trừ hiệu quả hơn. Việc giới thiệu một hệ thống thanh toán bù trừ phái sinh mới nằm trong chiến lược nâng cấp hệ thống kết nối thị trường phái sinh bằng các giao dịch điện tử toàn cầu và với chức năng xử lý quy trình tự động cao hơn.
Những ưu điểm của hệ thống mới còn bao gồm khả năng thực hiện thanh toán bù trừ cho khối lượng giao dịch lớn hơn; tự động cao hơn nhờ vào công nghệ web; và các chức năng tiên tiến như chức năng đặt yêu cầu và xét duyệt trực tuyến theo thời gian thực và giao nhận chứng từ điện tử đối với việc chuyển giao chứng khoán, bao gồm các chức năng thanh toán đa thị trường và đa tiền tệ. Đối với các thành viên, điều này cũng đem tới một sự cải tiến vượt bậc về việc xử lý các thông tin bù trừ theo thời gian thực và làm giảm đáng kể các công việc trên giấy tờ.
Hệ thống thanh toán bù trừ mới cung cấp và giúp BMD tiếp nhận sớm hơn nền tảng giao dịch CME Globex, một trong những hệ thống giao dịch điện tử dành cho hợp đồng tương lai và quyền chọn nhanh nhất thế giới.

KẾT LUẬN


Tóm lại hoạt động thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán ở Việt Nam đang trên đà hoàn thiện và có nhiều cạnh tranh. Bởi vậy vấn đề đặt ra ở đây nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể gì , những đổi mới như thế nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng sôi động hơn, mang đến lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn có những quy phạm chuẩn mực dựa trên một thống nhất chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top