lop05c1

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta hiện nay





Một trong những yếu tố chi phối nổi bật đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2007 là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết theo lộ trình. Bên cạnh những tác động thuận chiều thì một thông báo tiếp tục được các chuyên gia nhắc lại trong báo cáo “ Kinh tế Việt Nam năm 2007” (8/5/2008) là việc gia nhập WTO càng làm lộ rõ hơn những yếu kém và bất cập cố hữu của nền kinh tế Việt Nam.

Trước hết về thể chế, báo cáo nhấn mạnh rằng sẽ còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho phù hợp cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Còn những khoảng cách khá xa giữa thực tế và yêu cầu tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của các cơ quan nhà nước. Thể chế cho sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất vẫn trong giai đoạn cần tiếp tục có những chỉnh sửa.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g tương lai, kéo theo là không thể biết được lãi suất thực thì không ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư , nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn , mặc dù có thể điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và hấp dẫn . Tính không chắc chắn của mức độ lạm phát sẽ đẩy lại suất thực hiện lên cao bởi chủ nợ muốn có sự bảo đảm cho mức rủi ro lớn . Mức lãi suất thực cao này sẽ kìm hãm đầu tư và làm chậm tốc độ tăng trưởng . Điều này có thể minh hoạ về tình hình lạm phát cao của Indonesia và Thái Lan trong giai đoạn 1994 – 2000 khi lạm phát cao thì tăng trưởng thấp . Năm 1994 , tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái lan 8,6 % , tỷ lệ lạm phát 4,5% . Đến năm 1998 , tỷ lệ lạm phát lên tới 8,1% , tốc độ tăng trưởng kinh tế âm .
Lạm phát cao khuyến khích người dân quan tâm đến lợi ích trước mắt . Khi có lạm phát cao xảy ra ở một nước , thay cho việc kí thác tiền trong ngân hàng để hưởng lãi suất hay đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh hòng tìm kiếm lợi nhuận , dân chúng có thể sẽ đổ xô mua hàng để dự trữ vì kì vọng giá hàng hoá còn tăng nữa . Điều này vô hình dung làm tăng cầu hàng hoá một cách giả tạo và do vậy càng làm cho lạm phát có nguy cơ bùng nổ đến mức độ cao hơn .
Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia . Chính phủ các nước đã từng trải qua lạm phát cao ( Indonesia 1967 , Anh 1979 ...) đều cho rằng không kiểm soát được lạm phát là điều đáng sợ nhất . Toàn bộ hoạt động kinh tế bị méo mó , biến dạng nghiêm trọng , gây tâm lý xã hộ phức tạp và làm lãng phí ghê gớm trong sản xuất . Đặc biệt , khi lạm phát cao xảy ra , sức mua đối nội của đồng tiền giảm sút , lòng tin của dân chúng cũng như nhà đầu tư vào sự ổn định giá trị đồng tiền , vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa vào chính phủ sẽ bị xói mòn . Điều này gây tác hại vô cùng lớn lao đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đất nước . Vả lại từ khi vào tình trạng lạm phát cao đến khi ra khỏi tình trạng đó nhìn chung đều cần một thời gian dài với sự hao tổn lớn cả về mặt vật chất và uy tín .
Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước .Những tác động làm giảm này xét trên cả hai phương diện trực tiếp và gián tiếp . Một mặt , lạm phát cao dẫn đến sản xuất bị đình đốn làm cho nguồn thu thuế bị giảm sút cả về mặt quy mô và chất lượng . Mặt khác , lạm phát cao đồng nghĩa với sự mất giá của đồng tiền , do vậy với cùng một lượng tiền thu từ thuế thì giá trị nguồn thu thực tế của nó giảm xuống khi có lạm phát cao . Ví dụ , ở Mexico lạm phát làm giảm nguồn thu thực tế năm 1981 là 2.6% GDP và giai đoạn 1983-1987 là 1,6% GDP.
1.2 - Phần II : Những trường phái , những quan điểm khác nhau về lạm phát :
1.2.1 - Lý thuyết cơ cấu về lạm phát :
Lạm phát xuất hiện do xung đột về phân phối , được báo hiệu bởi những chuyển dịch tăng giá và một hệ thống các quy luật hình thành giá làm gia tăng thêm xung đột nêu trên thành một làn sóng tăng giá mạnh mẽ thông qua cơ chế lan truyền . Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao nhưng lại tồn tại nhiều khó khăn , hạn chế và yếu kém.
1.2.2 - Trường phái tiền tệ :
Các nhà tiền tệ cho rằng giá tăng nhiều hay ít là do tăng mức cung tiền quá mức cầu của nền kinh tế . Với quan điểm này , lạm phát xuất hiện khi có một lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường .
1.3 - Phần III : Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được chia làm ba loại : lạm phát chấp nhận được ; lạm phát cao ; lạm phát phi mã .Lạm phát chấp nhận được ( lạm phát vừa phải ) là lạm phát ở mức dưới một con số ( không quá 10%); Lạm phát cao là lạm phát hai con số đến khoảng 50% .Đây là mức lạm phát báo động gây hậu quả xấu không chỉ cho nền kinh tế mà cả xã hội và đời sống của người dân . Lạm phát phi mã là lạm phát cao trên 50% . Đây là mức lạm phát pha vỡ hoàn toàn mọi cân đối và hệ thống tài chính- tiền tệ rối loạn , kinh tế - xã hội có nhiều biến động xấu .
2 – Chương II : Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay .
2.1- Phần I : Tình hình lạm phát của Việt nam từ 2004 – nay
2.1.1 – Lạm phát giai đoạn 2004
Từ những tháng đầu năm 2004 , tình hình giá cả trong nước và quốc tế có những diẽn biến phức tạp ; giá của một số vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống .
Chỉ số giá tiêu dùng hầu như tăng liên tục trong cả năm 2004 . Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm : tháng 1 tăng 1,1% , tháng 2 tăng 3% , tháng 3 tăng 0,8% ; tháng 4 tăng 0,5% ; tháng 5 tăng 0,9% cao hơn 2 tháng 3 và 4 ; tháng 6 tăng 0,8% . Chỉ số giá 6 tháng đầu năm đã tăng tới 7,2% so với tháng 12/2003. Sau một loạt biện pháp chống lạm phát đã được áp dụng thì tình hình giá cá đã được cải thiện , giá cả các tháng 6 tháng cuối năm đã tăng chậm lại và thấp hơn 6 tháng đầu năm và chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2004 so với tháng 12 năm 2003 tăng 9,5% . Trong đó , giá lương thực thực phẩm vẫn là tăng cao nhất (15,6%).
Mức độ tăng giá cao 6 tháng đầu năm và cả năm 2004 chỉ tập trung vào các nhóm hàng là lương thực thực phẩm , thuốc tân dược , giá nhà ở và vật liệu xây dựng . 6 tháng đầu năm giá lương thực tăng cao được lý giải là do dịch cúm gia cầm gây ra , tổng cung thực phẩm thấp hơn tổng cầu thực phẩm . 6 tháng cuối năm giá cả tăng chậm lại là do sự giảm bớt xuất khẩu lương thực nên sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu lương thực được cải thiện .
Tháng 6 chỉ số giá đô la Mỹ giữ nguyên trong khi giá vàng đã giảm tới 1,4% .Nhưng đến tháng 7 năm 2004 , giá các mặt hàng tăng không đáng kể , giá phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tăng cao 3% , giá vàng tăng 0,5% và giá đô la Mỹ giảm 0,1% .
* Giá lương thực
Cả nước 6 tháng đầu năm xuất khẩu được 2253 triệu tấn gạo , đạt giá trị 506 triệu ÚD ; tuy giảm 3,3% vầ lượng nhưng tăng tới 14,5% về mặt giá trị do xuất khẩu gạo trong quý 2 đã tăng nhanh liên tục . Tiến độ xuất khẩu gạo cao , giá xuất khẩu gạo trên thế giới tăng cao đã đẩy giá thóc gạo trong nước tăng mạnh liên tục trong thời gian nêu trên .
Tháng 6 giá lúa gạo phía Bắc có giảm chút ít do nông dân bước vào thu hoạch rộ lúa Đông Xuân , nguồn cung tăng cao ; ở phía Nam thời điểm này nông dân mới thu hoạch một số ít diện tích lúa Hè thu sớm , cung vẫn ở tình trạng hạn chế trong khi nhu cầu xuất khẩu vẫn ở mức cao . Do vậy , giá lúa gạo ở các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục gia tăng .
Đến các tháng cuối năm 2004 , xuất khẩu lương thực được điều chỉnh lại và việc mua bán lương thực xuất khẩu trên thị trường được sắp xếp điều chỉnh nên sự khan hiếm lương thực so với tổng cầu lương thực giảm xuống . Do vậy , giá cả lương thực các tháng cuối năm tăng không cao .
* Giá thực phẩm :
Giá các loại thực phẩm 6 tháng đầu năm 2004 luôn biến động theo hướng tăng cao . Đặc biệt giá các loại thịt ở phía Bắc tăng cao hơn các loại thịt ở phía Nam . Có thể giải thích điều này : thời tiết ở phía Bắc rét nhiều và người dân miền Bắc có tập quán tiêu dùng nhiều thịt . Cụ thẻ mức giá một số laọi thịt như sau :
- Giá thịt lợn hơi tháng 6/2004 tăng từ 8-14% so với tháng 12/2003 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ; các tỉnh đồng bằng sông Hồng tăng 36% ( tháng 12/2003 có giá 9500-11.000 đ/kg đến tháng 6/2004 là 13000-15000 đ/kg )
- Giá thịt gà ta , giá thịt bò đùi tại các tỉnh phía Bắc tháng 6/2004 tăng khoảng 45-58% so với tháng 12/2003 ; các tỉnh phía Nam tăng 28-33% .
Nguyên nhân của việc tăng giá các các loại sản phẩm thịt là :
+ Dịch cúm gà xảy ra với quy mô lớn , bị thiêu huỷ lên tới 44 triệu con làm giảm khoảng 20-30% thị phần thực phẩm đúng bằng thời kỳ trước và sau tết nguyên đán . Vì thế nhu cầu dồn lên các loại thực phẩm thay thế như thịt lợn , thịt bò , thuỷ hải sản ... gây sức ép tăng giá mạnh lên các loại sản phẩm này , tạo “cổng hưởng ” làm tăng thêm và lan rộng sang các mặt hàng ăn uống , thực phẩm chế biến .
+ Giá các sản phẩm thức ăn gia súc từ đầu năm đến tháng 6 – 2004 tăng lên , đã tác dộng làm tăng giá thành các sản phẩm chăn nuôi . Đây là một nhân tố ảnh hưởng làm tăng giá bán . Nhìn chung giá thức ăn chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam hiện nay cao hơn so với thị trường thế giới từ 15 – 25 % đã tác động làm cho giá thành chăn nuôi cao , sức cạnh tranh yếu .
* Giá thép :
Tình hình giá thép và phôi thép trên thị trường thế giới biến đọng liên tục trong 6 tháng đầu năm 2004 , tác động đến giá thép trên thị trường trong nước tăng cao . Tại thời điểm vào giữa tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2004 giá thép tròn xây dựng bán tại 2 thành phố lớn ( Hà Nội , Hồ Chí Minh ) lên trên 8 triệu đồng / tấn , tăng 40% so cùng kỳ . Theo đánh giá của tổ thị trường trong nước thì giá thép bán lẻ tháng 3 và 4 chủ yếu là giá bán đón đầu , có yếu tố đầu cơ nâng giá . Các tháng sau đó giá phôi thép trên thị trường thế giới giảm xuống dưới 400USD/ tấn . Đồng thời nhờ có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ và các ngành chức năng trong điều hành giá cả ( giảm thuế nhập khẩu , cho nhập khẩu thép tròn xây dựng , hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu ...) đã làm cho giá thép giảm xuống mức 7,2- 7,5 triệu đồng /tấn ( thực tế còn cao so với cùng kỳ năm 2003 trên 1 triệu đồng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top