Ruddy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần I
Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt Nam phấn đấu gia nhập WTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với DN Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển được đòi hỏi DN phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình.
Mỗi DN muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đề sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai? đồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá và tăng dần cạnh tranh phi giá, DN phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đã sản xuất phải có tiêu thụ, có tiêu thụ DN mới tồn tại và phát triển.
Công tác tiêu thụ sản phẩm của DN thành công hay thất bại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng, sản phẩm, mẫu mã… yếu tố khách quan là: thị trường, chính sách, thị hiếu, giá cả…
Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cần nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra những giải pháp và biện pháp khắc phục kịp thời.
Công ty giầy Thượng Đình là một DN sản xuất có quy mô tầm cỡ trong ngành sản xuất của nước nhà nói chung và trong ngành giầy Thượng Đình nói riêng. Các mặt hàng của công ty đã tạo được uy tín lớn đối với người dân trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu giầy luôn đứng hàng đầu trong ngành giầy Hà Nội với kim ngạch xuất sang các nước: Đức, ý, Anh, Pháp…chiếm 58% tổng số hàng tiêu thụ. Song trước sức ép của thị trường hiện nay công ty giầy Thượng Đình chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty giầy trong nước như: công ty da giầy Hà Nội, giầy dép Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy dép Bitis…Và đặc biệt là hàng Trung Quốc, hàng ngoại nhập với giá rẻ hơn… Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN, điều mà bất cứ DN nào cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tui tiến hàng nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ từ đó đề ra giải pháp và biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ giầy của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty trong những năm gần đây phát hiện những nguyên nhân hạn chế đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Định hướng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: là các mối quan hệ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Nghiên cứu các giai đoạn của quá trình tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty
+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty giầy Thượng Đình 277 đường Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
-Về thời gian
+ Số liệu nghiên cứu đề tài lấy trong 3 năm 2002-2004
+ Về thời gian nghiên cứu 20/1/2005 –20/5/2005

Phần II
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lý luận về sản phẩm hàng hoá
2.1.1.1. Khái niện về sản phẩm hàng hoá
Theo Mác: Sản phẩm hàng hoá là vật hữu hình, có đặc tính vật lý, hoá học được sản xuất ra chủ yếu để bán, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hoá học được tập hợp thành một hình thức đồng nhất mang giá trị sự dụng.
Khi nền kinh tế thị trường ra đời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã làm cho khái niệm vể hàng hoá được mở rộng hơn: Sản phẩm hàng hoá là tổng hợp mọi sự thoả mãn về vật chất, tâm lý, xã hội… mà người mua nhận được từ việc sở hữu và sử dụng.
Tóm lại: Khái niện về sản phẩm hàng hoá ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với thị trường hiện nay. Sản phẩm hàng hoá không chỉ dừng lại ở các dạng vật chất hữu hình như các quan điểm của Các Mác và nhà kinh tế học cổ điển đã nêu. Hiện nay sản phẩm hàng hoá được hiểu là bất cứ thứ gì có thể bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho người bán.
2.1.1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm
Một sản phẩm hàng hoá nào cũng vậy không bao giờ tồn tại mãi mà nó có một chu kỳ sống nhất định. Nhà sản xuất kinh doanh phải năng động, nắm bắt thị trường, tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đảm bảo được lợi nhuận, bù đắp đươc chi phí, rủi ro trong kinh doanh.
“Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian tính từ khi nghiên cứu tạo ra sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường đến lúc sản phẩm bị lạc hậu so với nhu cầu và bị thị trường loại bỏ”
Đồ thị 1: chu kỳ sống của sản phẩm

Số lượng





I II III IV V Thời gian


Giai đoạn I: giai đoạn dồn tiềm lực vào sản xuất để cho ra sản phẩm
Giai đoạn II: giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, trong giai đoạn này đòi hỏi phải có thời gian, do đó mức độ tiêu thụ sản phẩm chậm, DN thường bị thua lỗ hay lãi rất ít do chi phí sản xuất lớn và tiêu thụ ít.
Giai đoạn III: giai đoạn phát triển, mức độ tiêu thụ tăng nhanh, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, giai đoạn này có thể giảm giá chút ít để đẩy mạnh tiêu thụ.
Giai đoạn IV: giai đoạn chín muồi, mức tiêu thụ giảm dần, hàng tồn kho tăng, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, giai đoạn này thường kéo dài và đòi hỏi các DN phải dùng nhiều chiến lược Maketing.
Giai đoạn V: giai đoạn suy tàn, mức tiêu thu giảm rõ rệt, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, có thể dẫn đến thua lỗ, đến giai đoạn này DN chọn một trong hai cách: một là rút khỏi cạnh tranh, hai là cải tiến cho ra sản phẩm mới. Mục đích của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là giúp cho DN có định hướng, giải pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống đặc biệt là giai đoạn III và IV để tăng lượng tiêu thụ, khi tăng lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo có như vậy DN mới tồn tại và phát triển.
2.1.2. Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm
Cơ chế hoá tập trung ở nước ta được thực hiện trong một nền kinh tế chậm phát triển, cung nhỏ hơn cầu các DN không gặp phải khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra đều theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước và sau đó tiêu thụ theo các “địa chỉ” mà Nhà nước đã quy định, hay nhà nước bao tiêu sản phẩm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, quyền tự chủ của DN được mở rộng, DN hoạt động theo tín hiệu của thị trường. Đồng thời tín tự chịu trách nhiệm của DN cũng được đề cao. DN không chỉ chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của một, mà đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hôi.
Trong quá trình ấy không ít DN đã tỏ rõ khả năng của mình trong việc thích ứng với điều kiện sản xuất, kinh doanh mới, nhưng cũng còn nhiều DN gặp khó khăn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khó khăn lớn nhất đối với các DN. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được đã gây nên sự ách tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Việc cần nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm được đặt ra rất cấp thiết đối với tất cả DN.
Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng nếu nhìn nhận trên các phương diện khác nhau. Theo quan điểm của các nhà phân tích kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là: “Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành sản xuất và mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Theo quan điểm của các nhà quản trị: tiêu thu sản phẩm có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:” theo nghĩa hẹp là tiêu thụ sản phẩm ( còn được gọi là bán hàng) là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó người có cầu về một loại hàng hoá nào đó sẽ tìm đến người có cung tương ứng hay người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá, hai bên thương lượng và thoả thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên thống nhất, người bán trao hàng và người mua trả tiền quá trình tiêu thụ sản phẩm được kết thúc ở đó.
Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là một quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một loại các hỗ trợ tới thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
Từ các quan điểm được trình bày ở trên có thể thấy rằng, nội dung kinh tế cơ bản của tiêu thụ sản phẩm chuyển hoá quyền sở hữu và quyền sự dụng hàng hoá giữa các chủ thể. Khi thực hiện hoạt động tiêu
4.5.4.3. Về công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm giầy là một loại sản phẩm mang tính mùa vụ nên để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm công ty nên tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng và đề ra các chính sách ưu đãi đối với các đại lý phân phối.
- Hoạt động xúc tiến bán hàng
Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, vai trò hoạt động xúc tiến bán hàng rất quan trọng,đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy công tác tiêu thụ. Công ty nên tổ chức đội ngũ nhân viên chào hàng được trang bị các kiến thức tiếp thị để họ có thể biết cách giới thiệu, thuyết phục khách hàng. Tăng cường các hình thức xúc tiến bán hàng như tham gia các hội chợ triển lãm, gửi giấy chào hàng, tổ chức các hội nghị khách hàng, tổ chức các đoàn đem sản phẩm mẫu đi chào hàng ở các địa phương. Bên cạnh đó, để khuyến khích sự lựa chọn của khách hàng công ty nên tích cực sử dụng các công cụ quảng cáo để đề cao những ưu điểm về sản phẩm của mình. Thông qua quảng cáo khách hàng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn đối với tưng loại sản phẩm của công ty. Quảng cáo còn biến những nhu cầu tiềm ẩn thành nhu cầu hiện thực, là động cơ thôI thúc người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm.
- Chính sách ưu đãi đối với các đại lý
Hiện nay, các đại lý của công ty được mua trả chậm căn cứ vào tài sản thế chấp, bằng cách đó khuyến khích các đại lý chịu trách nhiệm tài sản và rủi ro liên quan đến hàng hoá của mình. Để thúc đẩy các đại lý gắn bó chặt chẽ hơn với công ty cần tạo ra sự hấp dẫn về lợi ích cao hơn nữa. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả đòi hỏi cần có sự phân chia đánh giá tình hình thực hiện công tác tiêu thụ của các đại lý thành các nhóm nhỏ. Từ đó sẽ có ưu đãi về mức hoa hồng, chiết khấu, giảm giá, thưởng, với từng nhóm. Chỉ có như vậy mới tạo ra động lực để khuyến khích các đại lý hoạt động tốt duy trì và phát huy kết quả mà họ đạt được, qua đó khắc phục tình trạng “ bình quân chủ nghĩa”
Khi công ty có cách tiêu thụ hợp lí và có các hoạt động tiêu thụ tốt, thành quả mà công ty có thể thấy trực tiếp là số lượng sản phẩm tiêu thụ được tăng nhanh, mối quan hệ giữa công ty với đại lý rất tốt, và uy tín cũng như danh tiếng của công ty ngày càng được nhiều khách hàng, người tiêu dùng biết đến. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
Phần v
Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Công tác tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng, để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các DN phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ: từ nghiên cứu thị trường tới áp dụng hệ thống phân phối, tổ chức bán hàng quảng cáo khuyến mại…Công ty Giầy Thượng Đình là một DN Nhà nước hoạch toán độc lập đến nay công ty đã đạt được một số kết quảv đáng kể: tổng doanh thu năm 2004 là 237766,6 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người là 900.000đ/người.
Công tác tiêu thụ của công ty trong những năm qua khá ổn định, công ty luôn quan tâm đến chất lượng, giá cả, hình thức khuyến mại… các sản phẩm của mình. Do đó số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng qua các năm, bình quân 3 năm tăng 17,24%, từ 4018064 đôi năm 2002 lên 5522967 đôi năm 2004, trong đó sản phẩm mũi nhọn của công ty là giầy thể thao và giầy vải:
Sản phẩm gia công tăng bình quân 15,48%, tăng từ 625724 đôi năm 2002 lên 834505 đôi vào năm 2004.
Sản phẩm FOB: giầy thể thao tăng bình quân 11,44% từ 882497 đôi năm 2002 lên 893187 đôi năm 2004 để đạt được kết quả như vậy do công ty luôn cố gắng đầu tư sản xuất cũng như mở rộng thị trường.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với công ty giầy Thượng Đình
Bố trí lại cơ cấu tổ chức lãnh đạo công ty hợp lý gọn nhẹ tránh bộ máy quản lý công kềnh
Tổ chức tiêu thụ theo nhiều hướng, dưới nhiều hình thức, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến mại, chiết khấu để hấp dẫn các đại lý cũng như người tiêu dùng.
Tăng cường phương tiện vận chuyển để đạm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường xa.
Cần hợp tác liên doanh với các Dntrong và ngoài nước để nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh và định hướng xuất khẩu tót hơn.
Phải lập ra một chiến lược đầu tư để mở rộng và phát triển thị trường, căn cứ vào đó để đưa ra những quyết định biện pháp thực hiện phù hợp với từng thời điểm, từng thị trường.
Công tác Marketing phải được coi trọng hàng đầu thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế, thông qua các văn phòng thay mặt thương mại quốc tế và các nguồn thông tin khác để nắm vững và hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của thị trường, từ đó thiết kế, sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới để chào hàng cho phù hợp.
Trong một thị trường cần có quan hệ với nhiều khách hàng để tránh tình trạng bị khách hàng ép giá và cũng nhờ đó nhằm nắm bắt được các thông tin thị trường một cách chính xác hơn.
Thường xuyên quan hệ với các văn phòng thay mặt của Việt Nam tại nước ngoài để tìm kiếm bạn hàng mới cần có những chính sách cụ thể về thù lao, hoa hồngcho cá nhân tổ chức môi giới cho khách hàng nước ngoài để ký kết hợp đồng cho công ty.
Luôn luôn coi trọng chất lượng sản phẩm uy tín với khách hàng nước ngoài.
Công ty cần hỗ trợ công tác đào tạo thợ lành nghề bồi dưỡng tay nghề cho công nhân phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty.
5.2.2. Đối với Nhà nước
Về chính sách thuế xuất nhập khẩu cần giảm hơn nữa thuế xuất cho mặt hàng này, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý và tiếp cận với luật lệ quốc tế như chế độ tối huệ quốc, mã số hàng hoá.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh về mặt hàng này phục vụ cho xuất khẩu vì ngành này không cần vốn lớn, lại giải quuyết được nhiều việc làm cho người lao động.
cần có một tổ chức đứng ra hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cho mặt hàng này. tổ chức ra các buổi tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng này cho các doanh nghiệp để có những thống nhất trong xuất khẩu tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho nhà nước.
Hỗ trợ ác công ty sản xuất giầy trong nướcnhất là khi gia nhập AFTA.
Tạo điều kiện cho công ty áp dụng tieu chuẩn chất lượng nước ngoài để DN độc lập tìm bạn hàng.
Nâng cao trách nhiệm của DN về vệ sinh an toàn sản phẩm, các DN phải chịu trách nhiệm về các sản phẩm của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top