Sully

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương hiện nay





Nhìn tổng quan vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Hải Dương phân theo hình thức quản lý, vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ không nhiều. Tổng số là 110 tỷ đồng, chiếm 37,8% vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Đây là nguồn vốn của Trung ương đầu tư trên địa bàn và do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, được tập trung tu bổ các tyến đê, kè do Trung ương quản lý và được phân bổ theo kế hoạch hàng năm như đắp đê, cải tạo cống dưới đê, tu sửa kè, trồng tre chắn sóng

Qua số liệu bảng 8 cho thấy, từ năm 2000 trở về trước nguồn vốn này không lớn lắm và được duy trì khá ổn định qua các năm nhưng tăng đột biến trong năm 2001 và 2002, nhất là năm 2001 tăng 117% so với năm 1999, đây là con số tăng khá lớn chỉ trong vòng 2 năm. Có sự gia tăng đột biến này là do từ đầu năm 2000, Nhà nước đã tập trung đầu tư một số công trình lớn như các đê, kè thuộc hệ thống sông Luộc, sông Thái Bình, nạo vét các các sông tưới tiêu thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải, việc này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g đầu tư một số công trình lớn như các đê, kè thuộc hệ thống sông Luộc, sông Thái Bình, nạo vét các các sông tưới tiêu thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải, việc này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn.
- Nguồn vốn do địa phương quản lý:
Nguồn vốn đầu tư tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh không chỉ dựa vào nguồn vốn do Trung ương mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương do tỉnh quản lý mới đóng vai trò quyết định đối với sản xuất nông nghiệp. Tổng số vốn là 180,8 tỷ đồng, chiếm 62,2% tập trung cho đầu tư các công trình thuỷ lợi như tu bổ các tuyến đê, kè do địa phương quản lý, nâng cấp xây dựng mới các công trình thuỷ nông vừa và nhỏ, các cơ sở phục vụ sản xuất cây con giống như sân phơi, nhà kho, máy móc thiết bị cho lai tạo, tuyển chọn giống, cải tạo một số diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng… Mặc dù là những công trình, dự án có vốn đầu tư nhỏ song nó lại có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình này đòi hỏi vốn đầu tư không lớn lắm nhưng lại phân bổ dàn trải nên dễ dẫn đến tình trạng manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Tiếp tục xem xét số liệu bảng 8: Cùng với sự tăng lên của ngân sách Trung ương cấp, nguồn vốn từ ngân sách địa phương cũng tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân hơn 25%. Cụ thể, năm 1997 tăng 70% so với năm 1996, năm 1998 so với năm 1997 giảm, chỉ tăng 16,2% và khá ổn định trong các năm tiếp sau. Đến năm 2002, nguồn vốn này tăng mạnh trở lại 63,1% so với năm 2001 và như vậy chỉ trong 6 năm, nguồn vốn này đã tăng gấp 4 lần (từ 11,2 tỷ đồng năm 1996 lên 46 tỷ đồng năm 2002).
Trong nguồn vốn ngân sách tỉnh ta thấy nguồn vốn ngân sách thu từ thuế nông nghiệp để lại chiếm vị trí trí quan trọng. Thực ra đây là nguồn vốn mới được đầu tư khai thác để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 1996, Quốc Hội mới thông qua chính sách cho phép các tỉnh, thành phố được để lại một phần thuế nông nghiệp để tái đầu tư cho nông nghiệp. Mặc dù là nguồn vốn mới được khai thác song lại tăng rất nhanh qua từng năm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn ngân sách địa phương dành cho nông nghiệp. Phải nói rằng, với chính sách để lại một phần thuế nông nghiệp để tái đầu tư đã tạo ra một nguồn vốn không nhỏ cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Từ nguồn vốn này nhiều công trình đã được đầu tư một cách thoả đáng góp phần phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. Một điều đáng mừng và dễ thấy là nguồn vốn này tăng liên tục và ổn định qua các năm. Nếu so với năm 1996, nguồn vốn này vào năm 1997 tăng 83% về số lượng, năm 1998 tăng gấp 2,8 lần, năm 1999 tăng gấp 4,2 lần, năm 2000 tăng 5,4 lần và đến năm 2002 đã tăng gấp 8 lần. Xét về tỷ trọng cũng như khối lượng trong tổng số vốn thì đây là nguồn tăng rất nhanh và tương đối ổn định so với các nguồn khác. Tuy nguồn vốn để lại so với tổng số thuế nông nghiệp hàng năm của toàn tỉnh không nhiều (thu ngân sách hàng năm của Hải Dương từ thuế nông nghiệp khoảng 45 tỷ đồng), song ta thấy sự tăng lên liên tục và ổn định của nguồn vốn này là điều đáng mừng vì thuế nông nghiệp cũng phản ánh sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chứng tỏ được là ngành nông nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua.
Nguồn vốn từ thuế nông nghiệp để lại đã góp phần đáng kể vào cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, điều này thể hiện qua số liệu ở bảng 9 như sau:
Bảng 9: Vốn đầu tư theo lĩnh vực từ nguồn thuế nông nghiệp để lại giai đoạn 1996- 2002
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Lĩnh vực
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số
(1996-2002)
Tổng số:
2,3
4,2
6,4
9,7
12,5
13,3
18,5
66,9
1.Kiên cố hoá kênh mương
1,5
2,6
3,4
4,5
6,2
8,4
11,8
38,4
2. Hệ thống giống
0,3
0,7
0,5
1,8
2,8
1,7
2,7
10,0
3. Thú y, Bảo vệ thực vật
-
-
1
1,3
1,5
1,2
1,6
6,6
4.Công tác khuyến nông
0,5
0,9
1,5
2,1
2,0
2,0
2,4
11,4
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương.
Nguồn từ thuế nông nghiệp để lại mới bắt đầu được khai hác từ năm 1996, do vậy trong năm 1996, nguồn này đầu tư cho các lĩnh vực có hạn chế là điều dễ hiểu. Đầu tư từ nguồn này hầu hết tập trung vào các công trình, dự án trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhất là đầu tư kiên cố hoá hệ thóng kênh mương cấp II và cấp III theo cách Nhà nước và nhân dân cùng làm, đầu tư nâng cấp cấp hệ thống giống nhằm chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Trong năm 2002, ngoài đầu tư cho các lĩnh vực trên thì vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại còn giành 1,5 tỷ đồng đầu tư cho phòng chống lụt bão và 2 tỷ đồng hỗ trợ giống, phân bón sản xuất vụ đông, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
Đầu tư từ nguồn thuế nông nghiệp cho các lĩnh vực luôn tăng mạnh qua các năm. Đến năm 2000, nguồn vốn này tăng gấp 5,4 lần so với năm 1996. Đầu tư cho kiên cố hoá hệ thống kênh mương tiếp tục giữ tỷ lệ lớn: 6,2 tỷ đồng tương đương 49,6% trong tổng vốn đầu tư từ nguồn thuế này năm 2000. Phần đầu tư nâng cấp hệ thống giống chiếm 22,4% tổng vốn và tăng 55,5% so với năm 1999 và gấp 9 lần so với năm 1996. Như vậy, hệ thống giống đã bắt đầu được tỉnh quan tâm đầu tư khá mạnh. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng dành một phần đầu tư cho xây dựng hệ thống trạm trại thú y, bảo vệ thực vật để nâng cao năng lực phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm, diệt trừ sâu bệnh. Việc đầu tư này cũng tăng đáng kể: 50% so với năm 1998 và con số này đầu tư cho công tác khuyến nông cũng tăng 33,3% so với năm 1998.
Năm 2001 là năm trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đầu tư cho nông nghiệp thuần tuý thì vốn từ thuế nông nghiệp để lại đã giành một phần đáng kể cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu thống kê được từ Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương, nguồn vốn này đã được trích để hỗ trợ chương trình nước sạch nông thôn trong 6 năm khoảng 5,5 tỷ đồng, hỗ trợ vùng kinh tế mới năm 1997 là 800 triệu đồng, năm 1998: 1 tỷ đồng và đến năm 2001 lên tới 1,6 tỷ đồng, chi phí chuẩn bị đầu tư hàng năm từ nguồn vốn này khoảng 400 triệu đồng.
Đến năm 2002, với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh, nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại tiếp tục tăng lên, nối tiếp xu hướng đầu tư từ năm 2001. Việc đầu tư cho các công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được tăng cường và trọng tâm vẫn là hệ thống kênh mương và hệ thống giống. Cụ thể vốn đầu tư cho hệ thống kênh mương năm 2002 là 11,8 tỷ đồng, trong đó có tới 9 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương kiên cố hoá hệ thống kênh tưới cấp III, chiếm 63,8% tổng số vốn tăng 40,5% so với năm 2001. Đầu tư cho hệ thống giống cũng tăng tới 59% so với năm 2001, bằng 23% tổng nguồn vốn này trong năm 2002.
Bước vào đầu năm 2003 này, kế hoạch vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp để lại (do Sở Kế hoạch &đầu tư phối hợp với Sở Tài chính phối hợp l...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top