daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Tỷ số giới tình khi sinh...............................................................3
1.2. Thực trạng mất CBGTKS ở Việt Nam.......................................3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS............................................6
1.4. Giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS.......................... 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................13
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................14
2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu..........................................................14
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin và quá trình thu thập số liệu...16
2.3.3. Các chỉ số, biến số và nội dung nghiên cứu.......................18
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................19
2.5. Thời gian nghiên cứu................................................................19
2.6. Các chú ý về khía cạnh đạo đức nghiên cứu.............................19
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................21
3.1. Mô tả mẫu.................................................................................21
3.2. Mô tả TSGTKS của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2005 đến hết năm 2009................................................22
3.3. Các yếu tổ ảnh hưởng tới TSGTKS..........................................23
3.4. Đề xuất giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS..............29
Chương 4 BÀN LUẬN..............................................................................31
4.1. Bàn luận về TSGTKS của huyện Thiệu Hóa năm 2009...........31
4.2. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS.......................32
4.3. Bàn luận về giải pháp làm giảm tình trạng mất CBGTKS........37
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu.......................................38
KẾT LUẬN................................................................................................39
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC c
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh
(CBGTKS) ở Việt Nam đang ngày càng rơi vào mức báo động. Nếu cách đây
10 năm, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam chỉ ngang bằng với
mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 104 – 106 bé trai, nay
tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) đã ở mức 110 bé trai/100 bé gái [12].
Tình hình mất CBGTKS này của nước ta đã được tổ chức y tế thế giới
(WHO) cảnh báo, và nhiều nhà khoa học nhắc đến. Năm 2007, một nghiên
cứu của viện nghiên cứu phát triển xã hội được thực hiện trên cả nước cho
thấy TSGTKS có sự chênh lệnh đáng kể. Có tới 16 tỉnh thành có TSGTKS
115-128 bé trai/100 bé gái (tình trạng này tương ứng với Trung Quốc trong
giai đoạn những năm 90). Bắc Ninh là 123/100, Hà Tây 112/100.v.v…[6].
Trước thực trạng trên, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
(DS- KHHGĐ) đã quyết định triển khai Đề án can thiệp, giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh, thực hiện thí điểm tại 852 xã, phường thuộc
10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 115/100 trở lên) gồm: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh
Thuận, Tiền Giang, Đồng Nai, Bạc Liêu [8].
Thanh Hóa là một tỉnh có số dân đông thứ 3 cả nước sau Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số dân năm 2008 là 3697,2 nghìn người.
Tình trạng mất CBGT ở trẻ sơ sinh theo hướng các bé trai nhiều hơn các bé
gái của Thanh Hóa năm 2008 là khá cao (122/100), đứng thứ 2 trên toàn quốc
[9]. Vậy thực trạng mất CBGTKS hiện nay tại tỉnh như thế nào? Đâu là
nguyên nhân chính gây nên thực trạng này? Và làm sao để công tác dân số tại
tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc giảm tỷ lệ sinh và giảm sự mất
CBGTKS, nâng cao đời sống kinh tế và chất lượng cuộc sống cho nhân dân?
Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, chúng tui thực hiện nghiên
cứu tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với đề tài: “Thực trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh tại huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa năm 2009 và
một số yếu tố liên quan”.
Mục tiêu nghiên cứu là:
1. Mô tả TSGTKS tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến
hết năm 2009.
2. Thăm dò một số yếu tố về văn hóa – xã hội, kinh tế, dịch vụ sàng lọc
trước sinh có liên quan đến tình hình mất CBGTKS ở huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm làm giảm tình hình mất
CBGTKS.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS)
Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính
của một quần thể dân số, trong đó TSGTKS thường được các nhà nhân khẩu
học quan tâm nhất.
TSGTKS là tỷ số giữa số trẻ em sinh ra là trai và số trẻ em sinh ra là
gái được biểu thị bằng số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số sinh 12 tháng
trước điều tra [2].
TSGTKS được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên một trăm
trẻ em gái. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 [12]. Một điểm lưu ý là
giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian và không gian, giữa các châu
lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể
nào của tỷ số này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường này đều phản
ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác nhau đến sự cân bằng tự
nhiên này [12].
1.2. Thực trạng mất CBGTKS ở Việt Nam
Những nghiên cứu về TSGTKS đã chỉ ra một xu hướng biến động dân
số không mong muốn, bắt đầu diễn ra từ những năm 1980 của thế kỷ trước.
Đó là sự gia tăng liên tục TSGTKS ở một số quốc gia châu Á. Sau khi kết quả
của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 được công bố, những quan
ngại về khả năng Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nguy cơ gia tăng TSGTKS đã
được đề cập đến. Nhưng những tranh cãi xung quanh câu chuyện này dường
như bị lãng quên cho đến năm 2006, khi Tổng cục Thống kê với sự giúp đỡ
về kĩ thuật của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã thu thập những số
liệu quan trọng và công bố TSGTKS của Việt Nam ở mức 110/100 theo kết
quả của cuộc ĐTBĐDS năm 2006 do cơ quan này tiến hành [12].
Đến năm 2007, một nghiên cứu của viện nghiên cứu phát triển xã hội
được thực hiện trên cả nước cho thấy TSGTKS có sự chênh lệnh đáng kể. Có
tới 16 tỉnh thành có TSGTKS 115-128 bé trai/100 bé gái, trong đó nổi bật là
Bắc Ninh 123/100, Hà Tây 112/100 v.v…(tình trạng này tương đương với
Trung Quốc trong giai đoạn những năm 90) [6].
Theo số liệu thống kê sơ bộ thu thập được từ cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009, TSGTKS đã tăng lên trong 10 năm qua, rõ nét nhất là
trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm 1999 tỷ số này là 108 bé trai/100 bé gái.
Đến nay đã tăng lên 111 bé trai/100 bé gái. Đây là chủ đề xã hội nóng đã
được dư luận nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây [1].
Tuy chưa thực sự đáng nguy hiểm trong thời điểm hiện tại, nhưng nếu
như không có những biện pháp khắc phục thì chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối
mặt với những hậu quả trong tương lai, giống như Trung Quốc và Ấn Độ hiện
nay.
lượng ở cuộc khảo sát vừa nêu trên cũng phù hợp với những ý kiến của những
đối tượng tham gia vào cuộc TLN và PVS khi phần đông các đối tượng đều
cho rằng họ thích sinh con trai ở lần sinh gần nhất vì lần sinh trước là con gái
hay cần có người nối dõi.
Các quan điểm của Đạo Khổng có ảnh hưởng lớn đến một số quốc gia
Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,... và trong các gia đình Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo từ ngàn đời nay. Trung Quốc và
Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng mất CBGTKS từ những thập niên trước và
hậu quả ngày nay đã rõ ràng, cũng chính vì sự ưa thích con trai trong suy nghĩ
của những gia đình tại những Quốc gia này đã khiến họ tìm mọi cách để sinh
được con trai. Và ngày nay, tại Trung Quốc hay Hàn Quốc và một số quốc gia
vùng lãnh thổ khác, khủng hoảng phụ nữ trở nên trầm trọng và tệ nạn buôn
bán phụ nữ, “nhập khẩu cô dâu” diễn ra phổ biến.
Tuy không chịu nhiều ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo, nhưng
Ấn Độ cũng rơi vào tình trạng mất CBGTKS vì những phong tục cưới xin cổ
hủ và mong muốn có thêm người trong gia đình. Tại Ấn Độ, một người con
gái khi về nhà chồng, phải mang theo một khoản khá lớn về nhà chồng gọi là
“của hồi môn”. Các gia đình nghèo, không muốn đẻ con gái để tránh việc phải
mất đi một khoản kinh tế như vậy, vì thế các cặp vợ chồng không sinh con
gái, hay một cách khác để tránh chuẩn bị của hồi môn cho đứa con gái họ sinh
ra là họ sẽ giết chết hay vứt bỏ đứa trẻ sơ sinh là gái.
Cuộc điều tra biến động dân số năm 2006 đã chỉ ra mối tương quan
giữa yếu tố kinh tế với TSGTKS. Kết quả phân tích trình bày các chi tiết về
đối tượng tiềm năng có thể sử dụng các biện pháp lựa chọn giới tính, nhiều
nhóm có thể được gọi là người sử dụng tiềm năng vì tỷ lệ biết giới tính thai
nhi của họ là rất cao. Điều này đặc biệt đối với dân cư đô thị và tầng lớp có
trình độ giáo dục cao, và cũng đúng với những phụ nữ làm việc trong các tổ
chức nước ngoài. Ngược lại, tỷ lệ phụ nữa biết trước giới tính thai nhi là rất
thấp ở nhóm những phụ nữ có trình độ học vấn thấp [12].
Việt Nam đã thực hiện chiến lược DS – KHHGĐ với nội dung chủ yếu
là hạn chế mức tăng dân số tự nhiên và đạt được những thành tựu khả quan.
Về cơ bản Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số vì vậy áp lực
của quy mô dân số đối với sự phát triển đã bắt đầu giảm nhẹ hơn [3]. Nhưng
sự tồn tại của các giá trị truyền thống, sự ưa thích con trai hơn con gái trong
hầu hết các gia đình đã khiến các cặp vợ chồng tìm đến các cơ sở cung cấp
dịch vụ chẩn đoán trước sinh giúp mình có được con trai, khiến TSGTKS gia
tăng, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, số bé trai nhiều hơn số bé gái. Chính
điều này sẽ là áp lực đối với sự phát triển xã hội trong vài chục năm tới, thay
thế cho áp lực của quy mô dân số. Trung hòa vấn đề quy mô dân số và
TSGTKS là một bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách dân số.
Trong một cuộc nghiên cứu khảo sát về TSGTKS ở 6 tỉnh được xem là
có TSGTKS cao. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy tỷ số này ở lần sinh
thứ nhất và thứ hai chỉ ở mức 111 đến 112 cho thời kỳ 1999-2003. Nhưng từ
lần sinh thứ ba trở lên thì TSGTKS đã lên đến gần 123/100. Như vậy có thể
nói chính sách hạn chế sinh đẻ, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con, trong
một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến TSGTKS [10]. Việc thay đổi
nhận thức của người dân là một việc quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi
lựa chọn giới tính hiện nay.
Hơn nữa, nạo phá thai ở Việt Nam được cho phép trong khuôn khổ
pháp luật. Công tác quản lý, thanh tra các cơ sở siêu âm và nạo phá thai tại
các cơ sở tư nhân chưa được chặt chẽ và thường xuyên, cho nên việc nạo phá
thai với mục đích lựa chọn giới tính vẫn tiếp diễn. Cần có những biện pháp xử
lý nghiêm hơn những cơ sở cung cấp thông tin giới tính thai nhi và cơ sở nạo
phá thai nhằm mục đích lựa chọn giới tính.
4.2.2. Yếu tố kinh tế khá giả
Xã hội phát triển, đời sống vật chất của người dân ở thành phố cũng
như các vùng nông thôn được cải thiện. giúp người dân tiếp cận với khoa học
kỹ thuật hiện đại tốt hơn và các dịch vụ có chất lượng cao hơn. Trong đó có
cả các dịch vụ sàng lọc trước sinh.
Chất lượng cuộc sống được nâng cao, việc đầu tư nuôi dạy một đứa trẻ
nhiều hơn trước vì vậy người ta có xu hướng sinh ít con hơn. Mặc dù quyết
định sinh ít con nhưng trong gia đình vẫn phải có người con trai. Họ tiếp cận
dễ dàng hơn với các dịch vụ sàng lọc trước sinh như thụ tinh trong ống
nghiệm, tính thời điểm quan hệ, hay loại bỏ thai nhi là nữ.
Từ kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1
tháng 4 năm 2009, ta có số liệu định lượng rõ ràng chứng tỏ kinh tế khá giả có
tác động vào việc mất CBGTKS. Cuộc điều tra này đã phân loại hộ gia đình
theo các nhóm kinh tế xã hội ( cùng kiệt nhất, nghèo, trung bình, giàu và giàu
nhất). Kết quả cho thấy rằng, những gia đình thuộc nhóm cùng kiệt tuy mức sinh
là cao nhất nhưng TSGTKS lại ở mức bình thường, đối với nhóm kinh tế xã
hội ở mức giàu và giàu nhất có mức sinh thấp hơn nhưng có sự phân biệt đối
với con gái rõ ràng hơn. Phân biệt đối xử với con gái ngay từ lần sinh đầu tiên
và ở các thứ tự sinh cao hơn ( TSGTKS tới 130) [5].
Việc thỏa mãn phần nào về kinh tế, cộng với tâm lý mong muốn có con
trai nên những gia đình sinh con một bề đã quyết định sinh thêm để được con
trai như mong muốn của mình. Như những ý kiến thu được từ TLN và PVS,
khi điều kiện kinh tế cho phép, những gia đình chưa có con trai sẽ quyết định
đẻ thêm và hầu hết những đứa trẻ sinh “thêm” đều là con trai, vì khi biết là

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top