phu_cuong

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I 2
Những vấn đề cơ bản về lạm phát 2
I . Khái niệm và cách phân loại lạm phát 2
1. Khái niệm 2
2. Xác định lạm phát 3
3. Phân loại lạm phát 3
II . Nguyên nhân của lạm phát 6
1 . Lạm phát cầu kéo 7
2 . Lạm phát chi phí đẩy 8
3. Lạm phát theo tỉ giá hối đoái 9
III. Hậu quả của lạm phát 10
1. Lãi suất tăng lên 11
2. Phân phối thu nhập quốc dân không bình đẳng 11
3 . ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế 12
4. Lạm phát và thu nhập thực tế 12
5. Lạm phát và thất nghiệp 13
IV. Giải pháp chống lạm phát 13
1.Chính sách tiền tệ : 13
2. Chính sách tài chính 14
Chính sách giá cả 15
4. Chính sách thu nhập 16
5.Chính sách tỉ giá 17
6. Nhập khẩu 17
ChươngII 18
Thực trạng kiểm soát lạm phát ở việt nam 18
I . Các giai đoạn lạm phát 18
1.Lạm phát trong giai đoạn từ 1980 trở về trước : 18
2. Lạm phát trong giai đoạn 1981-1985 19
3 . Giai đoạn siêu lạm phát 1986-1988 20
4 . Giai đoạn từ năm 1989 đến nay 21
II. Nguyên nhân 24
II . Chính sách chống lạm phát của Việt Nam 25
1.Giai đoạn thứ nhất của lạm phát 25
2 . Các chính sách tư nhân hoá 25
3. Cung ứng các hàng hoá thiết yếu 26
4 . Tiến trình tự do hoá và lạm phát mới 26
5 . Tầm quan trọng của cung ứng hàng hoá 26
6 . Cải thiện hệ thống chính sách tài chính và tín dụng 27
IV hậu quả của lạm phát 28
V. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 30
VI . Giảm phát 31
Phần kết luận 36
Tài liệu tham khảo 37
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sản có lãi .Thuế thì được ấn định cho một năm hay nhiều năm . Nên trong thời hạn ngắn hạn nó rất khó điều chỉnh . Trong khi lạm phát có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào . Vì vậy vô hình chung , khi lạm phát xảy ra càng chất thêm gánh nặng thuế thu nhập và các loại thuế khác lên người lao động . Kết quả là lạm phát càng cao , thu nhập thực tế của nhân dân càng giảm . Đời sống của họ càng khó khăn hơn . Ngay cả khi lãi suất và tiền lương được điều chỉnh theo cùng tỉ lệ lạm phát .
Lạm phát và thất nghiệp
Mọi người đều không ưa gì lạm phát . Nhưng để đẩy lùi nó bao giờ
cũng phải có những giá nhất định . Chi phí để chống lạm phát cũng là một trong những hậu quả của nó đối với nền kinh tế .Mức giá chung tăng lên có thể gây nên sự giảm sút của tổng cầu và công ăn việc làm , do đó gia tăng tỉ lệ thất nghiệp . Tổng cầu giảm khi lãi suất danh nghĩa tăng lên , giá trị tài sản thực tế giảm xuống và sự giảm sút khả năng cạnh tranh quốc tế . Tất cả những yếu tố này là hệ quả tất yếu của lạm phát .
IV. Giải pháp chống lạm phát
Chính vì do những tác hại trên , nên việc kiểm soát lạm phát ,giữ lạm phát ở mức độ hợp lý trở thành một trong những mục tiêu lớn của chính sách kinh tế vĩ mô .Các biện pháp chống lạm phát tựu chung lại cũng chỉ nhằm hai mục tiêu chính là rút bớt lượng tiền thừa trong lưu thông và gia tăng số lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của dân chúng . Những biện pháp chủ yếu mà các nước thường áp dụng để chống lạm phát đó là :
Chính sách tiền tệ :
Chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng thắt chặt cung ứng tiền
tệ , tín dụng nhằm hạn chế lượng tiền tệ trong lưu thông , ngân hàng trung ương thường thực hiện các biện pháp sau :
Nâng lãi suất tín dụng để hạn chế lạm phát . Lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của vốn vay và tiền mặt trong tay nhân dân trở nên cao .Chi phí cơ hội của việc giữ tiền cao đã làm cho nhân dân gởi tiền vào ngân hàng nhiều hơn , tiết kiệm chi tiêu , dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm , lượng tiền trong lưu thông giảm .
Nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại .
Ngân hàng trung ương bán các loại trái phiếu ngắn hạn ra thị trường tiền tệ để thu hút vốn tiền tệ của các ngân hàng thương mại và của các doanh nghiệp.
Qui định hạn mức tín dụng , tức là qui định cho các ngân hàng thương mại mức cấp vốn tín dụng tối đa , nếu cho vay vượt quá mức đó các ngân hàng thương mại phải chịu phạt . Bẻn cạnh đó NHTƯ còn thực hiện biện pháp hạn chế tín dụng có lựa chọn , nhằmhạn chế mạnh những khoản tín dụng mang tính chất lạm phát , và ngược laị vẫn cho phép cấp vốn tín dụng cho những ngành ưu tiên phát triển .
Khuyến khích tiết kiệm bằng nhiều phương pháp , thông dụng nhất là biện pháp điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo thời hạn , thời hạn càng dài lãi suất càng cao .
Trong thời kỳ lạm phát nghiêm trọng , cần áp dụng chính sách tiền tệ ổn định. Như ở Mỹ vào đầu thập kỷ 80 để ngăn chặn tình trạng lạm phát cao , họ đã áp dụng chính sách lãi suất cao và giảm mức tăng giá . Từ 1979-1982 lượng cung ứng M2 khống chế ở mức tăng trong vòng 9% , áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát , chỉ số vật giá từ 10,3% năm 1981 giảm xuống còn 6,2% năm 1982 và sau đó giữ được ở mức bình quân là 3 đến 4%.
2. Chính sách tài chính
Phương pháp chính của chính sách tài chính là giảm thấp mức chi của chính phủ và công cộng , tăng mức thuế đối với doanh nghiệp tư nhân ,để giảm bội chi dự toán cân bằng .
Tiết kiệm chi ngân sách nhà nước , cắt giảm các khoản chi không tác động đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế .
Nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước ,tăng thu nhưng phải bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu , đặc biệt chính sách thuế phải có tác dụng hướng dẫn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển .
Hạn chế tình trạng bội chi ngân sách , không sử dụng biện phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách . Nếu bội chi nên sử dụng biện pháp vay để bù đắp bội chi .
Như ở Anh năm 1976 chính phủ đã áp dụng chính sách mới , bộ tài chính qui định :hạn chế mức chi công cộng của hai năm tài chính từ năm 1977 đến năm 1979 chỉ được đạt mức thực tế của năm 1976 –1977 , đồng thời đối với hơn một nửa các hạng mục chi cũng chỉ dùng trong tổng số tiền hiện có. Những biện pháp đó , đã có hiệu lực giảm bớt chi phí công cộng , vì vậy đã giảm đáng kể sức ép của lạm phát .
Đầu năm 1949 Nhật đã lập một dự toán siêu cân bằng , nhằm giảm nhẹ sức ép của tài chính với tiền tệ , giảm bớt nhu cầu . Cách làm đó đưa lại hiệu quả rất nhanh . Tài chính từ bội chi đã có thừa , phát hành tiền quá mức cho phép đã được khống chế . Chỉ số giá bán buôn từ 166,7% năm 1949 giảm xuống còn 18,2% năm 1950 . Giá hàng tiêu dùng cũng từ 74,5% xuống còn 25,4% thậm chí đến năm 1950 xuất hiện hiện tượng sụt giá đến –6,9%.
Ngoài ra ,một số nước còn áp dụng chính sách tài chính : giảm can thiệp , tăng các loại cung cấp bổ trợ . Những chính sách đó được nhiều nước quán triệt và được thừa nhận là có hiệu quả .
Chính sách giá cả
Để hạn chế sự tăng giá của hàng hoá , nhà nước thực hiện chính sách
kiểm soát giá cả đối với các lĩnh vực nông sản , công nghiệp , thương nghiệp, nhập khẩu và dịch vụ . Để thực hiện những mục tiêu này nhà nước tiến hành những biện pháp :
Qui định mức tăng giá tối đa với một số ngành nghề hay từng xí nghiệp .
Ký kết những hợp đồng theo chương trình nhà nước , cho phép các xí nghiệp được tự do định giá , nhưng phải theo một số cam kết về giá cả , tiền lương và đầu tư .
Kí hợp đồng chống nâng giá giữa nhà nước và xí nghiệp .
Kí những thoả thuận buộc các xí nghiệp lập các kế hoạch hàng năm về định giá theo đó các xí nghiệp chỉ được tăng giá theo mức độ tương ứng với một chỉ số bình quân cả nước do nhà nước công bố và phù hợp với năng suất lao động của xí nghiệp . Các xí nghiệp nhỏ hay đang bị cạnh tranh trong và ngoài nước được nhà nước cho phép tự do định giá .
Khi giá cả tăng mạnh , nhà nước có thể qui định giảm một tỉ lệ bình quân nào đó về phụ phí so với năm trước thông qua thoả thuận giữa nhà nước và nhà kinh doanh , hay từng loại văn bản pháp qui ứng với từng loại sản phẩm hay từng loại xí nghiệp .
Rất coi trọng chính sách vật giá , dùng các thủ đoạn kinh tế , hành chính hay luật pháp để trực tiếp khống chế vật giá leo thang . Mỹ thực hiện cơ chế giá tự do , nhưng chính phủ không bao giờ bỏ qua việc giám sát , theo dõi giá cả những mặt hàng tiêu dùng đặc biệt , là những mặt hàng có khả năng lũng đoạn thị trường . Chính phủ tích cực sử dụng các thủ đoạn để đạt mục tiêu chống lạm phát . Ngoài thủ đoạn dự toán tài chính , chính phủ nhập hàng hoá giá rẻ như dầu thô , thu hút vốn nước ngoài vào Mỹ . Đối với các xí nghiệp lũng đoạn thì họ tăng cường công tác giám sát , vì vậy đã có tác dụng nhất định trong việc giảm thấp l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Báo cáo tài chính tại công Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
N Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn t Luận văn Kinh tế 0
T Kiểm toán độc lập tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán Công nghệ thông tin 0
N Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và một số vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn tài Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Th Luận văn Kinh tế 2
B Thực trạng kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả vốn do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top