synyoen

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng giao thông đô thị và vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội





CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

I. Giao thông đô thị

1. Đô thị

2. Đô thị hóa

• Khái niệm:

• Quá trình đô thị hóa

• Xu hướng đô thị hóa trên thế giới

3. Giao thông đô thị

• Khái niệm

• Phân loại

• Đặc điểm của giao thông đô thị

4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến giao thông đô thị

II. Ùn tắc giao thông đô thị

1. Khái niệm

2. Đặc điểm của ùn tắc giao thông trong đô thị

3. Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trong đô thị

4. Hậu quả ùn tắc giao thông đến môi trường đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

III. Kinh nghiệm giải quyết ùn tắc giao thông của một số đô thị trên thế giới

 

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

I. Thực trạng giao thông đô thị Hà Nội

1. Cơ sở hạ tầng

2. Phương tiện giao thông và mật độ tham gia giao thông

II. Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. Nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Tác động của quá trình đô thị hóa

2. Từ phía người dân

3. Từ phía các cấp quản lý

4. Các nguyên nhân khác

 

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

1. Định hướng phát triển của giao thông đô thị thành phố

2. Các giải pháp đã, đang được thực hiện và hiệu quả của nó

3. Dự báo tình hình ùn tắc giao thông Hà Nội trong thời gian tới

4. Một số giải pháp

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i tăng lớn, cùng với sụ gia tăng đó là sự tiêu tốn nhiên liệu vận hành phương tiện giao thông, sự tiêu tốn thời gian lao động, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoe của người lao động đồng thời làm giảm đáng kể năng suất lao động. Theo thống kê, nếu mỗi chuyến đi kéo dài thêm 10 phút thì năng suất lao động giảm đi 2,5 đến 4%
Ùn tắc giao thông có thể gây trì trệ đến mọi mặt của đời sống cũng như mọi mặt trong phát triển đô thị
Ùn tắc giao thông làm giảm đáng kể về hình ảnh của một đô thị hiện đại. Một đô thị hiện đại, văn minh, người dân sống và làm việc quy củ thì không thể tồn tại tình trạng ùn tắc giao thông
Kinh nghiệm giải quyết ùn tắc giao thông của một số đô thị trên thế giới
Singapo
Nhiều nước đang tìm đến Singapore để học hỏi kinh nghiệm giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông. Để đảm bảo các phương tiện lưu thông liên tục, Singapore đã giới hạn nghiêm ngặt số lượng xe ô tô lưu hành trên đường. Bên cạnh đó, họ đã áp dụng một hệ thống tính phí điện tử đánh vào các tài xế đi vào các khu trung tâm thương mại. Mức phí này được tính từ 50 cents đến 3 đô la Singapore (tương đương 33 cents đến 2 USD) tùy theo giờ. Tuy nhiên, vẫn có những giờ nhất định trong ngày được miễn phí. Hệ thống tính phí điện tử này đã được Chính phủ Singapore đưa vào sử dụng từ năm 1998. Theo các nhà quản lý, khi việc tính phí này được áp dụng, lượng xe lưu hành trong thời gian tính phí đã giảm tới 50%. Ngoài biện pháp trên, Chính phủ Singapore còn đầu tư nhiều vào hệ thống giao thông công cộng để giảm lượng xe ô tô tư nhân lưu hành. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore còn giới hạn quyền sở hữu xe riêng. Để sở hữu một chiếc xe ô tô, khách hàng cần có Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô tô. Và Chính phủ kiểm soát số lượng giấy phép này. Các giấy phép này được bán đấu giá và mức giá cho mỗi giấy phép sẽ tăng giảm tùy theo cung cầu. Chính phủ nước này cũng áp dụng mức thuế đánh vào mỗi xe bằng 100% giá thành xe - điều này làm Singapore trở thành một trong những nước có giá thành xe ô tô đắt nhất thế giới. Tuy nhiên, biện pháp này có vẻ không hiệu quả mấy. Theo Hiệp hội Ô tô Singapore, hiện có khoảng 800.000 xe ô tô đang lưu hành tại quốc gia này, nghĩa là trung bình cứ 4 người dân Singapore có 1 người sở hữu xe ô tô riêng. Theo các nhà quản lý đường bộ Singapore, trong các biện pháp trên, biện pháp tính phí vẫn là biện pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông linh hoạt và hữu hiệu nhất. Nếu tình trạng ùn tắc gia tăng, Chính phủ sẽ tăng mức phí và ngược lại.
Mỹ
+ Nâng cao năng lực giao thông: Các dự án cải thiện giao thông công cộng và đường bộ là một phần quan trọng trong nỗ lực chung của chính phủ Mỹ nhằm giải tỏa nạn ùn tắc trong đô thị. Việc xây dựng thêm những con phố mới và đường cao tốc đô thị là cần thiết, các làn đường thu phí cũng đang được sử dụng thường xuyên hơn tại các hành lang giao thông đô thị. Bên cạnh đó, việc tăng cường năng lực lưu thông qua các đoạn giao cắt giữa các đường cao tốc và điểm kết nối với cảng, khu đường sắt, các bến bãi vận tải đa cách và các trung tâm hoạt động chính phục vụ vận tải người và hàng hóa cũng cần được thực hiện. Một số khu vực có thể đẩy mạnh khả năng khai thác bằng công nghệ thông tin hay bằng việc tăng cường giáo dục người đi lại về các sự lựa chọn phương tiện giao thông.
+ Quản lý nhu cầu đi lại: Sử dụng điện thoại hay internet có thể giảm được một số chuyến đi nhất định. Ngoài ra việc tránh đi lại vào những giờ cao điểm hay sử dụng phương tiện vận tải công cộng cũng là một trong những giải pháp giảm ùn tắc có hiệu quả. Các dự án sử dụng giải pháp thu phí đường cũng có thể áp đụng. Nhân tố quan trọng nhất mà các nhà quản lý cần xem xét là cần cung cấp các điều kiện tốt hơn và sự lựa chọn tốt hơn về đi lại cho người dân để thực hiện các mục đích đi chợ, đến trường, trung tâm chăm sóc sức khỏe và những hoạt động khác. Nói cách khác, ta cần có sự bố trí hợp lý các trường học, chợ, trung tâm thương mại tại các vị trí hợp lý để người dân không phải đi lại nhiều.
+ Các bối cảnh quy hoạch phát triển: Có một số kỹ thuật đang được thử nghiệm tại các khu vực đô thị để thay đổi quy hoạch và cách thức phát triển khu dân cư, văn phòng và thương mại. Điều này cũng có thể là một phần quan trọng của giải pháp chống tắc nghẽn giao thông. Duy trì chất lượng cuộc sống đô thị và dành sự phát triển kinh tế mà không làm phát sinh sự tắc nghẽn giao thông
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ VẤN ĐỀ ÙN TẮC
GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Cơ sở hạ tầng
+ Đường bộ:
Hà Nội là thành phố được xây dựng lâu đời, qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng với tốc độ của đô thị hoá mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội ngày càng có nhiều chuyển biến sang nhìn chung vẫnn chưa thật sự thích nghi được với điều kiện sống của người dân thủ đô. Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia trên thế giới thì Hà Nội là nơi có mạng lưới đường bô khá thưa, tỷ lệ giữa đường bộ so với diện tích thánh phố là 3,5% trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới là 25% . Mạng lưới giao thông đường bộ của thành phố chênh lệch nhau giữa các khu vực khá lớn. Có thể thấy rõ:
Khu trung tâm thành phố có mạng lưới tương đối dày đặc
Khu vành đai( Ba Đình, Cầu Giấy và một số phần của Gia Lâm, Tây Hôg) chủ yếu được tạo thành từ những tuyến phố hẹp, số lượng trục đường hạn chế
Khu vành đai mới, do đặc điểm mới được mở rộng nên cũng xuất hiện nhiều đường rộng( Linh Đàm, Mỹ Đình, Thanh Xuân, Ciputra )
Ngoài ra, do dự án mở rộng Hà Nội năm 2008 hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nội mở rộng ra Hà Tây và một phần Vĩnh Phúc. Tuy cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở đây đã được cải tạo và nâng cấp nhiều song vẫn chưa thật sự ăn khớp hệ thống vốn có của Hà Nội
+ Đường sắt:
Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá. Hệ thống đường sắt này là một bộ phận giao thông nối liền Hà Nội với hầu hết các vùng miền Việt Nam. Hiện nay, Hà Nội mới chỉ có đường sắt quốc gia phục vụ giao thông liên tỉnh, chưa có đường sắt đô thị. Hà Nội là một đầu mút của tuyến đường sắt Thống nhât Bắc Nam dài 1726km nằm trong tổng chiều dài 2600km của hệ thống đường săt quốc gia. Tuyến đường này qua địa bàn Hà Nội chạy dọc theo các tuyến đường Lê Duẩn và Giải Phóng gần như chia cắt thành phố thành 2 phần. Cũng vì vậy mà tạo nên rào cản đáng kể cho giao thông đường bộ của Hà Nội theo hướng đông – tây vào những giờ cao điểm gây nên hiện tượng tắc đường tương đối nghiêm trọng. Sự phát triển đường sắt của Hà Nội đang bị hạn chế đáng kể vì lý do này, thậm chí phải bỏ tuyến vào những giờ cao điểm đẻ nhường cho giao thông đường bộ. Mạng lưới đường sắt quốc gia gồm 5 trục hướng tâm, từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên và Hải Phòng). Đường sắt vành đai m

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
S Lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thịên công tác kế toán cho vay tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương m Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng văn phòng ở tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top