daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY
TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.......................................................................7
1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản...................................................................................................................7
1.2. Nội dung các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giải
quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.................................................................................15
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................42
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,
PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................44
2.1. Diễn biến tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................44
2.2. Đánh giá tình hình thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ..................................48
Kết luận chương 2 ...................................................................................................64
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG
CAO HOÀN THIỆN HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN. ......................................................................................65
3.1. Các giải pháp......................................................................................................65
3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền
công tố các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.........................................................................77
Kết luận Chương 3 ..................................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1.Tình thế cấp thiết của đề tài
Khoa học công nghệ là ngành khoa học mới ra đời và phát triển trong những
năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI nhưng những thành tựu của ngành khoa học
này đã đóng góp hết sức to lớn cho loài người trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn
hóa - xã hội, an ninh quốc phòng góp phần làm thay đổi diện mạo thế giới và nối
dài tri thức của con người trong việc chinh phục thiên nhiên.
Tuy nhiên dưới góc độ tội phạm học thì khoa học công nghệ cũng vô tình tiếp
tay cho giới tội phạm trong việc sử dụng những thành quả của nó để thực hiện hành
vi phạm tội và làm xuất hiện một loại tội phạm mới “tội phạm sử dụng công nghệ
cao” hay còn gọi là tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
với tính chất xuyên quốc gia cùng với những cách thủ đoạn thực hiện, che
giấu hết sức tinh vi, xảo quyệt, gây ra vô vàng khó khăn, phức tạp trong việc phát
hiện, điều tra, truy tố và xét xử.
Đối với các nước phát triển trên thế giới tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, mạng viễn thông trong đó có tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” không phải là loại
tội phạm mới nhưng luôn luôn mang tính nguy hiểm cao và hậu quả do tội phạm
này gây ra cũng đặc biệt lớn. Theo thông báo của trung tâm nghiên cứu chiến lược
quốc tế (CSIS) thì các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, đều là
nạn nhân của loại tội phạm này, ước tính hàng năm kinh tế toàn cầu thiệt hại khoản
445 tỉ USD và có liên quan đến khoảng 900 triệu người là nạn nhân.
Ở Việt Nam, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
nói chung, đặc biệt là “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được coi là loại tội phạm mới được
quy định lần đầu trong BLHS năm 1999 (03 tội), Luật sửa đổi bổ sung một số điều
BLHS năm 1999 (06 tội) và BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (10 tội).
Tuy nhiên diễn biến tình hình của tội phạm này, trong đó đặc biệt là “tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản” diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước và đặc biệt là địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê tội phạm VKSND
Thành phố Hồ Chí Minh thì trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 CQĐT đã
khởi tố 387 vụ/165 bị can, VKSND truy tố 49 vụ/ 83 bị can; TAND xét xử sơ thẩm
38 vụ/ 74 bị cáo; CQĐT tạm đình chỉ 290 vụ/ 5 bị can; VKSND đã trả hồ sơ cho
CQĐT điều tra bổ sung 7 vụ/ 8 bị can; TAND trả hồ sơ cho VKSND 11 vụ/ 11 bị
can. Từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy số lượng tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
rất lớn nhưng số lượng vụ án tạm đình chỉ cũng rất lớn trong khi đó số vụ án, số bị
can bị truy tố và xét xử còn hạn chế. Vấn đề này phản ánh một thực trạng là việc
phát hiện điều tra, truy tố gặp rất nhiều khó khăn phức tạp đặc biệt là phát hiện, thu
thập dấu vết điện tử để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Thực trạng nêu
trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là VKSND Thành
phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong giải
quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Thực hành
quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp với tính cấp thiết hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong lĩnh vực tố
tụng hình sự đã và đang được các nhà nghiên cứu lý luận và những người làm công
tác thực tiễn quan tâm, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết, sách
chuyên khảo, các luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã đề cập đến vấn đề này. Tuy
nhiên vấn đề về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản nói chung, đặc biệt là trên địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh thì có rất ít
công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có thể viện dẫn một số công trình sau đây:
- Phạm Xuân Mai (2015), “Thủ đoạn chiếm đoạt tiền trong thẻ ngân hàng”,
chuyên đề cấp trường, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
- Ts. Đào Văn Vạn (2018), “Phương pháp điều tra tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, thiết bị điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật, đề
tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao.
- Ts. Lê Văn Công (2018), “Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo
quản dấu vết điện tử, vật chứng trong quá trình khám nghiệm hiện trường các vụ án
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật, đề tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao.
- Ts. Đinh Xuân Nam (2017), “Định tội danh trong thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, đề tài
khoa học cấp trường, Trường đào tạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Ths. Lương Hữu Hải (2018), “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo quy định của BLHS
năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, chuyên đề khoa học cấp trường, Trường đào
tạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Du (2009), “Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao, một số giải pháp và kiến nghị”, chuyên đề
khoa học, VKSND tối cao
- Lê Thị Huyền Trang (2011) “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet hay thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
hình sự hiện hành, luận văn thạc sĩ – Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Báo Điện Biên Phủ ngày 17 tháng 7 năm 2019 “ thông báo tình trạng Tội
phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam trích dẫn từ
)
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công An ngày 06 tháng 11 năm 2019, “Phương
thức thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Nghiên cứu những công trình trên cho thấy mỗi một công trình được các tác
giả nghiên cứu từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện khác nhau về chức năng
thực hành quyền công tố của VKS trong tố tụng hình sự, về thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra các vụ án về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và những vấn đề
khác có liên quan đến loại tội phạm này. Kết quả nghiên cứu của các công trình này
sẽ được tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống
về hoạt động thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của luận văn là
hoàn toàn mới không trùng lặp với bất ký công trình, bài viết nào đã công bố.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các
vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động
thực hành quyền công tố của VKSND đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện
nay và trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài luận
văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Phân tích, làm rõ các khái niệm, đối tượng, phạm vi và đặc điểm của thực
hành quyền công tố trong giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Phân tích, làm rõ nội dung thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trong điều tra, xét xử sơ
thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Khảo sát thu thập tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình khởi tố điều tra
truy tố và xét xử sơ thẩm loại án này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đánh gia tình hình thực hành quyền công tố của VKSND Thành phố Hồ Chí
Minh trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tìm ra những nguyên nhân của
những tồn tại, khó khăn vướng mắt cần khắc phục giải quyết.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công
tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận thực tiễn
về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề khác có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
+ Nội dung: đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt
động thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều
tra và xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Về không gian: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng và nhà nước
về đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trong quá trình thực hiện đề tài còn sử dụng
các phương pháp cụ thể như: phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu;
thủ tục tố tụng có gì vi phạm không? Các mâu thuẩn điều tra đã được giải quyết hay
chưa tránh trường hợp khi hồ sơ chuyển sang VKSND để điều tra truy tố mới phát
hiện có mâu thuẫn hay mới phát hiện có vi phạm phát luật phải trả hồ sơ điều tra
bổ sung dẫn đến kéo dài thời hạn điều tra dẫn đến vi phạm pháp luật.
- Trong gia đoạn xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản để hoàn thành tốt
chức năng thực hành quyền công tố đòi hỏi KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án,
phân loại các tài liệu chứng cứ (có viện dẫn số bút lục) buộc tội, gỡ tội, các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự của bị can, từng bị can; chuẩn bị đầy đủ
các câu hỏi để hỏi tại phiên tòa, xây dựng bài dự thảo luận tội chặc chẽ có viện dẫn
chứng cứ cụ thể. Tại phiên tòa KSV phải chú ý lắng nghe và ghe chép đầy đủ các
câu hỏi của Hội đồng của luật sư, của những người tham gia tố tụng khác, câu trả
lời của bị cáo, của những người tham gia tố tụng để bổ sung vào bản luận tội. Việc
trình bày luận tội của KSV phải rõ ràng, hùng biện có văn hóa ứng xử đúng mực kể
cả trường hợp bị cáo nhận tội nhẹ hơn hay không nhận tội. Việc đề xuất Hội đồng
xét xử áp dụng hình phạt, bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng phải cụ thể, rõ ràng
đảm bảo tính thuyết phục đối với Hội đồng xét xử, đối với bị can, luật sư bào chữa
cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
3.1.6. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ
quan điều tra, giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân trong quá trình
giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thuộc hành vi chiếm đoạt tài.
- Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thuộc hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra trên thực tế hết
sức phức tạp đặc biệt là các vụ án có tính chất xuyên quốc gia do người Việt Nam
cấu kết với người nước ngoài hay do người nước ngoài ở nước ngoài tấn công
mạng máy tính của các doanh nghiệp trong nước chiếm đoạt tài sản như lừa đảo
thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ hay tội phạm do các đối
tượng trong nước thực hiện những xảy ra trên nhiều địa phương có rất nhiều bị hại
như kinh doanh đa cấp, giao dịch chứng khoán qua mạng, … vượt ra ngoài khả
năng của Điều tra viên, KSV, Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án do đó cần có
sự phối hợp giữa lãnh đạo CQĐT, VKSND và TAND thì công tác điều tra, truy tố,
xét xử mới có hiệu quả các quan hệ phối hợp cần được thực hiện như sau:
- CQĐT, VKSND và TAND cần phối hợp với nhau trong trường hợp xác
định các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc
hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra có yếu tố nước ngoài, cách thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt, số lượng tài sản lớn, chiếm đoạt đặc biệt lớn làm án diễn để tập trung
thực hiện điều tra, truy tố, xét xử kịp thời nghiêm minh, đúng phát luật.
Đối với các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho nhiều bị hại được dư luận
quan tâm đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp với nhau mở phiên tòa lưu
động xét xử tại các địa phương có tình hình phức tạp liên quan đến loại tội phạm
này để tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm phòng ngừa
loại tội phạm này cho quần chúng nhân dân.
CQĐT, VKSND và TAND cần phối hợp trong trường hợp vụ án sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản có đối tượng phạm tội là người nước ngoài cần ủy thác cho cơ quan tiến
hành tố tụng nước ngoài thu thập tài liệu chứng cứ, lấy lý lịch bị can.
CQĐT, VKSND, TAND cần tăng cường phối hợp trong việc phát hiện
những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm này, tổng kết kinh nghiệm tìm ra
biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tổ chức phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân
dân, viết bài đăng trên báo chí, phát thanh, truyền hình để từng bước ngăn chặn loại
tội phạm này.
3.1.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm và kinh nghiệm thực hành quyền công tố trong điều tra xét xử vụ án về tội
phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản.
Ở Việt Nam VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng thực
thành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự đồng thời
VKSNDTC là cơ quan đầu mối trung ương thực hiện tương trợ tư pháp hình sự, mặt
khác tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm mới ở nước ta do đó các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự nói chung trong đó có VKSND chưa có kinh nghiệm đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này do đó cần tăng cường hợp tác quốc tế với các
nước phát triển có kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm để học hỏi kinh
nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa công tác điều tra, truy tố và xét xử. Tăng cường
hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND cần tập trung vào những vấn đề sau đây.
- Trong khuôn khổ các dự án quốc tế đã được VKSND tối cao ký kết với các
VKS/Viện công tố của một số nước trên thế giới, các dự án của cơ quan liên hợp
quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đầu tư kinh phí cho Việt Nam
nhằm tăng cường năng lực cho cơ quan hành pháp và tư pháp đề nghị VKSND tối
cao cử một số giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành và một số
KSV có năng lực trình độ có kinh nghiệm và triển vọng và điều kiện phát triển đi
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin,
kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, mạng viễn thông đặc biệt là tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thuộc hành vi chiếm đoạt tài sản đang phát triển theo chiều
hướng gia tăng mạnh ở nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền
công tố trong việc giải quyết các loại án này.
- Hàng năm VKSND tối cao cần mời một số chuyên gia của các Viện kiểm sát
Viện công tố các nước có nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống
các tội phạm trong hình sự công nghệ thông tin mạng viễn thông, đặc biệt là tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc hành vi chiếm
đoạt tài sản đến Viện Nam tham gia giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ
KSV VKSND.
3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực
hành quyền công tố các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Thứ nhất, đề nghị liên ngành Tư pháp Trung ương ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn thi hành các quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung
năm 2017) về các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ
khoản 1 Điều 290 có đưa ra các ví dụ cụ thể nhằm bảo đảm cho CQĐT, VKS và TA
nhận thức và áp dụng thống nhất các quy định này trong việc định tội danh, trong
khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.
Thứ hai, Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp cần thống
nhất giao cho Bộ Công an xây dựng chương trình kế hoạch hợp tác quốc tế với các
nước tiên tiến có nhiều kinh nghiệm, Liên minh Châu Âu, Liên hợp quốc về công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để các Chính phủ và các tổ chức
này đầu tư kinh phí xây dựng chương trình tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ
chung cho cán bộ các cơ quan Tư pháp về kinh nghiệm đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này.
Thứ ba, VKSND tối cao giao cho Vụ THQCT và KSĐT án kinh tế hàng năm,
5 năm trên cơ sở báo cáo kết quả công tác của VKSND địa phương tiến hành tổng
kết công tác THQCT và KSĐT, KSXX các vụ án trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, mạng viễn thông đặc biệt là tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản để rút ra những kết quả
đánh giá được những tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân từ đó
đề ra các biện pháp khắc phục nhằm phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ KSV
VKSND các cấp.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và pháp luật tại Chương 1 cũng như
đánh giá thực trạng tình hình thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, nội dung Chương 3 đề xuất các
giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố
đối với loại án này. Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất tại Chương 3 là những
giải pháp kiến nghị dựa trên cơ sở lý luận và xuất phát từ thực tiễn. Chính vì vậy
việc nghiên cứu, vận dụng những giải pháp và kiến nghị này vào thực tiễn thực
hành quyền công tố của VKSND sẽ có tính khả thi và góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phú Luận văn Kinh tế 0
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
P Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng Luận văn Luật 2
G Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư p Luận văn Luật 1
A Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Luận văn Luật 0
K Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hìn Luận văn Luật 0
K Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự : Luận Luận văn Luật 0
A Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn : Luận văn Th Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top