daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÁN THÉP

1.1 Vai trò, vị trí của ngành cán kéo kim loại trong nền kinh tế quốc gia
Sán phẩm cán kéo xuất hiện hàng ngày bên chúng ta. Đi trên đượng ta thấy những sợi dây điện chằng chịt, những đường cáp nhôm, đồng dẫn điện 35KW, 110KW, 220KW, 500KW, những đường dây cáp quang, những đường dây điện thoại nối từ miền quê này đến miền quê khác, dây cáp dùng trong các cần cẩu xây nhà, cần cẩu ôtô, xe lửa, càn cẩu trên các con tàu chở hàng vượt đại dương .. Tất cả chúng điều được chế tạo từ những sợi dây thép đã qua cán kéo.
Sản phẩm cán kim loại màu như bạc, đồng, kẽm, chì, niken... và thép cán là những nguyên vật liệu chủ yếu dùng trong nhà náy chế tạo ôtô, xe lửa, máy cày, xe tăng, trong cả công nghiệp chế tạo máy bay, tên lửa, trong công nghiệp quốc phòng, trong công nghiệp đóng tàu.. .
Thép cán để xây dựng nên những giàn khoan dầu trên biển, thép làm cốt thép và cốp pha cho những ngôi nhà chọc trời, thép cán tạo nên những tháp truyền hình cao chót vót, thép làm nên những nhịp cầu thế kỷ... Thép làm nên những đường rây xe lữa dài vạn dặm chạy khắp toàn cầu.
Thép lá tráng thiết dùng làm hộp đựng thực phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Thép không gỉ dùng chế tạo các loại dao kéo, kẹp, banh... (công cụ phẩu thuật) dùng trong nghành y tế.
Rõ ràng các sản phẩm của ngành cán kéo kim loại có ở khắp nơi. Trực tiếp hay gián tiếp phục vụ đời sống con người. Hầu hết các nghành nghề trọng điểm trong nền kinh tế quốc doanh điều sử dụng các sản phẩm của ngành cán kéo kim loại và phụ thuộc ít nhiều vào nó.
Chính vì lẽ đó mà nghành cán kéo rất được chú ý và phát triển mạnh trên thế giới. Các khu liên hợp sản xuất và các máy cán ngày càng được cơ khí hóa, tự đọng hóa, tin học hóa để không ngừng năng cao năng xuất và giảm nhẹ cường độ lao động.
Sản lượng thép và thép cán của mỗi quốc gia là một trong những thước đo về chỉ tiêu kinh tế và sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia.
1.2 Lịch sử của ngành cán thép Việt Nam:
Trước năm 1960, ngành cán thép Việt Nam coi như không có.
Trước năm 1954, các loại thép hầu như nhập từ Pháp về. Sau năm 1954, thép nhập về nước ta từ các nước Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965), nhà nước ta đầu tư xây dựng khu gang thép Thái Nguyên dưới sừ giúp đỡ của Trung Quốc vì chiến tranh cho nên công cuộc xây dựng phải dang dở. Năm 1975, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, Thái Nguyên vào hoạt động với năng xuất 5 vạn tấn/năm, đây là nhà máy cán thép đầu tiên có trên miền Bắc nhờ sự viện trợ của Đức. Miền Nam giải phóng, ta tiếp nhận một vài nhà máy cán thép hình cỡ nhỏ như: Vicaso, Vikimcô.. (năng xuất bây giờ 5 vạn tấn/năm ).
Đến năm 1978 nhà máy cán thép Lưu Xá, Thái Nguyên có năng xuất 12 vạn tấn/năm đã đi vào hoạt động. Cho đến năm 1986 cả nước chỉ đạt khoảng 20 vạn tấn/năm.
Từ khi công cuộc đổi mới do đảng ta đề xướng và lãnh đạo, ngành cán thép đã phát triển mạnh mẽ. Các xí nghiệp liên doanh cán thép giữa Việt Nam và nước ngoài đã hình thành từ Bắc đến Nam: Công ty thép Việt -Uïc VINAS TEEL ở Hải Phòng có năng xuất 18 vạn tấn/năm, Công ty thép NASTEEL VINA (giữa Việt Nam & Singapore) ở Thái Nguyên với năng xuất 12 vạn tấn/năm, .Công ty thép Việt - Nhật ở Vũng Tàu...
Tính đến năm 2000, cá nước ta đã sản xuất khoảng 2 triệu tấn thép cán. Thép của chúng ta phục vụ được một phần nhu cầu xây dựng cho đất nước và đã tham gia xuất khẩu.
Từ chỗ phải đưa ra nước ngoài mài lại trục cán và phải nhờ chuyên gia nước ngoài tiện các lổ hình trục cán ở những năm 60 và 70, đến nay các nhà máy cán thép Việt Nam đã thiết kế chế tạo thành công những máy cán hình cỡ vừa và cỡ nhỏ. Ngoài ta còn có khả năng thiết kế những khu liên hợp gang thép quy mô vừa và nhỏ có năng xuất từ 1 - 3 tấn/năm. Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành luyện kim - công nghệ vật liệu và ngành cán thép đang được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư.
1.3 Giới thiệu về công nghệ cán kéo kim loại :
1.3.1 Định Nghĩa Của Quá Trình Cán
Cán là phương pháp gia công áp lực làm cho kim loại biến dạng giữa 2 trục cán quay ngược chiều nhau có khe hở nhỏ nhỏ hơn chiều cao của phôi. Kết quả làm cho chiều cao của sản phẩm giảm, chiều dài và chiều rộng tăng lên. Hình dạng giữa hai khe hở của 2 trục cán quyết định hình dạng của sản phẩm
1.3.2.Đặc Điểm Của Quá Trình Cán
Cán kim loại có thể tiến hành ở trạng thái nóng hay nguội
Cán nóng có ưu điểm: Tính dẻo của kim loại cao nên biến dạng xảy ra dễ dàng nhưng chất lượng bề mặt kém vì tồn tại vảy sắt trên bề mặt phôi nung. Vì vậy cán nóng dùng để cán phôi, cán thô tấm dày, cán thép hợp kim
Cán nguội thì chất lượng bề mặt tốt hơn song khó biến dạng nên chỉ dùng để cán tinh, cán tấm mỏng, dải hay kim loại mềm
1.3.3 Sản Phẩm Cán :
Sản phẩm thép cán rất đa dạng, được phân làm 4 dạng chình: dạng hình, dạng tấm, dạng ống và dạng đặc biệt
+ Thép hình : các sản phẩm loại thép hình chia ra hai dạng
Dạng đơn giản gồm : Thanh, thỏi có tiết diện tròn, vuông, lục giác, chữ nhật, bán nguyệt...


Dạng phức tạp có tiêt diện : V, U, I, Z, thép tải điện, thép đường ray, thép 3 cạnh
Hình 1: Dạng hình đơn giản


Hình 2: Dạng hình phức tạp
+ Loại tấm : Sản phẩm được chia theo chiều dày của tấm
- Mỏng : Chiều dày  = 0,2 3,75 mm , rộng b = 600 2.000 mm
- Dày : Chiều dày  = 4  60 mm , rộng b = 6000  5.000 mm , dài l = 4,000  12.000
- Cuộn :  = 0,2  2 mm , b = 200  1.500 mm , l = 4.000  60.000
+ Loại ống : Các sản phẩm cán được chia ra loại ống không có mối hàn và ống có mối hàn.
- Ống không hàn được được cán từ phôi thỏi  5  426mm , chiều dày thành ống  = 0,5 40 mm
- Ống có mối hàn được chế tạo bằng cách cuốn tấm thành ống sau đó cán để hàn giáp mối nhau

Hình 3: Dạng hình ống

+ Loại hình đặc biệt : Các loại sản phẩm cán đặt biệt có thép chu kì, thép đóng cọc, bánh xe lữa, vành bánh xe lữa, các loại bi tròn
1.4.Giới thiệu về thiết bị cán kim loại :
1.4.1 Kết cấu chính của máy cán :
Máy cán là một tổ hợp gồm các bộ phận : Nguồn Năng Lượng, các bộ phậm dẫn động và giá cán


Hình 4 : Sơ đồ máy cán
1.Trục cán
2..Trục truyền lực
3.Khớp nối
5.Bánh đà
6.Hộp giảm tốc
7.Động cơ điện
8.Giá cán
+ Giá cán : Là bộ phận chủ yếu của máy cán bao gồm : Các trục cán gối lên ổ đỡ, các gối tựa được đặt trong cửa sổ của thân máy, có hệ thống xén trục và cân bằng trục
+Trục cán : Gốm 3 phần : Thân trục cán, cổ trục cán và đầu chữ thập
- Thân trục cán có dạng trục tròn hay có các lổ tạo hình, cổ trục cán dùng để lắp ổ đỡ, đầu chữ thập nối với các bộ phận truyền dẫn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top