nguyenkhoi_9vn8

New Member
Hàng hóa sức lao động
a. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất
b. Điều kiện, sức lao động biến thành hàng hóa:
Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể để có quyền đem bán sức lao động của mình.
Hai là, người có sức lao động hoàn toàn mất hết mọi tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Để khỏi chết đói họ không còn con đường nào khác là phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.
Hàng hóa sức lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn mới trong xã hội tư bản, nó là một phạm trù lịch sử, sinh ra và mất đi cùng với cách sản xuất của nó, và cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng .
c. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói một cách cụ thể: Giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người lao động và gia đình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn. Giá trị hàng hóa sức lao động có tính lịch sử và xã hội, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước và từng thời kỳ mà giá trị của hàng hóa sức lao động cao hay thấp.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường là quá trình tiêu dùng nó đã sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần lớn hơn đó, chính là giá trị thặng dư. Vì vậy, nghiên cứu giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top