honey85vn

New Member
Download miễn phí Tài liệu Thiết kế máy đóng gói

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA MÁY
ĐÓNG GÓI
Trong xã hội hiện nay , mọi sản phẩm sau khi sản xuất ra
đều phải được bao gói dưới nhiều dạng khác nhau nhằm mục
đích bảo quản sản phẩm lâu dài , giữ vệ sinh , tiện lợi trong vận
chuyển , tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm . Mặt khác , đóng
gói cũng là một cách để định lượng nhất là đối với những mặt
hàng tiêu dùng và thực phẩm . Tùy theo hình dạng và kết cấu của
sản phẩm mà có những cách đóng gói khác nhau . Các loại máy
đóng gói có thể được phân loại như sau :
- Máy đóng gói vật liệu dạng khối : máy đóng gói mì ăn
liền , bánh kẹo , xà bông …
- Máy đóng gói vật liệu dạng lỏng : máy đóng gói sữa , dầu
sa-tế , dầu gội đầu …
- Máy đóng gói vật liệu dạng rời : máy đóng gói đường ,
bột ngọt , cà phê , bột giặt ...
Đối với máy đóng gói , khâu định lượng là khâu quan trọng
nhất . Ứng với sai số cho phép , sẽ có những cách định lượng
khác nhau nhưng căn bản được chia làm hai dạng : định lượng
theo thể tích và định lượng theo trọng lượng .
Cơ cấu định lượng theo thể tích thường được dùng với vật
liệu dạng rời , có ưu điểm là đơn giản và dễ chế tạo nhưng
không thể mang lại độ chính xác cao khi so sánh với cơ cấu định
lượng theo trọng lượng . Định lượng theo thể tích có thể dùng
kiểu tang quay , kiểu đĩa , kiểu vít xoắn , kiểu rung …
Vật liệu để chế tạo cơ cấu định lượng dùng trong các máy
đóng gói thực phẩm thường là inox để đảm bảo tính thẩm mỹ
cũng như chất lượng và vệ sinh thực phẩm . Ngoài ra cũng có thể
sử dụng nhựa hay các loại vật liệu khác nhưng không phổ biến
.
Máy đóng gói thường gặp phải sai số ở bộ phận cắt bao (cắt
không đúng vị trí vạch đánh dấu) do đó phải có một cơ cấu làm
nhiệm vụ bù trừ sai số này (có thể dùng hệ thống bánh răng vi sai
hay bù trong quá trình điều khiển) .
Máy đóng gói cà phê được thiết kế trong đồ án này thuộc
dạng máy đóng gói vật liệu rời với kiểu định lượng bằng thể tích
, có khả năng thay đổi trọng lượng cần định lượng và thay đổi
kích thuớc bao .
Chương II
THIẾT KẾ SƠ BỘMÁY ĐÓNG GÓI CÀ PHÊ
I . Yêu cầu kỹ thuật của máy
Máy dùng để đóng gói sản phẩm là gói cà phê ( ví dụ như
cà phê Trung Nguyên) có trọng lượng 100 ÷ 500 g / gói , năng
suất từ 30 đến 45 gói trong 1 phút với dạng bao có nếp gấp hai
bên hông và ba đường hàn ( hai đầu bao và dọc theo chiều
dài bao) với mặt cắt ngang có hình dạng như sau
Hình 1
Chất liệu bao gói là màng OPP dạng cuộn có đường kính từ
250 ÷ 450 mm bề rộng bao là 230 mm
Kích thước của gói 100 g :
Hình 2
Mặt cắt ngang của bao 100 g (khi được căng theo hai chiều)
:
Hình 3
Bề rộng các mép hàn là 10 mm , độ sai lệch cho phép là 0,5
mm .
Yêu cầu quan trọng của máy là phải cắt bao đúng vị trí
những đường vạch trên mép bao (vạch màu trắng trên nền nâu)
do đó cần có các cảm biến nhận diện vị trí cắt và phải tiến hành
bù trừ đi sai số phát sinh do việc chế tạo máy không chính xác ,
sai số do in sai vị trí vạch , sai số do biến dạng nhiệt của bao và
của máy .
Nhiệt độ cần thiết để hàn bao là khoảng 160ºC
Khung máy làm bằng thép ống vuông 40×40 mm gắn với
nhau bằng mối hàn và được bọc bên ngoài bằng tole inox 1.5
mm .
Tấm đỡ các trục là thép tấm dày 8 mm được hàn vào
khung máy . Đế của khung máy cũng được làm bằng thép tấm
10 mm .
Do yêu cầu về mặt chất lượng cà phê và đảm bảo vệ sinh
thực phẩm nên các cơ cấu tiếp xúc trực tiếp với bao gói và cà
phê như các con lăn căng bao , bộ phận tạo hình , phễu cấp
liệu , trục con lăn ép , mâm gạt bột , cơ cấu định lượng đều
được làm bằng inox .
Dưới chân máy có thể lắp các bánh xe để di chuyển tiện lợi .
Máy không được quá cao gây khó khăn cho quá trình cấp
liệu .
Ngoài ra , còn có các yêu cầu về mặt thẩm mỹ và kết cấu
hợp lý để khi vận hành người công nhân không bị vướng víu gây
khó khăn , yêu cầu về việc vận hành phải đơn giản , bảo quản và
bảo dưỡng máy dễ dàng .
...
Lực ma sát tại các cặp ổ lăn trên
trục đỡ cuộn bao , các trục trung
gian (7 trục), trục cán mép (2 trục)
và trục hàn bao
Các lực này ta không cần tính mà chỉ cần dựa vào hiệu
suất của các cặp ổ lăn ( ol= 0,99) để tăng thêm lực kéo của động
cơ .
Ở đây ta thấy có 11 cặp ổ lăn như lực kéo sẽ tăng thêm
1/0,9911 = 1,117 lần .
3. Lực ma sát tại cặp ổ trượt trên trục cuốn
Tương tự như trên ta cũng không tính lực này mà chỉ dựa
vào hiệu suất của ổ trượt ( ot = 0,98) để tăng tương ứng lực kéo
của động cơ .
Như vậy lực kéo sẽ phải tăng thêm 1/0,98 = 1,02 lần .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ của bộ GTVT Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương “Cân bằng hó Luận văn Sư phạm 0
B Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lí về tài nguyên nước Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế bộ điều khiển PID mờ cho lò nhiệt dùng Matlab và Tổng hợp các tài liệu quan trọng liên quan Khoa học kỹ thuật 1
R Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môdun tăng cường năng lực tự học, tự ngiên cứu cho học vi Luận văn Sư phạm 2
S Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho Luận văn Sư phạm 0
P Sử dụng tài liệu chân thực ngoài giáo trình nhằm thiết kế nhiệm vụ đọc thêm dùng để dạy kỹ năng đọc Ngoại ngữ 0
I Nghiên cứu tác động của những tài liệu dạy học do giáo viên tự thiết kế đến quá trình dạy tiếng Anh Ngoại ngữ 0
D Tổng hợp tài liệu tiêu chuẩn kết cấu, thiết kế Khoa học kỹ thuật 1
N Tìm giúp tài liệu " thiết bị kiểm tra đặc tính bám dính của lớp màng bằng phương pháp rạch bề mặt - Sinh viên chia sẻ 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top