daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Tài liệu bồi dưỡng GV môn Hóa học 10
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................................... 4
1. KHÁI QUÁT VỀ CT GDPT 2018 MÔN HOÁ HỌC.............................................................4 1.1. Nội dung .........................................................................................................................4 1.2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực..........................................................5 1.3. Thời lượng thực hiện.....................................................................................................5 1.4. Phương pháp dạy học....................................................................................................6 1.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục..............................................................6
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SGK MÔN HOÁ HỌC LỚP 10.................................................7 2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn ....................................................................................7 2.2. Giới thiệu, phân tích cấu trúc sách, cấu trúc bài học................................................8
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...................................................24
3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học
môn Hoá học lớp 10 ...........................................................................................................24
3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động...................25
3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài/ hoạt động điển hình.................26 4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP........................................31 4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ......................................32
4.2. Gợi ý, ví dụ minh hoạ về đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá,
tự đánh giá, ..........................................................................................................................32 5. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU BỔ TRỢ, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ GIÁO DỤC..................................................................................................................32
5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên ........................................................32 5.2. Giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị dạy học ....................................................................................................................33
PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY .............................................. 38 1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy (giáo án).............................................................38
2. Bài soạn minh hoạ ..........................................................................................................38
lOMoARcPSD|9997659
Trang
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
3

lOMoARcPSD|9997659
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 KHÁI QUÁT VỀ CT GDPT 2018 MÔN HOÁ HỌC
Trong CT CDPT 2018 môn Hoá học ở cấp THPT thuộc nhóm môn KHTN, cho phép HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp HS có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống.
CT GDPT 2018 phân hoá ngành nghề theo cách tự chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực KHTN, Khoa học xã hội, Mĩ thuật – Công nghệ, trên cơ sở các môn học chung nền tảng phổ thông, bắt buộc. Do đó, điểm khác biệt cơ bản nhất của môn Hoá học lớp 10 ở CT GDPT 2018 so với CT GDPT 2006 là chuyển từ môn học bắt buộc thành một môn học tự chọn.
Ngoài ra, một thay đổi lớn của CT GDPT 2018 là bắt đầu từ môn KHTN ở cấp THCS cho đến môn Hoá học ở cấp THPT, hệ thống thuật ngữ sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
Dưới đây trình bày một số điểm chính về CT môn Hoá học lớp 10.
1.1. Nội dung
Mạch nội dung môn Hoá học lớp 10 ở CT GDPT 2018 tương tự CT GDPT 2006, chủ yếu cung cấp kiến thức cơ sở hoá học và chọn nhóm VIIA để minh hoạ rõ tính quy luật. Nội dung Hoá học 10 ở CT GDPT 2018 bổ sung chương mới “Năng lượng hoá học”, chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng hoá học ở mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu cho sẵn để xem xét ảnh hưởng của yếu tố năng lượng đến khả năng phản ứng. Bên cạnh đó có sự giảm tải so với CT GDPT 2006: nhóm nguyên tố oxi – lưu huỳnh được lược bỏ và chuyển nội dung “cân bằng hoá học” sang Hoá học 11.
Ngoài những nội dung cốt lõi thể hiện trong SGK Hoá học, CT GDPT 2018 môn Hoá học còn có các chuyên đề học tập thể hiện trong SGK Chuyên đề học tập Hoá học dành cho những HS có thiên hướng khoa học tự nhiên lựa chọn học một số chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề được xây dựng nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu ở cấp THPT; đồng thời tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp HS hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công
4
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Downloaded by Golden Arowana ([email protected])

lOMoARcPSD|9997659
nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. Các chuyên đề cũng giúp cho HS hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. Các chuyên đề học tập Hoá học 10 được xây dựng theo các định hướng:
– Định hướng nâng cao và hoàn thiện kiến thức: 10.1 Cơ sở hoá học;
– Định hướng giới thiệu một số ngành nghề có liên quan đến hoá học:
10.2 Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ;
– Định hướng nâng cao năng lực thực hành cho HS:
10.3 Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin;
1.2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
CT GDPT 2018 đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau:
– Có thể tổ chức các hoạt động học tập của HS dựa trên các hoạt động trải nghiệm; Hướng dẫn HS quan sát, gắn kết kiến thức hoá học với thực tiễn, vận dụng kiến thức để định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của HS, góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS mà môn học đảm nhiệm.
– Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Tăng cường thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học, đặc biệt khi nghiên cứu về các chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua xây dựng các dự án học tập.
– Kết hợp giáo dục STEM trong dạy học hoá học nhằm phát triển cho HS khả năng tích hợp các kiến thức kĩ năng của các môn học Toán – Kĩ thuật – Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
– Sử dụng các bài tập hoá học đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy phản biện, tăng cường bản chất hoá học, tăng cường các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, giảm các bài tập nặng về tính toán.
– Đa dạng hoá các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông như các phần mềm tính toán, mô phỏng thực nghiệm,... và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học.
1.3. Thời lượng thực hiện
Thời lượng thực hiện môn Hoá học 10: SGK Hoá học 10 (phần nội dung cốt lõi) là 70 tiết, trong đó có 7 tiết (chiếm 10%) là kiểm tra, đánh giá; SGK Chuyên đề học tập
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
5

6
Hoá học 10 dành cho những HS có thiên hướng khoa học tự nhiên có thời lượng 35 tiết. Nội dung của Chuyên đề học tập Hoá học 10 là các kiến thức mở rộng và nâng cao hơn SGK Hoá học 10, do đó chuyên đề nên được dạy sau khi đã học xong 3 chương đầu của phần nội dung cốt lõi, tức là học nối tiếp hay song song với các chương 4, 5, 6, 7.
1.4. Phương pháp dạy học
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp THPT.
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hoá học 10 để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng.
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu cần đạt, GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của HS (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,... cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).
1.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong CT tổng thể và CT môn học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học 10. Đánh giá dựa trên các minh chứng là quá trình rèn luyện, học tập và các sản phẩm trong quá trình học tập của HS. Môn Hoá học 10 sử dụng các hình thức đánh giá sau:
– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo,...
– Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...
– Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HS qua bài thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,... bằng một số công cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
lOMoARcPSD|9997659

lOMoARcPSD|9997659
2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SGK MÔN HOÁ HỌC LỚP 1 0 2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn
SGK Hoá học 10 được biên soạn theo quan điểm:
– Tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, CT GDPT môn Hoá học giúp HS phát triển các năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực nhận thức kiến thức hoá học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. Từ đó, biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
– SGK Hoá học 10 kế thừa và phát huy ưu điểm của sách hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm SGK của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của HS, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
– SGK Hoá học 10 thể hiện thông điệp “kết nối tri thức với cuộc sống” của bộ sách. Theo cách tiếp cận đó, các kiến thức được lựa chọn và trình bày trong SGK Hoá học 10 theo hướng:
+ Phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam.
+ Kết nối kiến thức hoá học với ứng dụng thực tế và có tác dụng tích cực đến việc phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Các nội dung mang tính điển hình, có ý nghĩa hiện tại và tương lai. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp HS tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
– Có nội dung, phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của lứa tuổi 15 trên cơ sở kiến thức, kĩ năng hoá học đã hình thành ở môn KHTN bậc THCS.
– SGK Hoá học 10 được biên soạn theo hướng nghiên cứu khoa học, sử dụng các phương pháp có tính đặc thù của môn Hoá học như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình,... để có thể vận dụng chúng vào việc tìm hiểu thế giới hoá học. Góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
– SGK lựa chọn và trình bày kiến thức theo hướng tinh giản. Cụ thể là:
+ Tập trung vào nội dung cơ bản.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
7

8
+ Loại bỏ, lược bỏ những chi tiết phức tạp, chưa thực sự cần thiết cho việc hình thành kiến thức cơ bản, ít có ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
+ Không mở rộng phạm vi nội dung kiến thức chính thức của bài ra ngoài các yêu cầu cần đạt quy định trong CT.
+ Đơn giản hoá nội dung kiến thức tới mức tối đa có thể cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS, với điều kiện dạy và học hiện nay ở nước ta.
Sách được thiết kế nhằm cung cấp từng bước thông tin, sự kiện, tình huống thực tế,... để HS có thể tiếp nhận thông tin, tự tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua đọc hiểu, thực hiện các nhiệm vụ học tập (khai thác thông tin, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá,...), chủ động tạo ra các sản phẩm học tập ở các hình thức khác nhau. Tạo cơ hội tự học cho HS. Thông qua các hoạt động học tập và nghiên cứu theo nhóm, HS biết cách làm việc cá nhân trên tinh thần phân công và hợp tác, hình thành kĩ năng trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân và tổng hợp kết quả làm việc nhóm.
2.2. Giới thiệu, phân tích cấu trúc sách, cấu trúc bài học
2.2.1. Phân tích ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực
Những sự khác biệt của CT GDPT 2018 so với các CT GDPT 2006 là đề cao việc dạy học hướng tới xác định được các năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học, từ đó lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp.
CT Hoá học 10 chia các năng lực cần hình thành và phát triển ở HS thành hai nhóm: nhóm các NL chung và nhóm các NL chuyên ngành. Mỗi NL trong từng nhóm lại được phân thành các biểu hiện ở những cấp độ khác nhau. Trong ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực chỉ lựa chọn các NL chính và các biểu hiện cũng như mức độ cơ bản và thường gặp nhất. Dưới đây là tên gọi các NL và các kí hiệu viết tắt được dùng trong ma trận:
– Nhóm các năng lực chung:
i) Năng lực tự chủ, tự học (TC, TH).
ii). Năng lực giao tiếp và hợp tác (GT, HT).
iii) Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ).
– Nhóm các năng lực hoá học:
i) Nhận thức hoá học (NTHH).
ii) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học (THTN).
iii) Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học (VDKK).
Với mỗi năng lực được chia thành các cấp độ: Nhận biết (1); Thông hiểu (2); Vận dụng (3).
(Có thể đọc chi tiết các tên gọi và các đặc điểm để nhận dạng các NL trình bày ở trên trong CT GDPT 2018 môn Hoá học).
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
lOMoARcPSD|9997659

lOMoARcPSD|9997659
Bảng 1.1 Ma trận Nội dung – Hoạt động – Năng lực trong SGK Hoá học 10
STT
Nội dung
Hoạt động
Năng lực Hoá học
Năng lực chung
TC, TH
GT, HT
GQVĐ
1
Mở đầu
– Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.
– Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.
– Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,...
NTHH(1) NTHH(2)
NTHH(2) THTN(2)
×
×
×
Chương 1. Cấu tạo nguyên tử
2
Bài 1. Thành phần của nguyên tử
– Trình bày được thành phần nguyên tử.
– So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.
NTHH(2) THTN(2)
THTN(2)
×
×
×
3
Bài 2. Nguyên tố hoá học
– Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
– Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
– Tính được khối lượng nguyên tử trung bình dựa vào khối lượng và phần trăm số nguyên tử của các đồng
vị theo phổ khối lượng được cung cấp.
NTHH(2)
NTHH(1) THTN(3)
×
×
×
4
Bài 3. Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
– Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO).
NTHH(2)
NTHH(1)



TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
9

lOMoARcPSD|9997659
STT
Nội dung
Hoạt động
Năng lực Hoá học
Năng lực chung
TC, TH
GT, HT
GQVĐ
– Mô tả được hình dạng một số AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
– Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp.
– Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
– Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
– Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
NTHH(2)
THTN(1) NTHH(2)
VDKK(2) THTN(2)
THTN(2) VDKK(2)
THTN(2) VDKK(2)
5
Bài 4. Ôn tập chương 1
Xây dựng được sơ đồ hệ thống hoá kiến thức, vận dụng giải các bài tập lí thuyết và phát hiện, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
VDKK(3)
×
×
×
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn
6
Bài 5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
– Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
NTHH(1)



10
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Downloaded by Golden Arowana ([email protected])

lOMoARcPSD|9997659
STT
Nội dung
Hoạt động
Năng lực Hoá học
Năng lực chung
TC, TH
GT, HT
GQVĐ
– Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron).
– Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).
– Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron và dựa theo tính chất hoá học).
NTHH(1)
NTHH(1)
THTN(2)
7
Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong một nhóm
– Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A)
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
THTN(2) VDKK(2)
THTN(2) VDKK(2)
×
×
×
8
Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
– Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và hydroxide theo chu kì.
– Viết được PTHH minh hoạ.
NTHH(1)
NTHH(2) THTN(2)



TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
11

lOMoARcPSD|9997659
STT
Nội dung
Hoạt động
Năng lực Hoá học
Năng lực chung
TC, TH
GT, HT
GQVĐ
9
Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
– Phát biểu được định luật tuần hoàn.
– Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí với tính chất và ngược lại.
NTHH(1) THTN(2)
×
×
×
10
Bài 9. Ôn tập chương 2
Xây dựng được sơ đồ hệ thống hoá kiến thức, vận dụng giải các bài tập lí thuyết và phát hiện, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
VDKK(3)
×
×
×
Chương 3. Liên kết hoá học
11
Bài 10. Quy tắc octet
Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A.
NTHH(2) VDKK(3)
×
×
×
12
Bài 11.
Liên kết ion
– Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion. – Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl.
– Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường.
– Lắp được mô hình tinh thể NaCl.
NTHH(2) NTHH(1) THTN(2)
VDKK(1)
×
×
×
13
Bài 12. Liên kết cộng hoá trị
– Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị khi áp dụng quy tắc octet.
NTHH(2)
– Viết phương trình hoá học, xác định phản ứng đã toả nhiệt vào dung dịch hay thu nhiệt từ dung dịch.
c) Sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
– HS điền dấu để xác định được phản ứng toả nhiệt và thu nhiệt vào bảng.
Dung dịch HCl
Dung dịch NaOH
Dung dịch sau phản ứng

Quá trình
Phản ứng hoá học chính
Phân loại
Toả nhiệt
Thu nhiệt
Đốt cháy than đá C(s) + O2(g) → CO2(g)
Sản xuất vôi sống từ đá vôi CaCO3(s) → CaCO3(s) + CO2(g)
– HS phát biểu được khái niệm:


Đốt cháy butane khi đun bếp gas
2C4H10(g) + 13O2(g) → 8CO2(g) + 10H2O(g)
2Al(OH)3(s) → Al2O3(s) + 3H2O(g)

Sản xuất aluminium oxide từ aluminium hydroxide
×
+ Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học kèm theo sự hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Nhiệm vụ 2:
– HS tiến hành thí nghiệm, đo và ghi số liệu nhiệt độ các dung dịch vào bảng. – PTHH của phản ứng trung hoà:
NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 Downloaded by Golden Arowana ([email protected])
41

42
– Nhận xét: nhiệt độ dung dịch tăng lên, chứng tỏ phản ứng toả nhiệt.
d) Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của HS.
Hoạt động 2.2. Biến thiên enthalpy của phản ứng
a) Mục tiêu
– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt dưới góc độ năng lượng (enthalpy).
– Nêu được khái niệm điều kiện chuẩn.
– Trình bày được khái niệm biến thiên enthalpy chuẩn. Giải thích được ý nghĩa các kí
tự, chữ và số trong kí hiệu Ho . r 298
– Nêu được ý nghĩa về dấu và độ lớn của biến thiên enthalpy.
b) Nội dung
Nhiệm vụ 3:
– Đọc mục II.1. Biến thiên enthalpy ở SGK trang 82−83, hãy chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Trong thực tế, phần lớn các phản ứng xảy ra ở điều kiện nào?
A. Thể tích không đổi. B. Áp suất không đổi.
C. Nhiệt độ không đổi. D. Số mol không đổi.
Câu 2. Nhiệt phản ứng (nhiệt lượng toả ra hay thu vào của một phản ứng) ở điều kiện áp suất không đổi được gọi là
A. biến thiên enthalpy của phản ứng. B. biến thiên nhiệt độ của phản ứng.
C. biến thiên số mol của phản ứng. D. biến thiên khối lượng của phản ứng. Câu 3. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được kí hiệu là
A. +Q. B. −Q. C. rH. D. H.
– Đọc mục II.2. Biến thiên enthalpy chuẩn ở SGK trang 83, hãy chọn một phương án
đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 4. Biến thiên enthalpy của một phản ứng phụ thuộc vào
A. nhiệt độ, áp suất và thể tồn tại của các chất. B. nhiệt độ và áp suất.
C. thể tồn tại của các chất. D. Áp suất.
Câu 5. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là
A. 298 K (25 oC). B. 273 K (0 oC). C. 0 K (−273 oC). D. 373 K (100 oC).
Câu 6. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là nhiệt lượng (toả ra hay thu vào) kèm theo phản ứng đó ở điều kiện nào?
A. Điều kiện thường. B. Điều kiện tiêu chuẩn. C. Điều kiện chuẩn. D. Điều kiện lí tưởng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top