daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Văn hóa cư trú Hàn Quốc



Lý do chọn đề tài............................................................................................2
1.1. Lý do khoa học............................................................................................2
1.2. Lý do thực tiễn............................................................................................2

1.

Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hóa cư trú của người Hàn Quốc...............3
2.1. Khái quát về không gian văn hóa Hàn Quốc........................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.................................................................3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên Hàn Quốc.....................................................................4
2.3. Đặc trưng văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.....................................................7
2.3.1.Đặc điểm, phân loại, cấu trúc......................................................................7
2.3.2.Nguyên vật liệu tạo nên nhà ở Hàn Quốc.....................................................12
2.3.3. Hệ thống sưởi Ondol.............................................................................13
2.3.4. Nghệ thuật trang trí nhà của người Hàn Quốc...............................................15
2.4. Sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến văn hóa cư trú hiện đại của người Hàn
Quốc............................................................................................................17
Hanok - kiến trúc nhà truyền thống của người Hàn Quốc có lịch sử kéo dài suốt từ thời
Tam Quốc cho tới cuối Triều đại Joseon (1392-1910) gần như không có sự thay đổi:.....17
2.5. So sánh với văn hóa cư trú truyền thống của của người Việt Nam..........................19
2.5.1. Nét tương đồng trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc...........................19
2.5.2 Nét khác biệt trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc...............................19

3. Kết luận........................................................................................................21
4. Tài liệu tham khảo...........................................................................................22

1


SỰ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN QUA VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA
NGƯỜI HÀN QUỐC
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khoa học.
Hàn Quốc từ xa xưa được mệnh danh là núi vàng biển bạc với những đặc trưng về điều
kiện từ nhiên tiêu biểu của khu vực Đông Bắc Á, đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng
bởi nét năng động, hiện đại mà còn nổi tiếng bởi một nền văn hoá truyền thống lâu đời
được giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử đã khiến cho Hàn Quốc trở thành
quốc gia có sức hút, sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt
những nét đặc trưng trong các yếu tố về tự nhiện đã tác động mạnh mẽ đến nền văn hoá
của quốc gia này.
Nét văn hoá truyền thống lâu đời của đất nước Hàn quốc được thể hiện rõ nét qua ba yếu
tố ăn - mặc - ở. Trong đó phải kể đến yểu tố ở - ngôi nhà của người Hàn Quốc, nơi trú ẩn
để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, thể hiện rõ mối liên kết giữa yếu tố tự nhiên trong
quan hệ với con người. Kiến trúc nhà ở của người Hàn Quốc với những nét phong cách
độc đáo riêng biệt phù hợp với khí hậu, địa hình mà không có quốc gia nào có, đ ây cũng
là một nét văn hoá nổi bật trong sinh hoạt của người Hàn Quốc.
1.2. Lý do thực tiễn.
Là một sinh viên Văn hóa học, tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc là một trong những điều cần
thiết, giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức, phục vụ cho công việc học tập và tương lai
ra trường đi làm.

2


Đây là đề tài giúp sinh viên vận dụng các kiến thức để thể hiện rõ mối quan hệ của tự
nhiên và con người (ở đây là Hàn Quốc), đồng thời nắm vững các kiến thức môn Địa văn
hoá thể giới.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt Nam hiện
tại. Nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc, cụ thể là về kiến trúc nhà ở của Hàn Quốc sẽ đáp ứng

các nhu cầu phát triển du lịch, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa hai nước.
2. Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.
2.1. Khái quát về không gian văn hóa Hàn Quốc.
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
Hàn quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á,vị trí bán đảo nối liền đại lục và nhìn
ra đaị dương. Cách các đảo Honshū và Kyūshū của Nhật Bảnkhoảng 200 km (124 mi) ở
phía đông nam qua Eo biển Triều Tiên. Cách bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc về phía
tây. Bờ biển phía tây của bán đảo này được bao quanh bởi các vịnh Triều Tiên ở phía
bắc, Hoàng Hải và Eo biển Triều Tiên ở phía nam, phía đông bờ biển được bao quanh
bởi Biển Nhật Bản.
Đường ranh giới giữa hai miền Triều Tiên là vĩ tuyến 38°. Sau Chiến tranh Triều
Tiên, Khu phi quân sự Liên Triều (DMZ) được hình thành như là ranh giới giữa hai miền.
Khu phi quân sự được canh gác cẩn mật, với một dải đất rộng 4.000 mét chạy dọc theo
biên giới thành lập bởi những Hiệp định đình chiến Liên Triều, từ bờ biển phía đông sang
bờ tây dài khoảng 241 km (238 km hình thành nên biên giới trên đất liền với Bắc Triều
Tiên).
Tổng diện tích toàn bán đảo Triều Tiên bao gồm cả những hòn đảo là 223,170 km².
Khoảng 44.6% (98,477 km²) của trong tổng số này, trừ các khu vực trong khu phi quân
sự là lãnh thổ là của Hàn Quốc.

3


2.1.2. Điều kiện tự nhiên Hàn Quốc.
• Địa hình.
Trên 70% diện tích của Hàn Quốc là đồi núi gập ghềnh. Các dãy núi trải dài dọc theo bờ
biển phía đông dốc thẳng về phía biển đông. Những ngọn núi thấp dần về phía đồng bằng
ven biển, nơi tập trung phần lớn cây trồng nông nghiệp của Hàn Quốc đặc biệt là lúa gạo.
Những vị khách Châu Âu đến đây đã nhận xét bán đảo này giống như "mặt biển trong
trận cuồng phong" bởi vì các số lượng lớn dãy núi lan tỏa khắp bán đảo. Những ngọn núi

cao nhất nằm Bắc Triều Tiên. Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc Hallasan (1,950 m), nó là
đỉnh của núi lửa tạo thành Đảo Jeju. Có ba dãy núi lớn Hàn Quốc: núi Taebaek Núi, dãy
Sobaek và núi Jiri.
Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt
động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại
bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển,
đặc biệt là bờ biển phía tây, và dọc theo con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng
bằng Sông Hán nằm xung quanh Seoul, Pyeongtaek ven biển phía tây nam của Seoul, các
lưu vực sông Geum Sông, Sông Nakdong, và Yeongsan, Honam ở phía tây nam. Một dải
đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông.
• Khí hậu.
Là một phần của Đới khí hậu gió mùa Đông Á là sự kết hợp giữa khí hậu lục địa và khí
hậu biển , Hàn Quốc có khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt. Sự di chuyển của khối không
khí từ lục địa châu Á gây sức ảnh hưởng lớn hơn tới thời tiết của Hàn Quốc so với không
khí chuyển động từ Thái Bình Dương.
Hàn Quốc có khí hậu lạnh, mùa đông khắc nghiệt, có nhiều tuyết, mùa đông kéo dài và
không có một loại cây nào có thể phát triển được. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa
hè ẩm ướt.
4


Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 6 O C
(430F) đến 16 O C (610F). Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong
năm là từ 19 O C (660F) đến 27 O C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng,
tháng lạnh nhất trong năm từ -8 O C (170F) đến 7 O C (430F).
• Sông ngòi
Lượng sông ngòi của bán đảo Triều Tiên tương đối nhiều. Hệ thống này đã đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống văn hóa của người dân và công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hàn Quốc.
Hai con sông dài nhất của bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu 790km) và Dumangang

(Tumen 521km). Khởi nguồn của hai con sông này đều bắt nguồn từ núi Baekdusan.
Chúng lần lượt đổ xuống theo hướng tây và đông, hình thành biên giới phía bắc của bán
đảo.
Còn ở phía nam bán đảo, hai con sông chính đó là sông Nakdonggang (525km) và sông
Hangang (494 km). Sông Hangang chảy qua thủ đô Seoul. Nó được coi là long mạch của
khu vực trung tâm đất nước Hàn Quốc.
Do được bao quanh bởi ba phía là đại dương nên nó đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
2.2. Khái quát về văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.
Qua các giai đoạn lịch sử :
Thời tiền sử: các cư dân sống trong hang động, hang đá. Những ngôi nhà này với chức
năng cơ bản là bếp lửa, ăn ngủ và không gian làm việc.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng vào 3 thời kì nhà ở tiền sử của người Triều Tiên
bao gồm :nhà hầm, nhà gỗ, nhà sàn. Nhà hầm được biết với kiến trúc hố sâu từ 205


150cm, có vỏ và đất sét bao xung quanh để tránh mưa gió, hầu hết nằm ở trên đồi. Nhà
gỗ được cấu tạo từ những miếng gỗ ghép lại, giữa cac ngăn các khe người ta trét đất sét
vào để ngăn gió. Nhà sàn có nguồn gốc từ Miền Nam với mục đích là kho dự trữ gạo.
Thời tam quốc: đã xuất hiện Ondol, hệ thống sưởi độc đáo của Hàn Quốc. Ondol xuất
hiện vào thế kĩ thứ 7. Thời kì này vẫn có một số người sống trong hầm, số khác sống
trên nhà sàn. Qua các thời kì sau đó kiến trúc nhà được phát triển thành Hanok ngày nay,
với nhà sàn hình vuông được chia thành nhà bếp và một phòng khác gợi nhớ hình ảnh
nhà hầm thời tiền sử.
Nhà riêng của tầng lớp thượng lưu thời đại Joseon thường được chia thành các khu vực
cánh trong (anchae) và cánh ngoài (sarangchae). Cửa chính liên kết trực tiếp vớí
Sarangchae, còn Anchae được xây phiá bên trong đằng sau dãy tường gắn liền với cửa
trong, nhằm để nó không được nhìn thấy từ bên ngoài. Cánh trong (anchae) là khu vực
phòng của nữ giới đặt ở phiá sau nhà và cũng là nơi tụ họp cả gia đình. Do vậy không có
gì ngạc nhiên nếu ta thấy căn phòng này được trang bị một tủ quần áo, chăn màn và các

đồ dùng cá nhân khác. Cánh ngoài (sarangchae) là khu vực phiá ngoài dành cho nam giới
(thường là chủ gia đình), là nơi tiếp khách của cả nhà.
Kiểu nhà truyền thống của người Hàn Quốc mang tên là Hanok. Hanok (trong thời cận
đại gọi là Hàn Ốc) là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Triều Tiên và
người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đều được thiết kế, sử
dụng cho cả quý tộc cũng như nông dân.
Kiểu nhà truyền thống ở Hàn Quốc đã tồn tại qua hàng thiên niên kỷ, vẫn giữ nguyên và
ít thay đổi từ thời 3 Vương quốc (57 trước CN – 668 sau CN) đến cuối thời Choson
(1392 – 1910).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học quốc gia Hà Nội với môi trường đại học Luận văn Sư phạm 2
L Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 2
G Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực Văn hóa, Xã hội 0
K Sự thích ứng của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội đối với phương pháp dạy học hiện đại Văn hóa, Xã hội 0
L Sự thích ứng của cán bộ giảng dạy đối với việc đánh giá chất lượng học tập bằng trắc nghiệm khách qu Văn hóa, Xã hội 0
M Việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (Qua khảo sát tại thà Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội Tâm lý học đại cương 0
L Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Kho Tâm lý học đại cương 2
D Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng trường Tâm lý học đại cương 0
L Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top